Công ty lớn nhất Hy Lạp tháo chạy
Cùng với việc di dời trụ sở chính, CCH cũng chuyển niêm yết cổ phiếu từ Athens sang London
Coca-Cola Hellenic, hãng nước giải khát đóng chai lớn thứ hai thế giới của Coke đồng thời là công ty lớn nhất Hy Lạp về giá trị thị trường, vừa thông báo sẽ chuyển trụ sở chính của họ sang Thụy Sỹ để tránh bão nợ công.
Theo thông báo của Coca-Cola Hellenic (CCH), công ty này sẽ cùng một số doanh nghiệp khác rời thị trường Hy Lạp do lo ngại Athens có thể bị loại ra khỏi Khu vực đồng tiền chung châu Âu. Sở dĩ CCH lựa chọn Thụy Sỹ vì đây là thị trường được nhiều cơ quan xếp hạng tín nhiệm quốc tế đánh giá là có môi trường kinh doanh ổn định, yếu tố quan trọng hàng đầu với bất cứ công ty kinh doanh nào.
Cùng với việc di dời trụ sở chính, CCH cũng hướng tới chuyển cổ phiếu từ Athens sang niêm yết tại sàn giao dịch chứng khoán Anh quốc. Cụ thể, một công ty mới được thành lập tại Thụy Sỹ do một trong những cổ đông chính của CCH sẽ tiến hành hợp đồng hoán đổi cổ phiếu với CCH và tìm cách niêm yết tại London. Hãng cũng đang cố gắng niêm yết cổ phiếu của mình tại sàn giao dịch chứng khoán New York.
Theo các nhà phân tích, quyết định "dời đô" của CCH sẽ giúp công ty này thoát khỏi những vấn đề liên quan tới Hy Lạp bao gồm khả năng quốc gia này phải rời khỏi Khu vực đồng tiền chung hay những kiểm soát về vốn... Hiện CCH hoạt động ở 28 quốc gia trên ba châu lục và có hơn 40.000 nhân sự. Tổng doanh thu năm ngoái đạt 6,9 tỷ Euro. 95% việc kinh doanh của hãng là ở bên ngoài Hy Lạp.
Thêm vào đó, sự hiện diện trên sàn giao dịch chứng khoán London, một trong những nơi được đánh giá là có tính thanh khoản cao nhất ở châu Âu, sẽ giúp CCH tiếp cận được với những nhà đầu tư quốc tế tầm cỡ. "Việc đó sẽ mang lại cho chúng tôi cơ hội thâm nhập vào 'hồ bơi' lớn nhất của các nhà đầu tư quốc tế", Giám đốc điều hành Dimitris Lois của Coca-Cola Hellenic cho biết.
Động thái của CCH được đưa ra trong bối cảnh các quan chức châu Âu đang cố gắng thuyết phục các nhà đầu tư tin rằng Hy Lạp vẫn ở lại Khu vực đồng tiền chung. Thủ tướng Đức Angela Merkel đã tới thăm Athens như để cam đoan với các công dân Hy Lạp rằng bà mong muốn họ tiếp tục ở lại với khối này.
Theo một báo cáo được Cơ quan Thống kê Hy Lạp công bố hôm 11/10, tỷ lệ thất nghiệp ở Hy Lạp đã tăng lên mức cao kỷ lục mới, 25,1% trong tháng 7, so với con số 24,8% trong tháng 6 đồng thời cao gấp 2 lần so với mức trung bình của các nước Khu vực đồng tiền chung châu Âu. Đây là mức thất nghiệp cao nhất ở Hy Lạp kể từ năm 2004, thời điểm cơ quan này bắt đầu thống kê số người thất nghiệp hàng tháng.
Trong bối cảnh kinh tế lâm vào suy thoái sâu, con số thất nghiệp cao ở Hy Lạp là điều khó tránh khỏi. Các tổ chức công đoàn cáo buộc tình trạng này có liên quan phần nào tới các chương trình thắt lưng buộc bụng mà chính phủ Hy Lạp buộc phải thực hiện để đổi lấy những gói cứu trợ quốc tế. Theo các chuyên gia, số người mất việc ở Hy Lạp sẽ còn tăng trong những tháng tới khi chính phủ tăng cường thực hiện cam kết với các chủ nợ.
