Cuba đẩy mạnh cải cách kinh tế
Chính phủ Cuba vừa ban hành sắc lệnh đẩy nhanh tiến trình trao quyền sở hữu tư nhân về nhà ở do Nhà nước quản lý
Sau một loạt cải cách trong lĩnh vực nông nghiệp, du lịch, tiền lương... Chính phủ Cuba vừa ban hành sắc lệnh đẩy nhanh tiến trình trao quyền sở hữu tư nhân về nhà ở do Nhà nước quản lý cho hàng ngàn người dân nước này.
Một loạt cải cách trong lĩnh vực kinh tế - xã hội của Cuba gần đây đã được dư luận quốc tế quan tâm và người dân nước này hoan nghênh. Các nhà phân tích cho rằng những động thái này nhằm mở đường cho các cuộc cải cách với quy mô lớn hơn.
Thừa nhận quyền sở hữu tư nhân
Theo sắc lệnh được công bố hôm 11/4, chính phủ Cuba sẽ giải quyết cấp quyền sở hữu nhà đất cho những công dân Cuba vẫn đang phải thuê nhà ở của nhà nước, vốn được phân cho họ từ 20 năm trước thông qua vị trí công tác. Sắc lệnh nói trên sẽ đơn giản hóa nhiều thủ tục quan liêu nhằm thừa nhận quyền sở hữu tư nhân, đồng thời cho phép những ngôi nhà từng thuộc quyền sở hữu nhà nước này được chuyển nhượng lại cho con cái (của chủ sở hữu tư nhân) như tài sản thừa kế.
Trước đó, chính quyền Cuba cũng thông báo xoá bỏ quy định hạn chế lương (bao cấp), theo đó cho phép công nhân viên nhà nước và nhiều thành phần lao động khác có thể kiếm thêm thu nhập càng nhiều càng tốt, tùy theo năng lực của họ. Chính sách này được xem như là động lực khuyến khích tăng năng suất lao động. Nhà bình luận kinh tế Ariel Terrero cho rằng, quyết định này nhằm xoá bỏ mức trần về lương, bảo đảm công bằng xã hội.
Một trong những cải cách kinh tế lớn của Cuba là cải cách nông nghiệp. Trong đó, cho phép nông dân tự quyết định cách sử dụng để trồng trọt có hiệu quả. Đất công chưa sử dụng đã được giao khoán cho nông dân và một số mặt hàng nông phẩm lương thực như khoai tây, được tăng giá.
Cuối tháng 3, chính quyền Cuba cũng đã cho phép các khách sạn tự do mở cửa đối với người dân trong nước, đồng thời cho nhân dân mua tự do các đồ điện tử gia dụng, máy tính, điện thoại di động, cũng như máy móc, thiết bị, nông cụ... Theo đó, lần đầu tiên người dân Cuba được phép truy cập điện thoại di động không hạn chế.
Trước đây, chỉ những người nước ngoài hoặc người Cuba làm việc cho các công ty nước ngoài mới được phép sử dụng điện thoại di động. Tập đoàn viễn thông độc quyền ETECSA cho biết bắt đầu đưa dịch vụ ra công chúng. Sắp tới người Cuba sẽ được đăng ký thuê bao trả trước dưới tên mình, nhưng dịch vụ này phải được trả bằng ngoại tệ.
Kinh tế vượt qua thời kỳ suy thoái
Chính phủ Cuba cũng vừa bỏ lệnh cấm công dân nước mình trú ngụ tại khách sạn vốn trước đây chỉ dành phục vụ khách nước ngoài. Khách Cuba khi trú ngụ khách sạn phải trả bằng ngoại tệ. Họ cũng có thể thuê xe từ các công ty quốc doanh.
Cách đây vài tháng, Chủ tịch Raul Castro đã thừa nhận rằng mức lương chung là quá thấp và cần có sự cải cách về nông nghiệp để nuôi sống đất nước.
