Coca-Cola ngừng sản xuất ở Venezuela
Tín hiệu mới nhất cho thấy cuộc khủng hoảng đang bóp nghẹt Venezuela tới mức nào
Hãng nước ngọt Coca-Cola mới đây đã tuyên bố ngừng toàn bộ hoạt động sản xuất ở Venezuela, quốc gia Nam Mỹ đang ở trong tình trạng khủng hoảng, do thiếu đường.
Trang Aljazeera cho rằng, động thái này của Coca-Cola là tín hiệu mới nhất cho thấy cuộc khủng hoảng kinh tế-chính trị-xã hội đang bóp nghẹt đất nước giàu tài nguyên dầu lửa này tới mức nào.
Trong một tuyên bố được đưa ra, Coca-Cola nói rằng 90% hoạt động sản xuất của họ đòi hỏi phải có đường làm nguyên liệu đầu vào. Bởi vậy, việc không mua được đường ở Venezuela khiến hãng phải ngừng sản xuất ở nước này.
“Nhưng chúng tôi sẽ không đóng cửa văn phòng ở Venezuela vào thời điểm này. Chúng tôi chưa có kế hoạch rút khỏi Venezuela”, tuyên bố cho biết.
Giá dầu giảm sâu và các biện pháp quản lý kinh tế sai lầm đã đẩy Venezuela nhích dần tới bờ vực của sự suy sụp.
Trước khi Coca-Cola ngừng sản xuất ở Venezuela, hãng bia lớn nhất và nổi tiếng nhất nước này là Empresas Polar đã phải đóng cửa các nhà máy do thiếu lúa mạch để sản xuất bia.
Thiếu thực phẩm, thuốc men và các hàng hóa thiết yếu khác đang bóp nghẹt cuộc sống của người dân Venezuela.
“Nếu bạn tới siêu thị, bạn sẽ không tìm thấy sữa, gạo hay mỳ”, ông David Milde, thành viên cấp cao của WOLA, một tổ chức nhân quyền ở châu Mỹ, nói về tình hình ở Venezuela. “Bạn có thể mua sữa chua, bánh quy, hay chân gà đông lạnh, nhưng tất cả đều có giá vượt tầm ngân sách của ngươi bình thường”.
Nhiều người Venezuela hiện nay không có đủ thời gian để xếp hàng chờ đến lượt mua thực phẩm ở siêu thị. Một số người có thời gian thì xếp hàng để mua thực phẩm rồi bán lại với giá cao hơn.
Hôm thứ Sáu tuần trước, Tòa án Tối cáo Venezuela trao thêm quyền cho Tổng thống nước này Nicolas Maduro nhằm đối phó với cuộc khủng hoảng. Sắc lệnh của tòa án cho phép ông Maduro áp dụng các biện pháp an ninh chặt chẽ hơn trên phạm vi toàn quốc trong bối cảnh các cuộc biểu tình phản đối tình trạng thiếu thực phẩm ngày càng lan rộng.
Cho tới hiện tại, cả Chính phủ của ông Maduro và phe đối lập nắm quyền kiểm soát Quốc hội nước này chưa đưa ra được bất kỳ giải pháp thực tế nào cho cuộc khủng hoảng. Thay vào đó, dường như họ chỉ chờ giá dầu tăng trở lại.
Trang Aljazeera cho rằng, động thái này của Coca-Cola là tín hiệu mới nhất cho thấy cuộc khủng hoảng kinh tế-chính trị-xã hội đang bóp nghẹt đất nước giàu tài nguyên dầu lửa này tới mức nào.
Trong một tuyên bố được đưa ra, Coca-Cola nói rằng 90% hoạt động sản xuất của họ đòi hỏi phải có đường làm nguyên liệu đầu vào. Bởi vậy, việc không mua được đường ở Venezuela khiến hãng phải ngừng sản xuất ở nước này.
“Nhưng chúng tôi sẽ không đóng cửa văn phòng ở Venezuela vào thời điểm này. Chúng tôi chưa có kế hoạch rút khỏi Venezuela”, tuyên bố cho biết.
Giá dầu giảm sâu và các biện pháp quản lý kinh tế sai lầm đã đẩy Venezuela nhích dần tới bờ vực của sự suy sụp.
Trước khi Coca-Cola ngừng sản xuất ở Venezuela, hãng bia lớn nhất và nổi tiếng nhất nước này là Empresas Polar đã phải đóng cửa các nhà máy do thiếu lúa mạch để sản xuất bia.
Thiếu thực phẩm, thuốc men và các hàng hóa thiết yếu khác đang bóp nghẹt cuộc sống của người dân Venezuela.
“Nếu bạn tới siêu thị, bạn sẽ không tìm thấy sữa, gạo hay mỳ”, ông David Milde, thành viên cấp cao của WOLA, một tổ chức nhân quyền ở châu Mỹ, nói về tình hình ở Venezuela. “Bạn có thể mua sữa chua, bánh quy, hay chân gà đông lạnh, nhưng tất cả đều có giá vượt tầm ngân sách của ngươi bình thường”.
Nhiều người Venezuela hiện nay không có đủ thời gian để xếp hàng chờ đến lượt mua thực phẩm ở siêu thị. Một số người có thời gian thì xếp hàng để mua thực phẩm rồi bán lại với giá cao hơn.
Hôm thứ Sáu tuần trước, Tòa án Tối cáo Venezuela trao thêm quyền cho Tổng thống nước này Nicolas Maduro nhằm đối phó với cuộc khủng hoảng. Sắc lệnh của tòa án cho phép ông Maduro áp dụng các biện pháp an ninh chặt chẽ hơn trên phạm vi toàn quốc trong bối cảnh các cuộc biểu tình phản đối tình trạng thiếu thực phẩm ngày càng lan rộng.
Cho tới hiện tại, cả Chính phủ của ông Maduro và phe đối lập nắm quyền kiểm soát Quốc hội nước này chưa đưa ra được bất kỳ giải pháp thực tế nào cho cuộc khủng hoảng. Thay vào đó, dường như họ chỉ chờ giá dầu tăng trở lại.