Công bố thông tin của doanh nghiệp niêm yết: Chây ì là “trảm”
Chỉ sau vài ngày bị cảnh cáo toàn thị trường vì chậm công bố thông tin, DCC đã bị HSX tạm dừng giao dịch
Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HSX) hôm qua đã “nhanh tay” công bố thông tin DCC - cổ phiếu của Công ty Cổ phần Xây dựng Công nghiệp - sẽ bị tạm dừng giao dịch vì chậm công bố thông tin tài chính.
Không để có những DVD “phẩy”
Sau vụ việc DVD, giới đầu tư trở nên dè chừng với tất cả các doanh nghiệp niêm yết có kết quả kinh doanh lỗ mà chây ì trong việc công bố thông tin, nhất là liên quan đến báo cáo tài chính định kỳ, báo cáo tài chính kiểm toán.
Rà lại những thông báo gần đây của hai sở, có khá nhiều doanh nghiệp rơi vào tình trạng này. Chủ yếu là các doanh nghiệp niêm yết chậm công bố thông tin về báo cáo tài chính quý hoặc báo cáo bán niêm có soát xét kiểm toán. Cũng có một vài doanh nghiệp chậm báo cáo thường niêm 2010 và thậm chí cả báo cáo tài chính quý 1/2011.
Trường hợp của DVD không thể phủ nhận sự kém sâu sát của cơ quan quản lý niêm yết, mà cụ thể là HSX. Những văn bản nhắc nhở được gửi đi đều đặn nhưng tất cả đều không sủi tăm, không phản hồi, thậm chí không liên lạc được với người đại diện. Vậy mà DVD vẫn có khoảng thời gian nhiều tháng để giao dịch, bất chấp nhà đầu tư “mù tịt” thông tin. HSX đã làm đúng các quy định nhưng chưa đủ đối với trường hợp của DVD khi doanh nghiệp này liên tục thay đổi ban lãnh đạo, tình trạng hoạt động có nhiều nghi vấn.
Để không lặp lại những DVD “phẩy”, ngày 9/9/2011, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã có yêu cầu gửi hai Sở tăng cường giám sát việc thực hiện chế độ báo cáo, công bố thông tin của tổ chức niêm yết, cổ đông nội bộ, cổ đông lớn và người có liên quan.
Điểm “mạnh tay” trong văn bản này là đối với các trường hợp tổ chức niêm yết vi phạm nhiều lần hoặc tình hình tài chính có dấu hiệu không minh bạch, các sở cần có biện pháp xác minh, làm rõ thay vì chỉ nhắc nhở. Thêm vào đó, các sở cần sửa đổi, bổ sung quy chế niêm yết, giao dịch để tùy theo mức độ vi phạm áp dụng các biện pháp như: tạm đình chỉ giao dịch đối với các đối tượng là cổ đông nội bộ, cổ đông lớn, người có liên quan; tạm ngừng giao dịch và huỷ niêm yết đối với tổ chức niêm yết có hành vi vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm chế độ báo cáo, công bố thông tin.
Trường hợp của DCC là đầu tiên khi các Sở tuân thủ quan điểm nói trên. Ngày 9/9 HSX có quyết định cảnh cáo trên toàn thị trường đối với DCC vì liên tục chậm công bố thông tin. Ngày 14/9 HSX đã quyết định tạm ngừng giao dịch cổ phiếu này từ ngày 16/9. Lật lại quá khứ thì từ ngày 31/8 trở về trước, HSX đã hai lần nhắc nhở DCC công bố thông tin báo cáo thường niên 2010, báo cáo tài chính quý 1, quý 2/2011 và soát xét 6 tháng năm 2011.
Chây ì là “trảm”
Điệp khúc doanh nghiệp chậm công bố thông tin (thường là kết quả kinh doanh hay báo cáo kiểm toán), sở gửi văn bản nhắc nhở, doanh nghiệp phân bua rồi lại đâu vào đó đã tái diễn rất nhiều.
Dĩ nhiên với trường hợp quá nặng như DVD hay DCC, cơ quan quản lý khó lòng bỏ qua, nhưng với những trường hợp chậm báo cáo quý, các bên chỉ công văn đi công văn lại cho đúng quy định còn chậm vẫn hoàn chậm.
Lý do thì đủ thứ, từ kế toán nghỉ đến phần mềm hỏng, rồi nhiều công ty con ở xa... Doanh nghiệp phân bua thì lý do nào cũng “ngọt” cả, chỉ cơ quan quản lý có “cho qua” hay không mà thôi.
