“Công việc gặp khó vì thiếu xe công”
Một số địa phương phản ánh công việc gặp khó khăn do thiếu phương tiện đi lại
Trái ngược với chỉ đạo của Thủ tướng, một số lãnh đạo một số tỉnh thành cho rằng, công việc bị ảnh hưởng đáng kể do thiếu phương tiện đi lại.
Tại cuộc họp sơ kết 6 tháng đầu năm của Bộ Tài chính sáng 2/7, đại diện nhiều địa phương cho rằng, mỗi một sở ngành chỉ được trang bị tối đa 2 xe ôtô theo quy định là quá ít.
Phó chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Doãn Toản nói rằng, theo Quyết định 32/2015 của Thủ tướng về quy định định mức xe công tác các đơn vị nhà nước, mỗi đơn vị chỉ được tối đa 2 xe/đơn vị.
Tuy nhiên, theo ông Toản, địa bàn Hà Nội sau khi hợp nhất rất rộng, khối lượng công việc lớn, các sở ngành qua đó phải đi cơ sở nhiều để xử lý công việc nên nhiều lúc rất khó hoàn thành công việc chỉ với 2 chiếc xe.
Do đó, lãnh đạo Hà Nội kiến nghị Chính phủ và Bộ Tài chính cần có “cơ chế đặc thù” cho Hà Nội, nâng gấp đôi định mức xe công từ 2 lên 4 xe/đơn vị.
“Nếu có cơ chế đặc thù thì Hà Nội sẽ phấn đấu khoán xe công. Hiện nay, thành phố cũng đang tính toán về tiêu hao, chi phí sử dụng xe công để xem xét chọn thời điểm thích hợp đưa vào áp dụng thực hiện khoán xe công”, ông Toản nói.
Cùng kêu khó như lãnh đạo Hà Nội, Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Trần Đình Tùng, cho rằng, địa phương này cũng rơi vào tình cảnh tương tự.
Theo ông Tùng, ở Hà Nội còn có nhiều taxi mà cán bộ vẫn khó khăn với định mức này thì những tỉnh như Quảng Nam, các phương tiện công cộng vốn hạn chế sẽ còn khổ hơn. Tăng định mức xe công cũng là kiến nghị của lãnh đạo tỉnh Quảng Nam.
Theo quyết định 32/2015 của Thủ tướng, các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc tỉnh ủy, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương như văn phòng tỉnh ủy, văn phòng hội đồng nhân dân, văn phòng UBND, các sở, ban, ngành và các tổ chức tương đương; quận ủy, huyện ủy, thành ủy, thị ủy; hội đồng nhân dân và UBND quận, huyện, thị xã, thành phố được trang bị tối đa 2 xe/đơn vị.
Riêng phó bí thư tỉnh ủy, chủ tịch hội đồng nhân dân, UBND tỉnh, chủ tịch ủy ban mặt trận tổ quốc được đi xe công trị giá tối đa 920 triệu đồng để phục vụ công tác.
Còn theo báo cáo của Cục Quản lý công sản (Bộ Tài chính) mới đây cho thấy, các bộ ngành, địa phương cho thấy hiện có khoảng 7.000 chiếc xe công dư thừa. Trong khi đó, năm 2015 vẫn có hơn 600 xe công sắm mới. Riêng 6 tháng đầu năm nay, các đơn vị đã mua mới 56 chiếc xe, nhận điều chuyển 115 chiếc.
Trong một chỉ thị về nhiệm vụ tài chính - ngân sách đầu tháng 6 vừa qua, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã yêu cầu các bộ ngành, địa phương nếu xảy ra thiếu hụt tạm thời quỹ ngân sách các cấp, phải chủ động giãn tiến độ hoặc tạm dừng một số khoản chi, mua sắm tài sản có giá trị, trong đó có ôtô công.
Tại cuộc họp sơ kết 6 tháng đầu năm của Bộ Tài chính sáng 2/7, đại diện nhiều địa phương cho rằng, mỗi một sở ngành chỉ được trang bị tối đa 2 xe ôtô theo quy định là quá ít.
Phó chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Doãn Toản nói rằng, theo Quyết định 32/2015 của Thủ tướng về quy định định mức xe công tác các đơn vị nhà nước, mỗi đơn vị chỉ được tối đa 2 xe/đơn vị.
Tuy nhiên, theo ông Toản, địa bàn Hà Nội sau khi hợp nhất rất rộng, khối lượng công việc lớn, các sở ngành qua đó phải đi cơ sở nhiều để xử lý công việc nên nhiều lúc rất khó hoàn thành công việc chỉ với 2 chiếc xe.
Do đó, lãnh đạo Hà Nội kiến nghị Chính phủ và Bộ Tài chính cần có “cơ chế đặc thù” cho Hà Nội, nâng gấp đôi định mức xe công từ 2 lên 4 xe/đơn vị.
“Nếu có cơ chế đặc thù thì Hà Nội sẽ phấn đấu khoán xe công. Hiện nay, thành phố cũng đang tính toán về tiêu hao, chi phí sử dụng xe công để xem xét chọn thời điểm thích hợp đưa vào áp dụng thực hiện khoán xe công”, ông Toản nói.
Cùng kêu khó như lãnh đạo Hà Nội, Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Trần Đình Tùng, cho rằng, địa phương này cũng rơi vào tình cảnh tương tự.
Theo ông Tùng, ở Hà Nội còn có nhiều taxi mà cán bộ vẫn khó khăn với định mức này thì những tỉnh như Quảng Nam, các phương tiện công cộng vốn hạn chế sẽ còn khổ hơn. Tăng định mức xe công cũng là kiến nghị của lãnh đạo tỉnh Quảng Nam.
Theo quyết định 32/2015 của Thủ tướng, các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc tỉnh ủy, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương như văn phòng tỉnh ủy, văn phòng hội đồng nhân dân, văn phòng UBND, các sở, ban, ngành và các tổ chức tương đương; quận ủy, huyện ủy, thành ủy, thị ủy; hội đồng nhân dân và UBND quận, huyện, thị xã, thành phố được trang bị tối đa 2 xe/đơn vị.
Riêng phó bí thư tỉnh ủy, chủ tịch hội đồng nhân dân, UBND tỉnh, chủ tịch ủy ban mặt trận tổ quốc được đi xe công trị giá tối đa 920 triệu đồng để phục vụ công tác.
Còn theo báo cáo của Cục Quản lý công sản (Bộ Tài chính) mới đây cho thấy, các bộ ngành, địa phương cho thấy hiện có khoảng 7.000 chiếc xe công dư thừa. Trong khi đó, năm 2015 vẫn có hơn 600 xe công sắm mới. Riêng 6 tháng đầu năm nay, các đơn vị đã mua mới 56 chiếc xe, nhận điều chuyển 115 chiếc.
Trong một chỉ thị về nhiệm vụ tài chính - ngân sách đầu tháng 6 vừa qua, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã yêu cầu các bộ ngành, địa phương nếu xảy ra thiếu hụt tạm thời quỹ ngân sách các cấp, phải chủ động giãn tiến độ hoặc tạm dừng một số khoản chi, mua sắm tài sản có giá trị, trong đó có ôtô công.