Cuba giảm nửa triệu việc làm khu vực quốc doanh
Chính phủ Cuba ngày 13/9 tuyên bố sẽ cắt giảm ít nhất nửa triệu việc làm trong lĩnh vực quốc doanh trong vòng 6 tháng tới
Chính phủ Cuba ngày 13/9 tuyên bố sẽ cắt giảm ít nhất nửa triệu việc làm trong lĩnh vực quốc doanh trong vòng 6 tháng tới. Đồng thời, trong bối cảnh nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, các nhà chức trách Cuba cũng sẽ cho phép gia tăng số lượng việc làm trong khu vực tư nhân.
Hãng tin CNN dẫn nguồn từ báo chí Cuba cho biết, Chủ tịch Cuba Raul Castro đang thực hiện cam kết cắt giảm khoảng 1 triệu việc làm trong lĩnh vực quốc doanh mà ông đưa ra hồi tháng 8 vừa qua. Số lượng việc làm sẽ bị cắt giảm này tương đương với 1/5 lực lượng lao động chính thức ở Cuba. Tuy nhiên, đợt cắt giảm nửa triệu lao động vừa được công bố diễn sớm hơn so với dự kiến ban đầu.
“Nhà nước không thể và không nên duy trì những công ty, những thực thể sản xuất và dịch vụ với số lượng lao động tăng cao và thua lỗ, gây thiệt hại cho nền kinh tế đồng thời dẫn tới những thói quen và hành vi xấu của người lao động”, tổ chức công đoàn chính thức của Cuba CTC nhận định trên báo chí.
Hồi tháng 8, Chủ tịch Raul Castro tuyên bố, việc cắt giảm 1 triệu công việc trong lĩnh vực quốc doanh sẽ được thực hiện trong vòng 5 năm tới. Khi đó, ông cho biết, Chính phủ Cuba “nhất trí việc mở rộng hoạt động tự doanh và coi đây là một lựa chọn việc làm khác của những lao động dôi dư”.
Theo hãng tin AP, cùng với việc cắt giảm lao động này, Chính phủ Cuba cũng sẽ cải tổ cấu trúc lao động và hệ thống tiền lương nhằm nhấn mạnh vấn đề năng suất, sao cho công nhân “được trả theo đúng kết quả lao động”.
Hãng tin CNN nhận định, những biến động chóng vánh và không thể lường trước về kinh tế đã khiến nhiều người dân Cuba lo ngại rằng, việc làm từ lâu mà Chính phủ đem lại cho họ sẽ không được đảm bảo nữa. Những người khác thì hy vọng sẽ có cơ hội tham gia vào việc thiết lập giá cả và có thu nhập cao hơn. Mức lương bình quân trong lĩnh vực quốc doanh của Cuba chỉ là 20 USD/tháng.
90% nền kinh tế Cuba hiện nằm dưới sự quản lý của nhà nước, từ các lĩnh vực như cửa hàng bán kem, cửa hàng xăng dầu, tới các nhà máy và các phòng thí nghiệm khoa học. Những ngành nghề mang tính độc lập truyền thống như thợ mộc, thợ sửa ống nước, thợ sửa giày dép… cũng nằm trong lĩnh vực quốc doanh.
Tỷ lệ thất nghiệp tại Cuba năm ngoái là 1,7% và chưa khi nào vượt mức 3% trong 8 năm qua. Tuy nhiên, trên thực tế, có rất nhiều người Cuba không muốn tìm việc làm vì mức lương quá thấp.
Báo chí nhà nước Cuba hôm 13/9 không cung cấp chi tiết về việc các doanh nghiệp tư nhân sẽ được phép phát triển ở các ngành nghề nào, hay đâu là những ngành nghề sẽ chịu sự cắt giảm việc làm. Tuy nhiên, các tờ báo đã nói tới những ngành nghề vẫn được coi là chiến lược của Cuba.
“Trong khu vực kinh tế nhà nước, chỉ có thể duy trì những vị trí làm việc không thể cắt giảm thuộc những ngành mà lực lượng lao động từ trước tới nay vẫn thiếu, như nông nghiệp, xây dựng, giáo dục, cảnh sát, công nhân công nghiệp…”, kế hoạch của Chính phủ Cuba được báo chí nước này đăng tải.
