CPI tháng 7 tăng thấp nhất trong hơn một năm qua
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bước vào tháng đầu tiên của quý 3/2010 với những diễn biến tích cực ngoài cả mong đợi
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bước vào tháng đầu tiên của quý 3/2010 với những diễn biến tích cực ngoài cả mong đợi.
Theo số liệu vừa được Tổng cục Thống kê công bố, biểu đồ CPI đang “xuống dốc”, chốt ở tháng 7 với mức tăng chỉ còn 0,06%, thấp nhất kể từ sau tháng 3/2009.
Đó cũng là mức tăng thấp nhất của tháng 7 các năm từ 2004 trở lại đây.
Tuy nhiên, so với tháng 12 năm trước, CPI tháng này vẫn tăng 4,84%; so với cùng kỳ tăng 8,19%; và bình quân 7 tháng đầu năm 2010 tăng 8,67% so với cùng kỳ của năm trước.
Như vậy, chỉ số giá tiêu dùng đã tiếp tục kéo dài sự ổn định. Trong 4 tháng trở lại đây, CPI không vượt quá mức tăng 0,3% trong so sánh với tháng trước đó. Đáng chú ý là CPI tháng 7 đang tạo thành xu hướng giảm tốc, qua hai lần “trượt” xuống từ mức tăng 0,27% trong tháng 5 tới mức 0,22% trong tháng 6 và nay đang về sát mức 0% ở tháng này.
Sự ổn định chỉ số giá trong so sánh ngắn hạn là thông tin vĩ mô tích cực, tuy nhiên mức tăng so với cùng kỳ vẫn vượt trên 8% là mức khá cao, cho thấy lạm phát vẫn là vấn đề đáng được quan tâm.
Xem xét những nguyên nhân tác động đến chỉ số giá trong tháng 7, sự ổn định giá cả thị trường thế giới có vai trò quan trọng đến mặt bằng giá trong nước tháng qua. Giá nhiều mặt hàng nhập khẩu chính của Việt Nam đang trong xu hướng ổn định và có phần giảm nhẹ như xăng dầu, gas…
Ở trong nước, cung hàng hóa tiếp tục tăng lên, ảnh hưởng của xu thế giảm giá trên thế giới, khiến giá nhiều loại hàng hóa đi xuống, điển hình là lúa gạo. Nguồn cung dồi dào của một số loại thực phẩm, vật liệu xây dựng… cũng khiến mặt bằng giá các loại hàng hóa thiết yếu này khá ổn định trong tháng qua.
Trong khi đó, tốc độ sản xuất cao hơn tiêu thụ khiến tồn kho tiếp tục tăng lên. Trong khi chỉ số tồn kho ngành công nghiệp chế biến tính tới thời điểm 1/6/2010 tăng 27,5% so với cùng thời điểm năm 2009, theo Tổng cục Thống kê, so sánh tương ứng tại thời điểm 1/7 vọt lên tới 38,6%.
Dù rằng chỉ số tồn kho tăng cho thấy mặt tích cực là sản xuất đang được hỗ trợ với chi phí đầu vào có phần giảm hơn (lãi suất, nguyên, nhiên liệu nhập khẩu giảm, tỷ giá khá ổn định…), nhưng mức tồn kho cao cũng đưa doanh nghiệp đến bất lợi đọng vốn, có thể buộc phải cân nhắc phương án giảm giá để thu hồi vốn.
Ở nguyên nhân gây tăng giá, thời tiết nắng nóng kéo dài ở một số khu vực, cùng với kỳ thi quốc gia vừa diễn ra đã đẩy giá cả một số nhóm hàng hóa, dịch vụ tăng hơn như dịch vụ ăn uống, giá nhà trọ, điện, nước, thiết bị làm mát, đồ uống… tăng hơn so với tháng trước.
Ngoài ra, lượng cầu lớn hơn cung ở một số mặt hàng cũng khiến người bán hàng điều chỉnh giá tăng lên như thủy hải sản tươi sống và một số thực phẩm, rau xanh…
Trở lại với diễn biến giá của một số nhóm hàng chính trong tháng 7, chỉ số giá mặt hàng lương thực tháng này giảm mạnh tới 0,97% do nguồn cung gạo dồi dào, xuất khẩu khó khăn. Trong khi CPI thực phẩm tăng 0,5%; ăn uống ngoài gia đình tăng 0,53%.
Tháng 7 cũng có 3 nhóm hàng hóa, dịch vụ CPI giảm so với tháng trước. Nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng giảm 0,47% trong sự đan xen của tăng giá điện, nước; giảm của giá nguyên liệu đun nấu (gas, dầu hỏa), và vật liệu xây dựng. Nhóm giao thông giảm 0.94% chủ yếu do giá xăng giảm vào ngày 8/6. Nhóm bưu chính viễn thông giảm nhẹ 0,07%. CPI các nhóm hàng hóa, dịch vụ còn lại chỉ tăng nhẹ từ 0,11% đến 0,41%.
Chỉ số giá vàng tháng 7 tăng 2,15%; USD tăng 0,38% so với tháng trước.