Một điểm mà nhà đầu tư khó chấp nhận, là nghĩa của doanh nghiệp phải công bố thông tin theo quy định. Lý do hoàn toàn từ phía chủ quan của doanh nghiệp, do quản trị kém, công tác kế toán chưa tốt... thì là trách nhiệm của doanh nghiệp. Không thể lấy lý do đó để bỏ qua quy định pháp luật được.
Bà Vũ Thị Kim Liên, Phó chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cho biết liên tục vừa qua có các vi phạm công bố thông tin của doanh nghiệp niêm yết. Nhiều tổ chức niêm yết chậm công bố tình hình tài chính với nhiều lý do. Tuy nhiên Ủy ban chỉ chấp nhận với những yếu tố bất khả kháng mới được chậm. Những lý do như phần mềm hỏng, các đơn vị ở xa... không được chấp nhận. “Ủy ban sẽ chỉ đạo sở tăng cường giám sát và có ý kiến phản hồi ngay không chấp thuận việc chậm công bố thông tin với những trường hợp như vậy”, bà Liên nói.
Đặc biệt đối với các doanh nghiệp niêm yết lỗ mà chậm công bố thông tin, Uỷ ban Chứng khoán đang yêu cầu rà soát chặt, có công văn yêu cầu báo cáo giải trình cụ thể việc chậm báo cáo. Những giải trình này sẽ công bố công khai và cơ quan quản lý sẽ xử lý các vi phạm. Thậm chí có trường hợp sở sẽ phải xuống tận doanh nghiệp nắm tình hình thực tế.
Đặc biệt, từ kinh nghiệm của trường hợp DVD, dự thảo nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Chứng khoán và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán mới sẽ đưa vào thêm những điều khoản để hủy niêm yết. Một số nội dung bổ sung quan trọng là doanh nghiệp sẽ bị hủy niêm yết nếu kết quả kinh doanh lỗ trong 3 năm liên tục hoặc tổng số lỗ vượt quá vốn điều lệ thực góp trong báo cáo tài chính kiểm toán năm gần nhất. Doanh nghiệp vi phạm thường xuyên nghĩa vụ công bố thông tin; cơ quan quản lý phát hiện có giả mạo hồ sơ niêm yết hoặc hồ sơ niêm yết có thông tin sai lệch nghiêm trọng.
Bà Liên cũng cho biết có thể tính tới cả việc hủy niêm yết với doanh nghiệp không thể chưng dụng được kiểm toán, không công bố báo cáo tài chính định kỳ quá 3 lần trở lên...
Không để có những DVD “phẩy”
Sau vụ việc DVD, giới đầu tư trở nên dè chừng với tất cả các doanh nghiệp niêm yết có kết quả kinh doanh lỗ mà chây ì trong việc công bố thông tin, nhất là liên quan đến báo cáo tài chính định kỳ, báo cáo tài chính kiểm toán.
Rà lại những thông báo gần đây của hai sở, có khá nhiều doanh nghiệp rơi vào tình trạng này. Chủ yếu là các doanh nghiệp niêm yết chậm công bố thông tin về báo cáo tài chính quý hoặc báo cáo bán niêm có soát xét kiểm toán. Cũng có một vài doanh nghiệp chậm báo cáo thường niêm 2010 và thậm chí cả báo cáo tài chính quý 1/2011.
Trường hợp của DVD không thể phủ nhận sự kém sâu sát của cơ quan quản lý niêm yết, mà cụ thể là HSX. Những văn bản nhắc nhở được gửi đi đều đặn nhưng tất cả đều không sủi tăm, không phản hồi, thậm chí không liên lạc được với người đại diện. Vậy mà DVD vẫn có khoảng thời gian nhiều tháng để giao dịch, bất chấp nhà đầu tư “mù tịt” thông tin. HSX đã làm đúng các quy định nhưng chưa đủ đối với trường hợp của DVD khi doanh nghiệp này liên tục thay đổi ban lãnh đạo, tình trạng hoạt động có nhiều nghi vấn.
Để không lặp lại những DVD “phẩy”, ngày 9/9/2011, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã có yêu cầu gửi hai Sở tăng cường giám sát việc thực hiện chế độ báo cáo, công bố thông tin của tổ chức niêm yết, cổ đông nội bộ, cổ đông lớn và người có liên quan.
