Công nghệ cảm ứng vào quán ăn
Ứng dụng công nghệ kỹ thuật số trong việc chọn thức ăn trên màn hình cảm ứng đang ngày một trở nên phổ biến
Nếu bạn là một khách hàng của chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh (fastfood) như KFC, Lotteria, Pizza Hut, Jollibee hay các tiệm cà phê theo phong cách hiện đại như Highlands Coffee, The Coffee Bean & Tea Leaf, Gloria Jean’s Coffee… bạn sẽ thấy quen thuộc với hình ảnh các nhân viên phục vụ “múa” ngón tay trên các màn hình cảm ứng khi nhận yêu cầu từ khách.
Ứng dụng công nghệ kỹ thuật số trong việc chọn thức ăn trên màn hình cảm ứng (touch screen) đang ngày một trở nên phổ biến tại các nhà hàng, quán ăn theo phong cách fastfood và take away (mua và mang đi) ở Tp.HCM, Hà Nội và cả ở các hàng quán quy mô nhỏ như quán chè, quán trà sữa, các quầy bán cà phê và bánh ngọt...
Nhiều nhà hàng, quán cà phê còn trang bị cho các nhân viên phục vụ cả máy PDA (Personal Digital Assistant – thiết bị hỗ trợ cá nhân) để lưu lại những yêu cầu của thực khách, thay vì phải cầm sổ và bút để ghi chép.
Với những thao tác đơn giản, các nhân viên phục vụ khi tiếp nhận yêu cầu từ khách hàng sẽ chọn các món ăn, thức uống trong thực đơn của nhà hàng bằng các thao tác chạm vào những biểu tượng hay liên kết trên màn hình cảm ứng, dữ liệu sẽ được lưu lại và chuyển đến bộ phận bếp để thực hiện “đơn đặt hàng”.
Nhanh, chính xác và tiện lợi
Người quản lý cửa hàng Pizza Hut trên đường Lê Thánh Tôn (quận 1, Tp.HCM) cho biết hệ thống Pizza Hut trên toàn cầu đang sử dụng máy bán hàng tự động hiệu Posiflex và công nghệ này đã mang đến sự tiện dụng trong khâu quản lý, điều hành.
“Công nghệ tự động này giúp việc quản lý doanh thu và kiểm soát việc bán hàng từ xa dễ dàng và chính xác hơn. Ngoài ra, ưu điểm thứ hai là nó giúp tiết kiệm thời gian trong quy trình chế biến thức ăn theo yêu cầu của khách hàng.”
Đồng thời với việc được gửi đến bộ phận bếp, dữ liệu được xử lý tự động để cho ra hóa đơn một cách chính xác và nhanh chóng hơn thao tác bằng tay.
Ông Lê Hoài Nam, Trưởng phòng Tiếp thị của KFC, giải thích tóm tắt rằng, khi khách hàng gọi món ăn, nhân viên phục vụ sẽ bấm chọn phần ăn trên máy Posiflex và thông tin này sẽ được chuyển tải vào bếp để thực hiện yêu cầu, đồng thời sẽ ra hóa đơn chi tiết cho khách. Toàn bộ quy trình này mất 1 phút 30 giây.
Qua khảo sát trên thị trường, phóng viên đã tìm đến nhà phân phối chính thức của Công ty Posiflex Technologies tại Việt Nam là Công ty TNHH Thương mại - Dịch vụ và Kỹ thuật Đỉnh Thiên. Một nhân viên kỹ thuật của Đỉnh Thiên là ông Nguyễn Anh Tuấn cho biết thiết bị bán hàng tự động Posiflex được sản xuất ở Đài Loan, chạy trên một phần mềm bán hàng được thiết kế theo yêu cầu của từng doanh nghiệp.
Điểm đặc biệt của phần mềm này là có mục ghi chú thêm (được gọi là comment) để ghi nhận những yêu cầu bổ sung của khách hàng. Khách hàng sẽ có từ 1-2 phút để thay đổi yêu cầu trước khi dữ liệu được truyền vào nhà bếp. Theo lời giải thích của ông Tuấn, máy Posiflex hoặc các thiết bị bán hàng tự động tương tự đều sử dụng cáp hoặc hệ thống mạng không dây (wireless) để truyền dữ liệu.
Một máy bán hàng tự động có thời gian sử dụng khoảng 7-10 năm kèm theo hai máy in nhỏ, một được đặt ở trong khu vực bếp và một đặt tại quầy thu ngân. Mỗi máy có thêm một pin sạc hoạt động từ 1-2 giờ phòng trường hợp mất điện.