Hôm 10/10, Hy Lạp đã nối lại đàm phán vòng mới với Liên minh châu Âu và Quỹ Tiền tệ Quốc tế về điều kiện giải ngân khoản cứu trợ mới trong tháng 11 và gia hạn thêm chương trình điều chỉnh tài chính. Tại vòng đàm phán này, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hy Lạp Yannis Stournaras phải tìm cách thông qua gói thắt lưng buộc bụng mới trị giá 13,5 tỷ Euro trong giai đoạn 2013-2014 trước khi khoản cứu trợ 31,5 tỷ Euro được giải ngân.
Ông Stournaras tỏ ra tự tin rằng khoản tiền cứu trợ sẽ được giải ngân trong tháng 11. Nếu không có khoản giải ngân này, Hy Lạp sẽ cạn tiền vào tháng 1/2013, rơi vào tình trạng phá sản và có thể phải rời khu vực sử dụng đồng Euro. Hy Lạp còn hy vọng thông qua được 89 biện pháp cải cách cơ cấu được vạch ra trong cuộc họp của Eurogroup hôm 8/10, trong đó có cải cách khu vực công, thị trường lao động và hệ thống thuế.
Về chương trình điều chỉnh tài chính, ngân sách Hy Lạp sẽ thiếu hụt khoảng 12 đến 15 tỷ Euro nữa nếu gia hạn chương trình này thêm 2 năm. Nhưng Bộ trưởng Bộ Tài chính Hy Lạp Stournaras cho rằng khoản tiền này có thể bù đắp được mà không cần nhờ hỗ trợ tài chính từ châu Âu.
Các chương trình thắt lưng buộc bụng đã đẩy Hy Lạp vào năm thứ 5 suy thoái liên tiếp và dự báo tăng trưởng kinh tế vào năm 2013 là âm 3,8%. Trong điều kiện kinh tế như hiện tại, nợ công của Hy Lạp có thể lên 150% GDP vào năm 2020, cao hơn dự báo 146% đưa ra hồi đầu năm, và vượt ngưỡng đánh giá “nợ ổn định” 120% mà Quỹ Tiền tệ Quốc tế đưa ra.
Theo thông báo của Coca-Cola Hellenic (CCH), công ty này sẽ cùng một số doanh nghiệp khác rời thị trường Hy Lạp do lo ngại Athens có thể bị loại ra khỏi Khu vực đồng tiền chung châu Âu. Sở dĩ CCH lựa chọn Thụy Sỹ vì đây là thị trường được nhiều cơ quan xếp hạng tín nhiệm quốc tế đánh giá là có môi trường kinh doanh ổn định, yếu tố quan trọng hàng đầu với bất cứ công ty kinh doanh nào.
Cùng với việc di dời trụ sở chính, CCH cũng hướng tới chuyển cổ phiếu từ Athens sang niêm yết tại sàn giao dịch chứng khoán Anh quốc. Cụ thể, một công ty mới được thành lập tại Thụy Sỹ do một trong những cổ đông chính của CCH sẽ tiến hành hợp đồng hoán đổi cổ phiếu với CCH và tìm cách niêm yết tại London. Hãng cũng đang cố gắng niêm yết cổ phiếu của mình tại sàn giao dịch chứng khoán New York.
Các chương trình thắt lưng buộc bụng đã đẩy Hy Lạp vào năm suy thoái thứ 5 liên tiếp.
Theo các nhà phân tích, quyết định "dời đô" của CCH sẽ giúp công ty này thoát khỏi những vấn đề liên quan tới Hy Lạp bao gồm khả năng quốc gia này phải rời khỏi Khu vực đồng tiền chung hay những kiểm soát về vốn... Hiện CCH hoạt động ở 28 quốc gia trên ba châu lục và có hơn 40.000 nhân sự. Tổng doanh thu năm ngoái đạt 6,9 tỷ Euro. 95% việc kinh doanh của hãng là ở bên ngoài Hy Lạp.