Tuy nhiên, báo Granma, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Cuba khẳng định, những quyết sách nói trên không phải quyết định của một cá nhân nào, mà nó nằm trong quá trình cải cách được Fidel khởi xướng; Chủ tịch Raul Castro cùng Ban lãnh đạo Đảng Cộng sản Cuba triển khai và hàng triệu người dân nước này góp ý kiến. Đảng Cộng sản Cuba đã tổ chức thảo luận ở mọi cấp để người dân có thể bày tỏ khó khăn trong đời sống hằng ngày và đề nghị hướng cải cách kinh tế trong tương lai.
Những năm gần đây, kinh tế Cuba đã vượt tình trạng suy thoái và bước vào thời kỳ tăng trưởng khá, kể từ năm 2005 đến nay. Đây là nền kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng bình quân cao nhất ở khu vực Mỹ Latinh, đặc biệt năm 2006 đạt tốc độ 12,5%. Khẩu hiệu chỉ đạo hoạt động kinh tế của đất nước Cuba được đưa ra là: “Sản xuất ra nhiều nhất bằng ít nguồn lực nhất”.
Trên thực tế, sản lượng điện sản xuất tăng trên 7%/năm trong khi nhu cầu tiêu thụ tăng 4,2%/năm nhờ áp dụng nhiều biện pháp tiết kiệm. Vấn nạn cắt điện đã cơ bản được khắc phục trên phạm vi toàn quốc.
Thu hút đầu tư nước ngoài của Cuba tăng 25 - 30%/năm liên tục trong 2-3 năm qua, chủ yếu vào các ngành công nghiệp dược phẩm, khai thác dầu khí, đánh cá, viễn thông, xây dựng và sản xuất vật liệu xây dựng. Ngoại thương Cuba cũng đã vượt qua khó khăn, trở ngại do chính sách bao vây, cấm vận của Mỹ, đạt giá trị xuất khẩu năm 2006 là 10,4 tỷ USD, tăng 45% so với năm 2005 và năm 2007 đạt hơn 11 tỷ USD.
Chính phủ Cuba cũng đã có nhiều biện pháp hữu hiệu cải thiện đáng kể khả năng tín dụng của đất nước trên thị trường tài chính quốc tế, đồng thời đã nâng cao chất lượng hàng hóa xuất khẩu.
Một loạt cải cách trong lĩnh vực kinh tế - xã hội của Cuba gần đây đã được dư luận quốc tế quan tâm và người dân nước này hoan nghênh. Các nhà phân tích cho rằng những động thái này nhằm mở đường cho các cuộc cải cách với quy mô lớn hơn.
Thừa nhận quyền sở hữu tư nhân
Theo sắc lệnh được công bố hôm 11/4, chính phủ Cuba sẽ giải quyết cấp quyền sở hữu nhà đất cho những công dân Cuba vẫn đang phải thuê nhà ở của nhà nước, vốn được phân cho họ từ 20 năm trước thông qua vị trí công tác. Sắc lệnh nói trên sẽ đơn giản hóa nhiều thủ tục quan liêu nhằm thừa nhận quyền sở hữu tư nhân, đồng thời cho phép những ngôi nhà từng thuộc quyền sở hữu nhà nước này được chuyển nhượng lại cho con cái (của chủ sở hữu tư nhân) như tài sản thừa kế.
Trước đó, chính quyền Cuba cũng thông báo xoá bỏ quy định hạn chế lương (bao cấp), theo đó cho phép công nhân viên nhà nước và nhiều thành phần lao động khác có thể kiếm thêm thu nhập càng nhiều càng tốt, tùy theo năng lực của họ. Chính sách này được xem như là động lực khuyến khích tăng năng suất lao động. Nhà bình luận kinh tế Ariel Terrero cho rằng, quyết định này nhằm xoá bỏ mức trần về lương, bảo đảm công bằng xã hội.