Xu hướng giá cả trong ngắn hạn chưa thấy có tác động đủ lớn dẫn đến những đột biến. Sự ổn định của chỉ số giá trong những tháng qua được nhiều chuyên gia cho rằng có thể kéo dài trong tháng tới.
Theo số liệu vừa được Tổng cục Thống kê công bố, biểu đồ CPI đang “xuống dốc”, chốt ở tháng 7 với mức tăng chỉ còn 0,06%, thấp nhất kể từ sau tháng 3/2009.
Đó cũng là mức tăng thấp nhất của tháng 7 các năm từ 2004 trở lại đây.
Tuy nhiên, so với tháng 12 năm trước, CPI tháng này vẫn tăng 4,84%; so với cùng kỳ tăng 8,19%; và bình quân 7 tháng đầu năm 2010 tăng 8,67% so với cùng kỳ của năm trước.
Như vậy, chỉ số giá tiêu dùng đã tiếp tục kéo dài sự ổn định. Trong 4 tháng trở lại đây, CPI không vượt quá mức tăng 0,3% trong so sánh với tháng trước đó. Đáng chú ý là CPI tháng 7 đang tạo thành xu hướng giảm tốc, qua hai lần “trượt” xuống từ mức tăng 0,27% trong tháng 5 tới mức 0,22% trong tháng 6 và nay đang về sát mức 0% ở tháng này.
Sự ổn định chỉ số giá trong so sánh ngắn hạn là thông tin vĩ mô tích cực, tuy nhiên mức tăng so với cùng kỳ vẫn vượt trên 8% là mức khá cao, cho thấy lạm phát vẫn là vấn đề đáng được quan tâm.
Xem xét những nguyên nhân tác động đến chỉ số giá trong tháng 7, sự ổn định giá cả thị trường thế giới có vai trò quan trọng đến mặt bằng giá trong nước tháng qua. Giá nhiều mặt hàng nhập khẩu chính của Việt Nam đang trong xu hướng ổn định và có phần giảm nhẹ như xăng dầu, gas…
Ở trong nước, cung hàng hóa tiếp tục tăng lên, ảnh hưởng của xu thế giảm giá trên thế giới, khiến giá nhiều loại hàng hóa đi xuống, điển hình là lúa gạo. Nguồn cung dồi dào của một số loại thực phẩm, vật liệu xây dựng… cũng khiến mặt bằng giá các loại hàng hóa thiết yếu này khá ổn định trong tháng qua.
Trong khi đó, tốc độ sản xuất cao hơn tiêu thụ khiến tồn kho tiếp tục tăng lên. Trong khi chỉ số tồn kho ngành công nghiệp chế biến tính tới thời điểm 1/6/2010 tăng 27,5% so với cùng thời điểm năm 2009, theo Tổng cục Thống kê, so sánh tương ứng tại thời điểm 1/7 vọt lên tới 38,6%.
Dù rằng chỉ số tồn kho tăng cho thấy mặt tích cực là sản xuất đang được hỗ trợ với chi phí đầu vào có phần giảm hơn (lãi suất, nguyên, nhiên liệu nhập khẩu giảm, tỷ giá khá ổn định…), nhưng mức tồn kho cao cũng đưa doanh nghiệp đến bất lợi đọng vốn, có thể buộc phải cân nhắc phương án giảm giá để thu hồi vốn.
Ở nguyên nhân gây tăng giá, thời tiết nắng nóng kéo dài ở một số khu vực, cùng với kỳ thi quốc gia vừa diễn ra đã đẩy giá cả một số nhóm hàng hóa, dịch vụ tăng hơn như dịch vụ ăn uống, giá nhà trọ, điện, nước, thiết bị làm mát, đồ uống… tăng hơn so với tháng trước.
Ngoài ra, lượng cầu lớn hơn cung ở một số mặt hàng cũng khiến người bán hàng điều chỉnh giá tăng lên như thủy hải sản tươi sống và một số thực phẩm, rau xanh…
Trở lại với diễn biến giá của một số nhóm hàng chính trong tháng 7, chỉ số giá mặt hàng lương thực tháng này giảm mạnh tới 0,97% do nguồn cung gạo dồi dào, xuất khẩu khó khăn. Trong khi CPI thực phẩm tăng 0,5%; ăn uống ngoài gia đình tăng 0,53%.
Tháng 7 cũng có 3 nhóm hàng hóa, dịch vụ CPI giảm so với tháng trước. Nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng giảm 0,47% trong sự đan xen của tăng giá điện, nước; giảm của giá nguyên liệu đun nấu (gas, dầu hỏa), và vật liệu xây dựng. Nhóm giao thông giảm 0.94% chủ yếu do giá xăng giảm vào ngày 8/6. Nhóm bưu chính viễn thông giảm nhẹ 0,07%. CPI các nhóm hàng hóa, dịch vụ còn lại chỉ tăng nhẹ từ 0,11% đến 0,41%.
Chỉ số giá vàng tháng 7 tăng 2,15%; USD tăng 0,38% so với tháng trước.
Xu hướng giá cả trong ngắn hạn chưa thấy có tác động đủ lớn dẫn đến những đột biến. Sự ổn định của chỉ số giá trong những tháng qua được nhiều chuyên gia cho rằng có thể kéo dài trong tháng tới.