Công nghiệp vũ khí Nga vẫn ăn nên làm ra
Kể từ khi lên nắm quyền vào năm 2000, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã không ngừng tăng ngân sách quốc phòng
Doanh thu của các nhà sản xuất vũ khí Nga tăng 20% trong năm 2013, trái ngược với sự giảm tốc diễn ra ở các ngành công nghiệp chủ chốt khác của nước này.
Hãng tin Reuters dẫn một báo cáo do Viện Nghiên cứu hòa bình Thế giới (SIPRI) ở Stockholm, Thụy Điển công bố hôm qua (15/12) cho biết đây là kết quả của việc điện Kremlin đẩy mạnh hiện đại hóa quân đội.
Nhà nghiên cứu Siemon Wezeman của SIPRI nói, sự tăng trưởng doanh thu từ bán vũ khí của Nga giúp làm chậm lại đà suy giảm đã kéo dài 3 năm của doanh thu toàn ngành công nghiệp vũ khí toàn cầu. Tính đến năm 2013, doanh thu bán vũ khí toàn cầu đã giảm liên tục 3 năm chủ yếu do việc Mỹ rút khỏi Iraq và Afghanistan cũng như cuộc khủng hoảng kinh tế ở châu Âu.
“Sự tăng trưởng mạnh trong doanh thu của các công ty vũ khí Nga trong năm 2012 và 2013 phần lớn do Chính phủ nước này liên tục đầu tư vào hiện đại hóa quân đội”, ông Wezeman nói.
Kể từ khi lên nắm quyền vào năm 2000, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã không ngừng tăng ngân sách quốc phòng nhằm củng cố sức mạnh quân đội. Đây được coi là một phần trong nỗ lực của ông Putin nhằm khôi phục vị thế của Nga trên trường quốc tế.
Theo số liệu mà báo cáo của SIPRI đưa ra, doanh thu của 100 nhà sản xuất vũ khí lớn nhất thế giới giảm 2% trong năm 2013, còn 402 tỷ USD. Năm 2012, doanh thu của nhóm này giảm 4%.
Báo cáo của SIPRI không bao gồm các công ty vũ khí của Trung Quốc vì các nhà nghiên cứu của tổ chức này cho rằng, hoạt động bán vũ khí của Trung Quốc thiếu minh bạch. Báo cáo thường niên của SIPRI được coi là báo cáo tin cậy hàng đầu về tình hình của ngành công nghiệp vũ khí thế giới.
Trong năm 2013, doanh thu của nhiều nhà sản xuất vũ khí hàng đầu tại Mỹ, Canada và một số nước châu Âu như Tây Ban Nha và Italy tiếp tục giảm. Theo chuyên gia Wezeman, đó là do các nước này cho rằng nguy cơ quân sự đã giảm xuống.
“Nhưng mọi chuyện bắt đầu thay đổi trong năm 2014. Hành động của Nga đã nhiều nước châu Âu thức tỉnh… Các nước có thể mua thêm vũ khí trong năm 2015”, ông Wezeman nói.
Hồi tháng 3 năm nay, Nga sáp nhập Crimea. Phương Tây cáo buộc Moscow hậu thuẫn lực lượng nổi dậy ở miền Đông Ukraine, nhưng Nga kiên quyết phủ nhận cáo buộc này.
Theo báo cáo của SIPRI, tập đoàn tên lửa Tactical có mức tăng trưởng doanh thu mạnh nhất trong ngành công nghiệp vũ khí Nga trong năm 2013, với mức tăng 118%.
Trong top 10 nhà sản xuất vũ khí lớn nhất thế giới về doanh số trong năm 2013, có 6 công ty Mỹ, 1 công ty Anh, 1 tập đoàn của châu Âu (EADS), 1 công ty Italy, và 1 công ty Pháp. Đứng đầu danh sách là tập đoàn Lockheed Martin của Mỹ với doanh thu 35,49 tỷ USD từ bán vũ khí trong năm 2013, giảm so với mức mức 36 tỷ USD trong năm 2012.
Hãng tin Reuters dẫn một báo cáo do Viện Nghiên cứu hòa bình Thế giới (SIPRI) ở Stockholm, Thụy Điển công bố hôm qua (15/12) cho biết đây là kết quả của việc điện Kremlin đẩy mạnh hiện đại hóa quân đội.
Nhà nghiên cứu Siemon Wezeman của SIPRI nói, sự tăng trưởng doanh thu từ bán vũ khí của Nga giúp làm chậm lại đà suy giảm đã kéo dài 3 năm của doanh thu toàn ngành công nghiệp vũ khí toàn cầu. Tính đến năm 2013, doanh thu bán vũ khí toàn cầu đã giảm liên tục 3 năm chủ yếu do việc Mỹ rút khỏi Iraq và Afghanistan cũng như cuộc khủng hoảng kinh tế ở châu Âu.
“Sự tăng trưởng mạnh trong doanh thu của các công ty vũ khí Nga trong năm 2012 và 2013 phần lớn do Chính phủ nước này liên tục đầu tư vào hiện đại hóa quân đội”, ông Wezeman nói.
Kể từ khi lên nắm quyền vào năm 2000, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã không ngừng tăng ngân sách quốc phòng nhằm củng cố sức mạnh quân đội. Đây được coi là một phần trong nỗ lực của ông Putin nhằm khôi phục vị thế của Nga trên trường quốc tế.
Theo số liệu mà báo cáo của SIPRI đưa ra, doanh thu của 100 nhà sản xuất vũ khí lớn nhất thế giới giảm 2% trong năm 2013, còn 402 tỷ USD. Năm 2012, doanh thu của nhóm này giảm 4%.
Báo cáo của SIPRI không bao gồm các công ty vũ khí của Trung Quốc vì các nhà nghiên cứu của tổ chức này cho rằng, hoạt động bán vũ khí của Trung Quốc thiếu minh bạch. Báo cáo thường niên của SIPRI được coi là báo cáo tin cậy hàng đầu về tình hình của ngành công nghiệp vũ khí thế giới.
Trong năm 2013, doanh thu của nhiều nhà sản xuất vũ khí hàng đầu tại Mỹ, Canada và một số nước châu Âu như Tây Ban Nha và Italy tiếp tục giảm. Theo chuyên gia Wezeman, đó là do các nước này cho rằng nguy cơ quân sự đã giảm xuống.
“Nhưng mọi chuyện bắt đầu thay đổi trong năm 2014. Hành động của Nga đã nhiều nước châu Âu thức tỉnh… Các nước có thể mua thêm vũ khí trong năm 2015”, ông Wezeman nói.
Hồi tháng 3 năm nay, Nga sáp nhập Crimea. Phương Tây cáo buộc Moscow hậu thuẫn lực lượng nổi dậy ở miền Đông Ukraine, nhưng Nga kiên quyết phủ nhận cáo buộc này.
Theo báo cáo của SIPRI, tập đoàn tên lửa Tactical có mức tăng trưởng doanh thu mạnh nhất trong ngành công nghiệp vũ khí Nga trong năm 2013, với mức tăng 118%.
Trong top 10 nhà sản xuất vũ khí lớn nhất thế giới về doanh số trong năm 2013, có 6 công ty Mỹ, 1 công ty Anh, 1 tập đoàn của châu Âu (EADS), 1 công ty Italy, và 1 công ty Pháp. Đứng đầu danh sách là tập đoàn Lockheed Martin của Mỹ với doanh thu 35,49 tỷ USD từ bán vũ khí trong năm 2013, giảm so với mức mức 36 tỷ USD trong năm 2012.