Một trong những cải cách kinh tế lớn của Cuba là cải cách nông nghiệp. Trong đó, cho phép nông dân tự quyết định cách sử dụng để trồng trọt có hiệu quả. Đất công chưa sử dụng đã được giao khoán cho nông dân và một số mặt hàng nông phẩm lương thực như khoai tây, được tăng giá.
Cuối tháng 3, chính quyền Cuba cũng đã cho phép các khách sạn tự do mở cửa đối với người dân trong nước, đồng thời cho nhân dân mua tự do các đồ điện tử gia dụng, máy tính, điện thoại di động, cũng như máy móc, thiết bị, nông cụ... Theo đó, lần đầu tiên người dân Cuba được phép truy cập điện thoại di động không hạn chế.
Trước đây, chỉ những người nước ngoài hoặc người Cuba làm việc cho các công ty nước ngoài mới được phép sử dụng điện thoại di động. Tập đoàn viễn thông độc quyền ETECSA cho biết bắt đầu đưa dịch vụ ra công chúng. Sắp tới người Cuba sẽ được đăng ký thuê bao trả trước dưới tên mình, nhưng dịch vụ này phải được trả bằng ngoại tệ.
Kinh tế vượt qua thời kỳ suy thoái
Chính phủ Cuba cũng vừa bỏ lệnh cấm công dân nước mình trú ngụ tại khách sạn vốn trước đây chỉ dành phục vụ khách nước ngoài. Khách Cuba khi trú ngụ khách sạn phải trả bằng ngoại tệ. Họ cũng có thể thuê xe từ các công ty quốc doanh.
Cách đây vài tháng, Chủ tịch Raul Castro đã thừa nhận rằng mức lương chung là quá thấp và cần có sự cải cách về nông nghiệp để nuôi sống đất nước.
Tuy nhiên, báo Granma, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Cuba khẳng định, những quyết sách nói trên không phải quyết định của một cá nhân nào, mà nó nằm trong quá trình cải cách được Fidel khởi xướng; Chủ tịch Raul Castro cùng Ban lãnh đạo Đảng Cộng sản Cuba triển khai và hàng triệu người dân nước này góp ý kiến. Đảng Cộng sản Cuba đã tổ chức thảo luận ở mọi cấp để người dân có thể bày tỏ khó khăn trong đời sống hằng ngày và đề nghị hướng cải cách kinh tế trong tương lai.
Những năm gần đây, kinh tế Cuba đã vượt tình trạng suy thoái và bước vào thời kỳ tăng trưởng khá, kể từ năm 2005 đến nay. Đây là nền kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng bình quân cao nhất ở khu vực Mỹ Latinh, đặc biệt năm 2006 đạt tốc độ 12,5%. Khẩu hiệu chỉ đạo hoạt động kinh tế của đất nước Cuba được đưa ra là: “Sản xuất ra nhiều nhất bằng ít nguồn lực nhất”.
Trên thực tế, sản lượng điện sản xuất tăng trên 7%/năm trong khi nhu cầu tiêu thụ tăng 4,2%/năm nhờ áp dụng nhiều biện pháp tiết kiệm. Vấn nạn cắt điện đã cơ bản được khắc phục trên phạm vi toàn quốc.
Thu hút đầu tư nước ngoài của Cuba tăng 25 - 30%/năm liên tục trong 2-3 năm qua, chủ yếu vào các ngành công nghiệp dược phẩm, khai thác dầu khí, đánh cá, viễn thông, xây dựng và sản xuất vật liệu xây dựng. Ngoại thương Cuba cũng đã vượt qua khó khăn, trở ngại do chính sách bao vây, cấm vận của Mỹ, đạt giá trị xuất khẩu năm 2006 là 10,4 tỷ USD, tăng 45% so với năm 2005 và năm 2007 đạt hơn 11 tỷ USD.
Chính phủ Cuba cũng đã có nhiều biện pháp hữu hiệu cải thiện đáng kể khả năng tín dụng của đất nước trên thị trường tài chính quốc tế, đồng thời đã nâng cao chất lượng hàng hóa xuất khẩu.