Điểm “mạnh tay” trong văn bản này là đối với các trường hợp tổ chức niêm yết vi phạm nhiều lần hoặc tình hình tài chính có dấu hiệu không minh bạch, các sở cần có biện pháp xác minh, làm rõ thay vì chỉ nhắc nhở. Thêm vào đó, các sở cần sửa đổi, bổ sung quy chế niêm yết, giao dịch để tùy theo mức độ vi phạm áp dụng các biện pháp như: tạm đình chỉ giao dịch đối với các đối tượng là cổ đông nội bộ, cổ đông lớn, người có liên quan; tạm ngừng giao dịch và huỷ niêm yết đối với tổ chức niêm yết có hành vi vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm chế độ báo cáo, công bố thông tin.
Trường hợp của DCC là đầu tiên khi các Sở tuân thủ quan điểm nói trên. Ngày 9/9 HSX có quyết định cảnh cáo trên toàn thị trường đối với DCC vì liên tục chậm công bố thông tin. Ngày 14/9 HSX đã quyết định tạm ngừng giao dịch cổ phiếu này từ ngày 16/9. Lật lại quá khứ thì từ ngày 31/8 trở về trước, HSX đã hai lần nhắc nhở DCC công bố thông tin báo cáo thường niên 2010, báo cáo tài chính quý 1, quý 2/2011 và soát xét 6 tháng năm 2011.
Chây ì là “trảm”
Điệp khúc doanh nghiệp chậm công bố thông tin (thường là kết quả kinh doanh hay báo cáo kiểm toán), sở gửi văn bản nhắc nhở, doanh nghiệp phân bua rồi lại đâu vào đó đã tái diễn rất nhiều.
Dĩ nhiên với trường hợp quá nặng như DVD hay DCC, cơ quan quản lý khó lòng bỏ qua, nhưng với những trường hợp chậm báo cáo quý, các bên chỉ công văn đi công văn lại cho đúng quy định còn chậm vẫn hoàn chậm.
Lý do thì đủ thứ, từ kế toán nghỉ đến phần mềm hỏng, rồi nhiều công ty con ở xa... Doanh nghiệp phân bua thì lý do nào cũng “ngọt” cả, chỉ cơ quan quản lý có “cho qua” hay không mà thôi.
Một điểm mà nhà đầu tư khó chấp nhận, là nghĩa của doanh nghiệp phải công bố thông tin theo quy định. Lý do hoàn toàn từ phía chủ quan của doanh nghiệp, do quản trị kém, công tác kế toán chưa tốt... thì là trách nhiệm của doanh nghiệp. Không thể lấy lý do đó để bỏ qua quy định pháp luật được.
Bà Vũ Thị Kim Liên, Phó chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cho biết liên tục vừa qua có các vi phạm công bố thông tin của doanh nghiệp niêm yết. Nhiều tổ chức niêm yết chậm công bố tình hình tài chính với nhiều lý do. Tuy nhiên Ủy ban chỉ chấp nhận với những yếu tố bất khả kháng mới được chậm. Những lý do như phần mềm hỏng, các đơn vị ở xa... không được chấp nhận. “Ủy ban sẽ chỉ đạo sở tăng cường giám sát và có ý kiến phản hồi ngay không chấp thuận việc chậm công bố thông tin với những trường hợp như vậy”, bà Liên nói.
Đặc biệt đối với các doanh nghiệp niêm yết lỗ mà chậm công bố thông tin, Uỷ ban Chứng khoán đang yêu cầu rà soát chặt, có công văn yêu cầu báo cáo giải trình cụ thể việc chậm báo cáo. Những giải trình này sẽ công bố công khai và cơ quan quản lý sẽ xử lý các vi phạm. Thậm chí có trường hợp sở sẽ phải xuống tận doanh nghiệp nắm tình hình thực tế.
Đặc biệt, từ kinh nghiệm của trường hợp DVD, dự thảo nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Chứng khoán và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán mới sẽ đưa vào thêm những điều khoản để hủy niêm yết. Một số nội dung bổ sung quan trọng là doanh nghiệp sẽ bị hủy niêm yết nếu kết quả kinh doanh lỗ trong 3 năm liên tục hoặc tổng số lỗ vượt quá vốn điều lệ thực góp trong báo cáo tài chính kiểm toán năm gần nhất. Doanh nghiệp vi phạm thường xuyên nghĩa vụ công bố thông tin; cơ quan quản lý phát hiện có giả mạo hồ sơ niêm yết hoặc hồ sơ niêm yết có thông tin sai lệch nghiêm trọng.
Bà Liên cũng cho biết có thể tính tới cả việc hủy niêm yết với doanh nghiệp không thể chưng dụng được kiểm toán, không công bố báo cáo tài chính định kỳ quá 3 lần trở lên...