Crimea về Nga: Mỹ và châu Âu phản ứng dữ dội
Lãnh đạo Mỹ và châu Âu đồng loạt phản ứng trước việc Nga tiếp nhận Crimea
Các nhà lãnh đạo Ba Lan và Estonia, hai quốc gia “sát sườn” trong cuộc khủng hoảng ở Ukraine, nói với Phó tổng thống Mỹ Joe Biden rằng, họ muốn Washington có một lập trường cứng rắn hơn với Nga.
Theo hãng tin Bloomberg, ông Biden hiện đang có chuyến thăm hai ngày tới khu vực nhằm trấn an các nước đồng minh trong khối quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) rằng, Mỹ sẽ hỗ trợ họ chống lại bất kỳ nỗ lực xâm lấn lãnh thổ nào từ phía Nga. Hôm nay (19/3), ông Biden sẽ có cuộc gặp tại Lithuania với Tổng thống Lativa Andris Berzins và Tổng thống Lithuania Dalia Grybauskaite trước khi trở về Washington.
“Giờ là lúc quan trọng hơn bao giờ hết, bạn bè phải đứng cạnh nhau và có chung tiếng nói. Đó là lý do vì sao tôi tới đây”, ông Biden phát biểu trong cuộc gặp ngày hôm qua (18/3) với Thủ tướng Ba Lan Donald Tusk ở Warsaw.
Châu Âu lo ngại
Các nhà lãnh đạo châu Âu có cuộc gặp với ông Biden ngày hôm qua đều đón nhận các cam kết của Mỹ, nhưng tất cả đều thúc giục cần có thêm hành động.
Trong cuộc gặp tại Warsaw với ông Biden, Tổng thống Estonia Toomas Hendrik Ilves nói, việc Nga đưa quân vào chiếm bán đảo Crimea của Ukraine “đang buộc chúng tôi phải đánh giá lại” tinh thần thời hậu chiến tranh lạnh của NATO về “một châu Âu không còn bất kỳ mối đe dọa nào”.
Theo Tổng thống Ilves, những quan điểm như vậy đến nay không còn phù hợp. “Mối quan hệ Đông - Tây cần được đặt vào một chỗ đứng khác. Chúng tôi và NATO phải rút ra kết luận của mình từ hành động của Nga”, ông Ilves nói.
Thủ tướng Ba Lan Tusk kêu gọi hợp tác quân sự chặt chẽ hơn và cho rằng, các hành động của Nga không chỉ có ảnh hướng tới Ukraine mà còn là “một thách thức đối với toàn bộ thế giới tự do”.
Tổng thống Ba Lan Bronislaw Komorowski nói, chi phí quân sự gia tăng của Nga trong những năm gần đây là “bài học đã từng được học”. Phản ứng trước đánh giá này, Phó tổng thống Mỹ Biden nói: “Chúng tôi có một ngân sách quốc phòng lớn hơn 10 nước đứng sau trên thế giới cộng lại. Bởi thế đừng lo lắng về việc chúng tôi đang đứng ở vị trí số 1”.
Theo một nguồn tin thân cận, Ba Lan và Estonia sẽ kêu gọi mở rộng lệnh trừng phạt nhằm vào Nga khi các nhà lãnh đạo Liên minh Châu Âu (EU) nhóm họp trong tuần này.
Trong cuộc gặp hôm qua, Phó tổng thống Biden nói, Mỹ đang xem xét các biện pháp “tăng cường tốc độ và quy mô hợp tác quân sự” bao gồm luân chuyển các lực lượng của Mỹ tới vùng Baltic để tập trận trên biển và trên bộ. Mỹ cũng sẽ tăng cường hoạt động tuần tra của NATO bằng máy bay từ các căn cứ ở Ba Lan và Lithuania.
Cuộc khủng hoảng ở Ukraine đã làm gia tăng lo ngại ở châu Âu, nhất là ở những nước từng là “vệ tinh” của Liên Xô cũ nay thân phương Tây. Hôm 4/3, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã cáo buộc Lithuania và Ba Lan đào tạo “những kẻ cực đoan” lật đổ Tổng thống thân Nga Viktor Yanukovych của Ukraine.
