Cuba cắt giảm bao cấp
Chính phủ Cuba đang từng bước thực hiện xoá bỏ một số dịch vụ bao cấp, miễn phí và trợ giá đối với người dân
Chính phủ Cuba đang từng bước thực hiện xoá bỏ một số dịch vụ bao cấp, miễn phí và trợ giá đối với người dân vốn được thực hiện từ hàng chục năm nay. Đồng thời đẩy mạnh cải cách nông nghiệp, nhằm sớm đưa nền kinh tế thoát ra khỏi khó khăn hiện nay.
Các nguồn tin từ Cuba cho biết, tại nhiều cơ quan nhà nước, người lao động đã được thông báo về việc các bếp ăn tập thể sẽ đóng cửa, thay vào đó các cán bộ sẽ được trả 15 peso/ngày để ăn trưa.
Bỏ trợ giá, giảm nhập khẩu lương thực
Mô hình này được thử nghiệm tại một vài trung tâm, nếu kết quả khả quan, Chính phủ sẽ mở rộng trên toàn quốc nhằm khuyến khích dịch vụ ăn uống nhà nước và tư nhân cùng phát triển. Cho tới nay, các bếp ăn của các cơ quan nhà nước, bệnh viện, trường học người lao động đều được mua ăn trưa với mức giá rất rẻ bởi có trợ giá của nhà nước.
Tuy nhiên, Chính phủ của Chủ tịch Raul Castro cho rằng nhà nước phải đầu tư quá nhiều tiền để nhập khẩu lương thực và thực phẩm, sau đó cung cấp cho các bếp ăn tập thể. Đã nhiều lần Chủ tịch Raul nhấn mạnh nhu cầu phải xóa bỏ các hình thức miễn phí và trợ cấp thái quá, đã và đang trở thành một gánh nặng cho nền kinh tế quốc gia.
Giá trị nhập khẩu lương thực và thực phẩm hiện chiếm tới 60% tổng kim ngạch nhập khẩu của đất nước. Năm ngoái, Cuba đã phải chi tới 1,6 tỷ USD nhập khẩu lương thực và thực phẩm.
Phó chủ tịch Cuba, kiêm Bộ trưởng Nông nghiệp, Ulises Rosales del Toroo cho biết, Chính phủ nước này đã thông qua "Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn" nhằm tăng cường sản xuất lương thực, thực phẩm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân.
Theo đó, sẽ tạo điều kiện khuyến khích sản xuất tại mỗi địa phương, phù hợp với đặc tính riêng của từng vùng và tận dụng tối đa hệ thống tưới tiêu. Việc thực hiện chiến lược trên sẽ được thực hiện từng bước, 16 huyện đã được chọn để thử nghiệm mô hình này.
Trong 6 tháng đầu năm nay, Cuba đã thực hiện giao một phần đất nông nghiệp cho các hộ cá thể sản xuất. Ngành chăn nuôi bò, đặc biệt là sản xuất sữa trong những tháng gần đây, ngoài việc cung cấp sữa tươi cho các nhà máy, đã đáp ứng đủ nhu cầu sữa tươi cho nhân dân tại 60/89 huyện của cả nước. Cuba sẽ không phải nhập khẩu 5.600 tấn sữa bột trong năm nay.
Nền kinh tế còn nhiều khó khăn
Báo cáo của Liên hiệp quốc cũng ghi nhận những nỗ lực phát triển nông nghiệp của Cuba trong điều kiện không mấy thuận lợi do đất đai bạc màu và điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Có tới 75% đất nông nghiệp của Cuba không màu mỡ, trong đó gần 15% bị nhiễm mặn và 14% nghèo chất hữu cơ.
Đối phó tình trạng này, Viện Rau quả nhiệt đới của Cuba (INIVIT) đang lưu trữ trong ngân hàng gien của mình 650 giống khoai lang, 512 giống sắn, 327 giống chuối, 120 giống khoai mỡ và 152 giống khoai sọ... Nguồn gien này là tài sản quý giúp các nhà khoa học Cuba lai tạo nhiều giống cây mới có khả năng thích nghi và chống lại sự khắc nghiệt của khí hậu.
Ưu thế của Cuba là có tới 11 cơ sở nghiên cứu sinh học phân tử chuyên nghiên cứu, phát triển và sản xuất các loại giống cây, đảm bảo cung cấp 40 triệu cây giống mới hàng năm cho nền nông nghiệp, trên cơ sở sử dụng phương pháp nhân giống trong ống nghiệm.
Cuba hiện nay đảm bảo cung cấp 94% nguồn giống cho nền nông nghiệp trong nước. Tuy nhiên, dù lĩnh vực nông nghiệp đạt một số thành tựu, tình hình chung của kinh tế Cuba hiện vẫn rất khó khăn.
Tại cuộc họp của Ủy ban Kinh tế Quốc hội, Bộ Kinh tế và Kế hoạch Cuba thừa nhận tình trạng nghiêm trọng hiện nay của nền kinh tế do tác động của cuộc khủng hoảng thế giới. Kim ngạch xuất khẩu niken và nguồn thu từ du lịch, hai ngành kinh tế mũi nhọn giảm đáng kể từ đầu năm tới nay.
Chủ tịch Raul Castro thông báo Chính phủ đã buộc phải điều chỉnh dự báo tăng trưởng kinh tế trong năm nay từ mức 6% xuống còn 1,7%, sau khi đã hạ xuống 2,5% vào tháng 4 vừa qua. Chính phủ đã phải cắt giảm tối đa chi tiêu nhằm đạt mục tiêu không thâm hụt cán cân thanh toán vào năm 2010, đồng thời ưu tiên tuyệt đối phát triển những ngành sản xuất và dịch vụ đem lại ngoại tệ cho đất nước.
