Cuba chính thức mở Đại sứ quán tại Mỹ
Nhà ngoại giao Carlos Alzugary của Cuba nói: “Đây là một thời điểm lịch sử”
Quốc kỳ Cuba dự kiến sẽ bay trên đại sứ quán nước này ở Washington ngày 20/7, đánh dấu lần đầu tiên Đại sứ quán Cuba được mở cửa trở lại ở thủ đô nước Mỹ, kể từ khi quan hệ ngoại giao giữa hai nước bị cắt đứt vào năm 1961.
Theo tờ Telegraph, các nhà ngoại giao Cuba tại Washington dự định sẽ kéo lá quốc kỳ vào thời khắc chỉ 1 phút sau 12h đêm theo giờ sở tại. Một buổi lễ cũng sẽ được tổ chức để đánh dấu sự tan băng đã kéo dài hơn nửa thế kỷ trong quan hệ Mỹ-Cuba.
Đại sứ Cuba tại Washington, ông Jose Ramon Cabanas, phát biểu: “Vào thời khắc đó, chúng ta sẽ cảm nhận được toàn bộ lịch sử của mối quan hệ song phương... Đối với chúng tôi, đó là một dịp để ăn mừng”.
Cùng ngày, lá cờ Cuba cũng sẽ xuất hiện tại lối vào trụ sở Bộ Ngoại giao Mỹ, cùng với quốc kỳ của các nước mà Mỹ thiết lập quan hệ ngoại giao.
Theo dự kiến, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry sẽ chính thức tiếp đón người đồng cấp Cuba Bruno Rodriguez trong một cuộc gặp sau đó cùng ngày 20/7 tại Washington.
Khu lợi ích Mỹ (US Interests Section) tại thủ đô Havana ở Cuba cũng sẽ chính thức được nâng cấp lên thành đại sứ quán. Tuy vậy, lễ thượng cờ chính thức tại Đại sứ quán Mỹ ở Cuba sẽ không diễn ra trước chuyến thăm của Ngoại trưởng Mỹ Kerry tới Havana vào tháng 8.
Tổng thống Mỹ Dwight Eisenhower cắt đứt quan hệ giữa Washington và Havana vào năm 1961 sau khi lãnh tụ Fidel Castro lên cầm quyền ở Cuba. Tháng 12 năm ngoái, Tổng thống Mỹ Barack Obama và Chủ tịch Cuba Fidel Castro nhất trí nối lại quan hệ ngoại giao giữa hai nước.
Tuy nhiên, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ John Kirby nhấn mạnh rằng vẫn còn những vấn đề khác biệt giữa hai nước, bao gồm các vấn đề bồi thường, cấm vận thương mại, nhân quyền. Ngoài ra, việc Tổng thông Obama nối lại quan hệ với Cuba cũng vấp phải sự phản đối của một số thành viên Đảng Cộng hòa.
Mặc dù vậy, nhà ngoại giao Carlos Alzugary của Cuba nói: “Đây là một thời điểm lịch sử. Việc hai nước mở lại đại sứ quán cho thấy hai bên đang đối xử với nhau bằng sự tin tưởng và tôn trọng”.
Theo nhận định của ông Ted Piccone, chuyên gia từ Viện Brookings của Mỹ, Cuba cần Mỹ với tư cách một đối tác kinh tế, hy vọng sẽ thu hút được nhiều vốn đầu tư và tri thức mới để phát triển kinh tế theo mô hình xã hội chủ nghĩa mà không cần phải thực hiện cải cách chính trị.
“Xây dựng niềm tin là yếu tố sống còn để mối quan hệ này tiến xa hơn”, ông Piccone nhận định.
Theo tờ Telegraph, các nhà ngoại giao Cuba tại Washington dự định sẽ kéo lá quốc kỳ vào thời khắc chỉ 1 phút sau 12h đêm theo giờ sở tại. Một buổi lễ cũng sẽ được tổ chức để đánh dấu sự tan băng đã kéo dài hơn nửa thế kỷ trong quan hệ Mỹ-Cuba.
Đại sứ Cuba tại Washington, ông Jose Ramon Cabanas, phát biểu: “Vào thời khắc đó, chúng ta sẽ cảm nhận được toàn bộ lịch sử của mối quan hệ song phương... Đối với chúng tôi, đó là một dịp để ăn mừng”.
Cùng ngày, lá cờ Cuba cũng sẽ xuất hiện tại lối vào trụ sở Bộ Ngoại giao Mỹ, cùng với quốc kỳ của các nước mà Mỹ thiết lập quan hệ ngoại giao.
Theo dự kiến, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry sẽ chính thức tiếp đón người đồng cấp Cuba Bruno Rodriguez trong một cuộc gặp sau đó cùng ngày 20/7 tại Washington.
Khu lợi ích Mỹ (US Interests Section) tại thủ đô Havana ở Cuba cũng sẽ chính thức được nâng cấp lên thành đại sứ quán. Tuy vậy, lễ thượng cờ chính thức tại Đại sứ quán Mỹ ở Cuba sẽ không diễn ra trước chuyến thăm của Ngoại trưởng Mỹ Kerry tới Havana vào tháng 8.
Tổng thống Mỹ Dwight Eisenhower cắt đứt quan hệ giữa Washington và Havana vào năm 1961 sau khi lãnh tụ Fidel Castro lên cầm quyền ở Cuba. Tháng 12 năm ngoái, Tổng thống Mỹ Barack Obama và Chủ tịch Cuba Fidel Castro nhất trí nối lại quan hệ ngoại giao giữa hai nước.
Tuy nhiên, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ John Kirby nhấn mạnh rằng vẫn còn những vấn đề khác biệt giữa hai nước, bao gồm các vấn đề bồi thường, cấm vận thương mại, nhân quyền. Ngoài ra, việc Tổng thông Obama nối lại quan hệ với Cuba cũng vấp phải sự phản đối của một số thành viên Đảng Cộng hòa.
Mặc dù vậy, nhà ngoại giao Carlos Alzugary của Cuba nói: “Đây là một thời điểm lịch sử. Việc hai nước mở lại đại sứ quán cho thấy hai bên đang đối xử với nhau bằng sự tin tưởng và tôn trọng”.
Theo nhận định của ông Ted Piccone, chuyên gia từ Viện Brookings của Mỹ, Cuba cần Mỹ với tư cách một đối tác kinh tế, hy vọng sẽ thu hút được nhiều vốn đầu tư và tri thức mới để phát triển kinh tế theo mô hình xã hội chủ nghĩa mà không cần phải thực hiện cải cách chính trị.
“Xây dựng niềm tin là yếu tố sống còn để mối quan hệ này tiến xa hơn”, ông Piccone nhận định.