Phó tổng thống Biden nhắc đi nhắc lại về cam kết của Mỹ với điều 5 của hiệp ước NATO, trong đó nói, bất kỳ một cuộc tấn công nào vào một đồng minh của khối sẽ bị coi là tấn công vào tất cả các thành viên của khối.
Tuy nhiên, Biden không đưa ra bất kỳ cam kết nào về sử dụng chính sách năng lượng của Mỹ để giúp châu Âu giảm phụ thuộc vào Nga. Ông khuyến khích các nước châu Âu, bao gồm Ba Lan, hỗ trợ Ukraine.
Theo dự kiến, trong những tuần sắp tới, Mỹ sẽ thảo luận với các đối tác châu Âu về cách đa dạng hóa nguồn năng lượng nhằm giảm sự phụ thuộc vào Nga. Ông Biden nói, ông và Thủ tướng Tusk sẽ nói về các biện pháp trong đó Ba Lan sẽ áp dụng để đảo ngược một số dòng khí đốt của nước này để nhiên liệu chảy sang Ukraine. Ông Biden và ông Tusk cũng bàn về các cuộc đàm phán thương mại xuyên Đại Tây Dương.
“Không thể chấp nhận được”
Phản ứng trước việc Nga tiếp nhận Crimea, ông Biden nói, hành động này “không khác gì cướp đất”.
“Thế giới đã chứng kiến rõ hành động của Nga và phủ nhận logic bất hợp lý phía sau những hành động này”, ông Biden phát biểu. Đây là lần đầu tiên một quan chức cấp cao của Mỹ có bình luận công khai sau khi Tổng thống Putin ký hiệp ước ngày 18/3 đưa Crimea trở thành một phần “không thể tách rời” của Nga.
Trong một động thái khác thể hiện sự đoàn kết của phương Tây, Tổng thống Obama hôm qua đã mời nguyên thủ các nước Canada, Pháp, Đức, Italy, Nhật Bản, Anh và EU tham dự một cuộc họp của nhóm G-7 vào ngày 24/2, bên thềm hội nghị thượng đỉnh về an ninh hạt nhân dự kiến diễn ra ngày 24-25/3 ở The Hague, Hà Lan. Nhóm G-7 trước đó đã tuyên bố ngừng chuẩn bị cho hội nghị G-8 dự kiến diễn ra ở Sochi, Nga, vào tháng 6.
Hôm qua, Anh tuyên bố ngừng hợp tác quân sự với Nga. “Hoàn toàn không thể chấp nhận được việc Nga dùng vũ lực để thay đổi biên giới”, Thủ tướng Anh David Cameron nói. Ông Cameron đe dọa, Nga sẽ phải đối mặt với “những hậu quả nghiêm trọng hơn”.
Về phần mình, Thủ tướng tạm quyền Ukraine Arseny Yatsenyuk hôm qua tuyên bố, Chính phủ lâm thời nước này sẽ không gia nhập NATO. Đây được xem là một tuyên bố nhằm làm yên lòng Nga và cộng đồng đông đảo những người nói tiếng Nga tại Ukraine.
Trong bài phát biểu kéo dài 10 phút được phát trên truyền hình, ông Yatsenyuk nói: "Với quan điểm duy trì sự thống nhất của Ukraine, việc gia nhập NATO không nằm trong chương trình nghị sự. Đất nước Ukraine sẽ được bảo vệ bởi một quân đội Ukraine hùng mạnh và hiện đại."
Tuy nhiên, Ukraine cũng đe dọa có thể quốc hữu hóa tài sản của Nga ở nước này. Bộ trưởng Tư pháp Ukraine Pavlo Petrenko khẳng định, Kiev bảo lưu quyền quốc hữu hóa tài sản của Nga nhằm trả đũa việc Crimea tuyên bố sở hữu các tài sản của Ukraine. Trước đó, Chủ tịch Ủy ban quốc phòng Duma quốc gia Nga, ôngVladimir Komoyedov, tuyên bố khoảng 20 tàu chiến và tàu hỗ trợ của hải quân Ukraine sẽ trở thành một phần trong Hạm đội Biển Đen của Nga sau khi Crimea sáp nhập vào Nga.