Các nguồn tin từ Cuba cho biết, tại nhiều cơ quan nhà nước, người lao động đã được thông báo về việc các bếp ăn tập thể sẽ đóng cửa, thay vào đó các cán bộ sẽ được trả 15 peso/ngày để ăn trưa.
Bỏ trợ giá, giảm nhập khẩu lương thực
Mô hình này được thử nghiệm tại một vài trung tâm, nếu kết quả khả quan, Chính phủ sẽ mở rộng trên toàn quốc nhằm khuyến khích dịch vụ ăn uống nhà nước và tư nhân cùng phát triển. Cho tới nay, các bếp ăn của các cơ quan nhà nước, bệnh viện, trường học người lao động đều được mua ăn trưa với mức giá rất rẻ bởi có trợ giá của nhà nước.
Tuy nhiên, Chính phủ của Chủ tịch Raul Castro cho rằng nhà nước phải đầu tư quá nhiều tiền để nhập khẩu lương thực và thực phẩm, sau đó cung cấp cho các bếp ăn tập thể. Đã nhiều lần Chủ tịch Raul nhấn mạnh nhu cầu phải xóa bỏ các hình thức miễn phí và trợ cấp thái quá, đã và đang trở thành một gánh nặng cho nền kinh tế quốc gia.
Giá trị nhập khẩu lương thực và thực phẩm hiện chiếm tới 60% tổng kim ngạch nhập khẩu của đất nước. Năm ngoái, Cuba đã phải chi tới 1,6 tỷ USD nhập khẩu lương thực và thực phẩm.
Phó chủ tịch Cuba, kiêm Bộ trưởng Nông nghiệp, Ulises Rosales del Toroo cho biết, Chính phủ nước này đã thông qua "Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn" nhằm tăng cường sản xuất lương thực, thực phẩm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân.
Theo đó, sẽ tạo điều kiện khuyến khích sản xuất tại mỗi địa phương, phù hợp với đặc tính riêng của từng vùng và tận dụng tối đa hệ thống tưới tiêu. Việc thực hiện chiến lược trên sẽ được thực hiện từng bước, 16 huyện đã được chọn để thử nghiệm mô hình này.
Trong 6 tháng đầu năm nay, Cuba đã thực hiện giao một phần đất nông nghiệp cho các hộ cá thể sản xuất. Ngành chăn nuôi bò, đặc biệt là sản xuất sữa trong những tháng gần đây, ngoài việc cung cấp sữa tươi cho các nhà máy, đã đáp ứng đủ nhu cầu sữa tươi cho nhân dân tại 60/89 huyện của cả nước. Cuba sẽ không phải nhập khẩu 5.600 tấn sữa bột trong năm nay.
Nền kinh tế còn nhiều khó khăn
Báo cáo của Liên hiệp quốc cũng ghi nhận những nỗ lực phát triển nông nghiệp của Cuba trong điều kiện không mấy thuận lợi do đất đai bạc màu và điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Có tới 75% đất nông nghiệp của Cuba không màu mỡ, trong đó gần 15% bị nhiễm mặn và 14% nghèo chất hữu cơ.
Đối phó tình trạng này, Viện Rau quả nhiệt đới của Cuba (INIVIT) đang lưu trữ trong ngân hàng gien của mình 650 giống khoai lang, 512 giống sắn, 327 giống chuối, 120 giống khoai mỡ và 152 giống khoai sọ... Nguồn gien này là tài sản quý giúp các nhà khoa học Cuba lai tạo nhiều giống cây mới có khả năng thích nghi và chống lại sự khắc nghiệt của khí hậu.
Ưu thế của Cuba là có tới 11 cơ sở nghiên cứu sinh học phân tử chuyên nghiên cứu, phát triển và sản xuất các loại giống cây, đảm bảo cung cấp 40 triệu cây giống mới hàng năm cho nền nông nghiệp, trên cơ sở sử dụng phương pháp nhân giống trong ống nghiệm.
Cuba hiện nay đảm bảo cung cấp 94% nguồn giống cho nền nông nghiệp trong nước. Tuy nhiên, dù lĩnh vực nông nghiệp đạt một số thành tựu, tình hình chung của kinh tế Cuba hiện vẫn rất khó khăn.
Tại cuộc họp của Ủy ban Kinh tế Quốc hội, Bộ Kinh tế và Kế hoạch Cuba thừa nhận tình trạng nghiêm trọng hiện nay của nền kinh tế do tác động của cuộc khủng hoảng thế giới. Kim ngạch xuất khẩu niken và nguồn thu từ du lịch, hai ngành kinh tế mũi nhọn giảm đáng kể từ đầu năm tới nay.
Chủ tịch Raul Castro thông báo Chính phủ đã buộc phải điều chỉnh dự báo tăng trưởng kinh tế trong năm nay từ mức 6% xuống còn 1,7%, sau khi đã hạ xuống 2,5% vào tháng 4 vừa qua. Chính phủ đã phải cắt giảm tối đa chi tiêu nhằm đạt mục tiêu không thâm hụt cán cân thanh toán vào năm 2010, đồng thời ưu tiên tuyệt đối phát triển những ngành sản xuất và dịch vụ đem lại ngoại tệ cho đất nước.