Thêm vào đó, sự hiện diện trên sàn giao dịch chứng khoán London, một trong những nơi được đánh giá là có tính thanh khoản cao nhất ở châu Âu, sẽ giúp CCH tiếp cận được với những nhà đầu tư quốc tế tầm cỡ. "Việc đó sẽ mang lại cho chúng tôi cơ hội thâm nhập vào 'hồ bơi' lớn nhất của các nhà đầu tư quốc tế", Giám đốc điều hành Dimitris Lois của Coca-Cola Hellenic cho biết.
Động thái của CCH được đưa ra trong bối cảnh các quan chức châu Âu đang cố gắng thuyết phục các nhà đầu tư tin rằng Hy Lạp vẫn ở lại Khu vực đồng tiền chung. Thủ tướng Đức Angela Merkel đã tới thăm Athens như để cam đoan với các công dân Hy Lạp rằng bà mong muốn họ tiếp tục ở lại với khối này.
Theo một báo cáo được Cơ quan Thống kê Hy Lạp công bố hôm 11/10, tỷ lệ thất nghiệp ở Hy Lạp đã tăng lên mức cao kỷ lục mới, 25,1% trong tháng 7, so với con số 24,8% trong tháng 6 đồng thời cao gấp 2 lần so với mức trung bình của các nước Khu vực đồng tiền chung châu Âu. Đây là mức thất nghiệp cao nhất ở Hy Lạp kể từ năm 2004, thời điểm cơ quan này bắt đầu thống kê số người thất nghiệp hàng tháng.
Trong bối cảnh kinh tế lâm vào suy thoái sâu, con số thất nghiệp cao ở Hy Lạp là điều khó tránh khỏi. Các tổ chức công đoàn cáo buộc tình trạng này có liên quan phần nào tới các chương trình thắt lưng buộc bụng mà chính phủ Hy Lạp buộc phải thực hiện để đổi lấy những gói cứu trợ quốc tế. Theo các chuyên gia, số người mất việc ở Hy Lạp sẽ còn tăng trong những tháng tới khi chính phủ tăng cường thực hiện cam kết với các chủ nợ.
Hôm 10/10, Hy Lạp đã nối lại đàm phán vòng mới với Liên minh châu Âu và Quỹ Tiền tệ Quốc tế về điều kiện giải ngân khoản cứu trợ mới trong tháng 11 và gia hạn thêm chương trình điều chỉnh tài chính. Tại vòng đàm phán này, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hy Lạp Yannis Stournaras phải tìm cách thông qua gói thắt lưng buộc bụng mới trị giá 13,5 tỷ Euro trong giai đoạn 2013-2014 trước khi khoản cứu trợ 31,5 tỷ Euro được giải ngân.
Tổng giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế cho rằng, Hy Lạp cần 2 năm nữa mới giảm được thâm hụt ngân sách tới mức như cam kết.
Ông Stournaras tỏ ra tự tin rằng khoản tiền cứu trợ sẽ được giải ngân trong tháng 11. Nếu không có khoản giải ngân này, Hy Lạp sẽ cạn tiền vào tháng 1/2013, rơi vào tình trạng phá sản và có thể phải rời khu vực sử dụng đồng Euro. Hy Lạp còn hy vọng thông qua được 89 biện pháp cải cách cơ cấu được vạch ra trong cuộc họp của Eurogroup hôm 8/10, trong đó có cải cách khu vực công, thị trường lao động và hệ thống thuế.
Về chương trình điều chỉnh tài chính, ngân sách Hy Lạp sẽ thiếu hụt khoảng 12 đến 15 tỷ Euro nữa nếu gia hạn chương trình này thêm 2 năm. Nhưng Bộ trưởng Bộ Tài chính Hy Lạp Stournaras cho rằng khoản tiền này có thể bù đắp được mà không cần nhờ hỗ trợ tài chính từ châu Âu.
Các chương trình thắt lưng buộc bụng đã đẩy Hy Lạp vào năm thứ 5 suy thoái liên tiếp và dự báo tăng trưởng kinh tế vào năm 2013 là âm 3,8%. Trong điều kiện kinh tế như hiện tại, nợ công của Hy Lạp có thể lên 150% GDP vào năm 2020, cao hơn dự báo 146% đưa ra hồi đầu năm, và vượt ngưỡng đánh giá “nợ ổn định” 120% mà Quỹ Tiền tệ Quốc tế đưa ra.