Về phần mình, Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon đã bày tỏ "quan ngại sâu sắc" trước việc Crimea về Nga, đồng thời lên tiếng bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine. Trong một thông cáo chung ngày 18/3, Chủ tịch Hội đồng Châu Âu Herman Van Rompuy và Chủ tịch Ủy ban Châu Âu Jose Manuel Barroso khẳng định EU “sẽ không công nhận việc Nga sáp nhập Crimea.”
Theo hãng tin Bloomberg, ông Biden hiện đang có chuyến thăm hai ngày tới khu vực nhằm trấn an các nước đồng minh trong khối quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) rằng, Mỹ sẽ hỗ trợ họ chống lại bất kỳ nỗ lực xâm lấn lãnh thổ nào từ phía Nga. Hôm nay (19/3), ông Biden sẽ có cuộc gặp tại Lithuania với Tổng thống Lativa Andris Berzins và Tổng thống Lithuania Dalia Grybauskaite trước khi trở về Washington.
“Giờ là lúc quan trọng hơn bao giờ hết, bạn bè phải đứng cạnh nhau và có chung tiếng nói. Đó là lý do vì sao tôi tới đây”, ông Biden phát biểu trong cuộc gặp ngày hôm qua (18/3) với Thủ tướng Ba Lan Donald Tusk ở Warsaw.
Châu Âu lo ngại
Các nhà lãnh đạo châu Âu có cuộc gặp với ông Biden ngày hôm qua đều đón nhận các cam kết của Mỹ, nhưng tất cả đều thúc giục cần có thêm hành động.
Trong cuộc gặp tại Warsaw với ông Biden, Tổng thống Estonia Toomas Hendrik Ilves nói, việc Nga đưa quân vào chiếm bán đảo Crimea của Ukraine “đang buộc chúng tôi phải đánh giá lại” tinh thần thời hậu chiến tranh lạnh của NATO về “một châu Âu không còn bất kỳ mối đe dọa nào”.
Theo Tổng thống Ilves, những quan điểm như vậy đến nay không còn phù hợp. “Mối quan hệ Đông - Tây cần được đặt vào một chỗ đứng khác. Chúng tôi và NATO phải rút ra kết luận của mình từ hành động của Nga”, ông Ilves nói.
Thủ tướng Ba Lan Tusk kêu gọi hợp tác quân sự chặt chẽ hơn và cho rằng, các hành động của Nga không chỉ có ảnh hướng tới Ukraine mà còn là “một thách thức đối với toàn bộ thế giới tự do”.
Tổng thống Ba Lan Bronislaw Komorowski nói, chi phí quân sự gia tăng của Nga trong những năm gần đây là “bài học đã từng được học”. Phản ứng trước đánh giá này, Phó tổng thống Mỹ Biden nói: “Chúng tôi có một ngân sách quốc phòng lớn hơn 10 nước đứng sau trên thế giới cộng lại. Bởi thế đừng lo lắng về việc chúng tôi đang đứng ở vị trí số 1”.
Theo một nguồn tin thân cận, Ba Lan và Estonia sẽ kêu gọi mở rộng lệnh trừng phạt nhằm vào Nga khi các nhà lãnh đạo Liên minh Châu Âu (EU) nhóm họp trong tuần này.
Trong cuộc gặp hôm qua, Phó tổng thống Biden nói, Mỹ đang xem xét các biện pháp “tăng cường tốc độ và quy mô hợp tác quân sự” bao gồm luân chuyển các lực lượng của Mỹ tới vùng Baltic để tập trận trên biển và trên bộ. Mỹ cũng sẽ tăng cường hoạt động tuần tra của NATO bằng máy bay từ các căn cứ ở Ba Lan và Lithuania.
Cuộc khủng hoảng ở Ukraine đã làm gia tăng lo ngại ở châu Âu, nhất là ở những nước từng là “vệ tinh” của Liên Xô cũ nay thân phương Tây. Hôm 4/3, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã cáo buộc Lithuania và Ba Lan đào tạo “những kẻ cực đoan” lật đổ Tổng thống thân Nga Viktor Yanukovych của Ukraine.
Phó tổng thống Biden nhắc đi nhắc lại về cam kết của Mỹ với điều 5 của hiệp ước NATO, trong đó nói, bất kỳ một cuộc tấn công nào vào một đồng minh của khối sẽ bị coi là tấn công vào tất cả các thành viên của khối.