Đại diện bán hàng của Công ty Đỉnh Thiên, ông Trần Quang Vinh, cho biết máy Posiflex cho phép lưu trữ thông tin về tên, ký hiệu của hơn 1.000 món ăn hay thức uống và giúp các nhân viên bán hàng theo dõi thông tin của khoảng 500 bàn tại một hệ thống nhà hàng, khách sạn quy mô lớn.
Ông Lê Hoài Nam cũng nhận định rằng công nghệ cảm ứng giúp cho việc quản lý chi phí chặt chẽ và chi tiết hơn thông qua những thông tin thống kê, tổng hợp mà máy Posiflex đã ghi nhận lại trong suốt quá trình bán hàng. Ngoài ra, máy còn tính toán và báo cáo tiêu chuẩn lượng thực phẩm cho các khẩu phần ăn được bán ra cũng như đưa ra những ước tính về doanh thu, lượt khách và phần ăn sẽ được bán ra trong thời gian tới.
Bài toán chi phí và giá thành
Mặc dù các máy bán hàng tự động đều có pin kèm theo nhưng hệ thống vẫn thường phải ngưng hoạt động vì cúp điện. Đại diện cửa hàng KFC trên đường Hai Bà Trưng (quận 1, Tp.HCM) kể rằng trong suốt buổi sáng bị ngắt điện hôm 13-10, cửa hàng phải treo biển tạm nghỉ để chờ đến khi có điện trở lại.
Người quản lý cửa hàng Pizza Hut trên đường Lê Thánh Tôn cũng thừa nhận rằng hệ thống máy bán hàng tự động giúp cho việc quản lý thuận lợi hơn nhưng mỗi khi hệ thống đường truyền Internet trục trặc thì việc kinh doanh của cửa hàng cũng gặp khó khăn theo.
Chưa kể, các hệ thống bán hàng tự động này cũng tương tự như hệ thống máy vi tính, nên khi kết nối mạng Internet thì cũng đối mặt với nguy cơ có thể bị nhiễm virus.Việc sử dụng thành thạo công nghệ cảm ứng này đòi hỏi nhân viên có trình độ hiểu biết để sử dụng và khai thác tối đa các tính năng của hệ thống máy Posiflex, ông Nam nói thêm.
Hiện tại, giá bán một chiếc máy Posiflex từ 1.200 Đô la Mỹ trở lên, máy in là từ 200 Đô la và việc sử dụng phần mềm có sẵn của nhà sản xuất có chi phí khoảng 1.000 Đô la. Đối với những nhà hàng, quán ăn chịu đầu tư thêm cho các nhân viên máy PDA thì chi phí tăng thêm không dưới 1.000 Đô la mỗi máy.
Chính bài toán chi phí cao đã khiến nhiều doanh nghiệp trong nước còn e ngại khi đầu tư cho công nghệ mới này, dù nó hiện đại và tiện dụng.
Tường Vi (TBKTSG)
Ứng dụng công nghệ kỹ thuật số trong việc chọn thức ăn trên màn hình cảm ứng (touch screen) đang ngày một trở nên phổ biến tại các nhà hàng, quán ăn theo phong cách fastfood và take away (mua và mang đi) ở Tp.HCM, Hà Nội và cả ở các hàng quán quy mô nhỏ như quán chè, quán trà sữa, các quầy bán cà phê và bánh ngọt...
Nhiều nhà hàng, quán cà phê còn trang bị cho các nhân viên phục vụ cả máy PDA (Personal Digital Assistant – thiết bị hỗ trợ cá nhân) để lưu lại những yêu cầu của thực khách, thay vì phải cầm sổ và bút để ghi chép.
Với những thao tác đơn giản, các nhân viên phục vụ khi tiếp nhận yêu cầu từ khách hàng sẽ chọn các món ăn, thức uống trong thực đơn của nhà hàng bằng các thao tác chạm vào những biểu tượng hay liên kết trên màn hình cảm ứng, dữ liệu sẽ được lưu lại và chuyển đến bộ phận bếp để thực hiện “đơn đặt hàng”.
Nhanh, chính xác và tiện lợi
Người quản lý cửa hàng Pizza Hut trên đường Lê Thánh Tôn (quận 1, Tp.HCM) cho biết hệ thống Pizza Hut trên toàn cầu đang sử dụng máy bán hàng tự động hiệu Posiflex và công nghệ này đã mang đến sự tiện dụng trong khâu quản lý, điều hành.
“Công nghệ tự động này giúp việc quản lý doanh thu và kiểm soát việc bán hàng từ xa dễ dàng và chính xác hơn. Ngoài ra, ưu điểm thứ hai là nó giúp tiết kiệm thời gian trong quy trình chế biến thức ăn theo yêu cầu của khách hàng.”
Đồng thời với việc được gửi đến bộ phận bếp, dữ liệu được xử lý tự động để cho ra hóa đơn một cách chính xác và nhanh chóng hơn thao tác bằng tay.