Tuy nhiên, Biden không đưa ra bất kỳ cam kết nào về sử dụng chính sách năng lượng của Mỹ để giúp châu Âu giảm phụ thuộc vào Nga. Ông khuyến khích các nước châu Âu, bao gồm Ba Lan, hỗ trợ Ukraine.
Theo dự kiến, trong những tuần sắp tới, Mỹ sẽ thảo luận với các đối tác châu Âu về cách đa dạng hóa nguồn năng lượng nhằm giảm sự phụ thuộc vào Nga. Ông Biden nói, ông và Thủ tướng Tusk sẽ nói về các biện pháp trong đó Ba Lan sẽ áp dụng để đảo ngược một số dòng khí đốt của nước này để nhiên liệu chảy sang Ukraine. Ông Biden và ông Tusk cũng bàn về các cuộc đàm phán thương mại xuyên Đại Tây Dương.
“Không thể chấp nhận được”
Phản ứng trước việc Nga tiếp nhận Crimea, ông Biden nói, hành động này “không khác gì cướp đất”.
“Thế giới đã chứng kiến rõ hành động của Nga và phủ nhận logic bất hợp lý phía sau những hành động này”, ông Biden phát biểu. Đây là lần đầu tiên một quan chức cấp cao của Mỹ có bình luận công khai sau khi Tổng thống Putin ký hiệp ước ngày 18/3 đưa Crimea trở thành một phần “không thể tách rời” của Nga.
Trong một động thái khác thể hiện sự đoàn kết của phương Tây, Tổng thống Obama hôm qua đã mời nguyên thủ các nước Canada, Pháp, Đức, Italy, Nhật Bản, Anh và EU tham dự một cuộc họp của nhóm G-7 vào ngày 24/2, bên thềm hội nghị thượng đỉnh về an ninh hạt nhân dự kiến diễn ra ngày 24-25/3 ở The Hague, Hà Lan. Nhóm G-7 trước đó đã tuyên bố ngừng chuẩn bị cho hội nghị G-8 dự kiến diễn ra ở Sochi, Nga, vào tháng 6.
Hôm qua, Anh tuyên bố ngừng hợp tác quân sự với Nga. “Hoàn toàn không thể chấp nhận được việc Nga dùng vũ lực để thay đổi biên giới”, Thủ tướng Anh David Cameron nói. Ông Cameron đe dọa, Nga sẽ phải đối mặt với “những hậu quả nghiêm trọng hơn”.
Về phần mình, Thủ tướng tạm quyền Ukraine Arseny Yatsenyuk hôm qua tuyên bố, Chính phủ lâm thời nước này sẽ không gia nhập NATO. Đây được xem là một tuyên bố nhằm làm yên lòng Nga và cộng đồng đông đảo những người nói tiếng Nga tại Ukraine.
Trong bài phát biểu kéo dài 10 phút được phát trên truyền hình, ông Yatsenyuk nói: "Với quan điểm duy trì sự thống nhất của Ukraine, việc gia nhập NATO không nằm trong chương trình nghị sự. Đất nước Ukraine sẽ được bảo vệ bởi một quân đội Ukraine hùng mạnh và hiện đại."
Tuy nhiên, Ukraine cũng đe dọa có thể quốc hữu hóa tài sản của Nga ở nước này. Bộ trưởng Tư pháp Ukraine Pavlo Petrenko khẳng định, Kiev bảo lưu quyền quốc hữu hóa tài sản của Nga nhằm trả đũa việc Crimea tuyên bố sở hữu các tài sản của Ukraine. Trước đó, Chủ tịch Ủy ban quốc phòng Duma quốc gia Nga, ôngVladimir Komoyedov, tuyên bố khoảng 20 tàu chiến và tàu hỗ trợ của hải quân Ukraine sẽ trở thành một phần trong Hạm đội Biển Đen của Nga sau khi Crimea sáp nhập vào Nga.
Về phần mình, Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon đã bày tỏ "quan ngại sâu sắc" trước việc Crimea về Nga, đồng thời lên tiếng bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine. Trong một thông cáo chung ngày 18/3, Chủ tịch Hội đồng Châu Âu Herman Van Rompuy và Chủ tịch Ủy ban Châu Âu Jose Manuel Barroso khẳng định EU “sẽ không công nhận việc Nga sáp nhập Crimea.”