Ông Lê Hoài Nam, Trưởng phòng Tiếp thị của KFC, giải thích tóm tắt rằng, khi khách hàng gọi món ăn, nhân viên phục vụ sẽ bấm chọn phần ăn trên máy Posiflex và thông tin này sẽ được chuyển tải vào bếp để thực hiện yêu cầu, đồng thời sẽ ra hóa đơn chi tiết cho khách. Toàn bộ quy trình này mất 1 phút 30 giây.
Qua khảo sát trên thị trường, phóng viên đã tìm đến nhà phân phối chính thức của Công ty Posiflex Technologies tại Việt Nam là Công ty TNHH Thương mại - Dịch vụ và Kỹ thuật Đỉnh Thiên. Một nhân viên kỹ thuật của Đỉnh Thiên là ông Nguyễn Anh Tuấn cho biết thiết bị bán hàng tự động Posiflex được sản xuất ở Đài Loan, chạy trên một phần mềm bán hàng được thiết kế theo yêu cầu của từng doanh nghiệp.
Điểm đặc biệt của phần mềm này là có mục ghi chú thêm (được gọi là comment) để ghi nhận những yêu cầu bổ sung của khách hàng. Khách hàng sẽ có từ 1-2 phút để thay đổi yêu cầu trước khi dữ liệu được truyền vào nhà bếp. Theo lời giải thích của ông Tuấn, máy Posiflex hoặc các thiết bị bán hàng tự động tương tự đều sử dụng cáp hoặc hệ thống mạng không dây (wireless) để truyền dữ liệu.
Một máy bán hàng tự động có thời gian sử dụng khoảng 7-10 năm kèm theo hai máy in nhỏ, một được đặt ở trong khu vực bếp và một đặt tại quầy thu ngân. Mỗi máy có thêm một pin sạc hoạt động từ 1-2 giờ phòng trường hợp mất điện.
Đại diện bán hàng của Công ty Đỉnh Thiên, ông Trần Quang Vinh, cho biết máy Posiflex cho phép lưu trữ thông tin về tên, ký hiệu của hơn 1.000 món ăn hay thức uống và giúp các nhân viên bán hàng theo dõi thông tin của khoảng 500 bàn tại một hệ thống nhà hàng, khách sạn quy mô lớn.
Ông Lê Hoài Nam cũng nhận định rằng công nghệ cảm ứng giúp cho việc quản lý chi phí chặt chẽ và chi tiết hơn thông qua những thông tin thống kê, tổng hợp mà máy Posiflex đã ghi nhận lại trong suốt quá trình bán hàng. Ngoài ra, máy còn tính toán và báo cáo tiêu chuẩn lượng thực phẩm cho các khẩu phần ăn được bán ra cũng như đưa ra những ước tính về doanh thu, lượt khách và phần ăn sẽ được bán ra trong thời gian tới.
Bài toán chi phí và giá thành
Mặc dù các máy bán hàng tự động đều có pin kèm theo nhưng hệ thống vẫn thường phải ngưng hoạt động vì cúp điện. Đại diện cửa hàng KFC trên đường Hai Bà Trưng (quận 1, Tp.HCM) kể rằng trong suốt buổi sáng bị ngắt điện hôm 13-10, cửa hàng phải treo biển tạm nghỉ để chờ đến khi có điện trở lại.
Người quản lý cửa hàng Pizza Hut trên đường Lê Thánh Tôn cũng thừa nhận rằng hệ thống máy bán hàng tự động giúp cho việc quản lý thuận lợi hơn nhưng mỗi khi hệ thống đường truyền Internet trục trặc thì việc kinh doanh của cửa hàng cũng gặp khó khăn theo.
Chưa kể, các hệ thống bán hàng tự động này cũng tương tự như hệ thống máy vi tính, nên khi kết nối mạng Internet thì cũng đối mặt với nguy cơ có thể bị nhiễm virus.Việc sử dụng thành thạo công nghệ cảm ứng này đòi hỏi nhân viên có trình độ hiểu biết để sử dụng và khai thác tối đa các tính năng của hệ thống máy Posiflex, ông Nam nói thêm.
Hiện tại, giá bán một chiếc máy Posiflex từ 1.200 Đô la Mỹ trở lên, máy in là từ 200 Đô la và việc sử dụng phần mềm có sẵn của nhà sản xuất có chi phí khoảng 1.000 Đô la. Đối với những nhà hàng, quán ăn chịu đầu tư thêm cho các nhân viên máy PDA thì chi phí tăng thêm không dưới 1.000 Đô la mỗi máy.
Chính bài toán chi phí cao đã khiến nhiều doanh nghiệp trong nước còn e ngại khi đầu tư cho công nghệ mới này, dù nó hiện đại và tiện dụng.
Tường Vi (TBKTSG)