Bản kế hoạch tránh sử dụng từ “tư nhân”, nhưng cho biết, những dạng sử dụng lao động khác sẽ được cho phép, bao gồm việc thuê hoặc mượn các cơ sở của nhà nước, hợp tác xã, hoặc tự doanh. Kế hoạch dự báo “hàng trăm ngàn công nhân” sẽ tìm thấy việc làm bên ngoài khu vực quốc doanh trong vài năm tới.
Từ khi tiếp quản chức Chủ tịch Cuba từ người anh trai Fidel Castro vào năm 2006, ông Raul Castro đã thực hiện một số cải cách kinh tế nhỏ theo hướng thị trường tự do.
Chẳng hạn, vào hồi tháng 4 vừa qua, các cửa hàng cắt tóc quốc doanh ở Cuba đã được bàn giao lại cho nhân viên làm việc tại đó. Những người này sẽ trả tiền thuê cửa hàng và đóng thuế, nhưng được quyền áp giá dịch vụ. Chính phủ Cuba cũng đã cấp phép cho các hãng taxi tư nhân. Trong vòng khoảng hai năm trở lại đây, đất bỏ hoang ở Cuba đã được giao cho nông dân không nằm trong khu vực quốc doanh để họ tự canh tác.
Theo AP, chương trình cải tổ lao động của Cuba được công bố chỉ 1 tuần sau khi một số tờ báo Mỹ cho biết, khi trả lời phỏng vấn, lãnh tụ Fidel Castro cho rằng, mô hình kinh tế của Cuba không còn phù hợp nữa.
Hãng tin CNN dẫn nguồn từ báo chí Cuba cho biết, Chủ tịch Cuba Raul Castro đang thực hiện cam kết cắt giảm khoảng 1 triệu việc làm trong lĩnh vực quốc doanh mà ông đưa ra hồi tháng 8 vừa qua. Số lượng việc làm sẽ bị cắt giảm này tương đương với 1/5 lực lượng lao động chính thức ở Cuba. Tuy nhiên, đợt cắt giảm nửa triệu lao động vừa được công bố diễn sớm hơn so với dự kiến ban đầu.
“Nhà nước không thể và không nên duy trì những công ty, những thực thể sản xuất và dịch vụ với số lượng lao động tăng cao và thua lỗ, gây thiệt hại cho nền kinh tế đồng thời dẫn tới những thói quen và hành vi xấu của người lao động”, tổ chức công đoàn chính thức của Cuba CTC nhận định trên báo chí.
Hồi tháng 8, Chủ tịch Raul Castro tuyên bố, việc cắt giảm 1 triệu công việc trong lĩnh vực quốc doanh sẽ được thực hiện trong vòng 5 năm tới. Khi đó, ông cho biết, Chính phủ Cuba “nhất trí việc mở rộng hoạt động tự doanh và coi đây là một lựa chọn việc làm khác của những lao động dôi dư”.
Theo hãng tin AP, cùng với việc cắt giảm lao động này, Chính phủ Cuba cũng sẽ cải tổ cấu trúc lao động và hệ thống tiền lương nhằm nhấn mạnh vấn đề năng suất, sao cho công nhân “được trả theo đúng kết quả lao động”.
Hãng tin CNN nhận định, những biến động chóng vánh và không thể lường trước về kinh tế đã khiến nhiều người dân Cuba lo ngại rằng, việc làm từ lâu mà Chính phủ đem lại cho họ sẽ không được đảm bảo nữa. Những người khác thì hy vọng sẽ có cơ hội tham gia vào việc thiết lập giá cả và có thu nhập cao hơn. Mức lương bình quân trong lĩnh vực quốc doanh của Cuba chỉ là 20 USD/tháng.
90% nền kinh tế Cuba hiện nằm dưới sự quản lý của nhà nước, từ các lĩnh vực như cửa hàng bán kem, cửa hàng xăng dầu, tới các nhà máy và các phòng thí nghiệm khoa học. Những ngành nghề mang tính độc lập truyền thống như thợ mộc, thợ sửa ống nước, thợ sửa giày dép… cũng nằm trong lĩnh vực quốc doanh.
Tỷ lệ thất nghiệp tại Cuba năm ngoái là 1,7% và chưa khi nào vượt mức 3% trong 8 năm qua. Tuy nhiên, trên thực tế, có rất nhiều người Cuba không muốn tìm việc làm vì mức lương quá thấp.
Báo chí nhà nước Cuba hôm 13/9 không cung cấp chi tiết về việc các doanh nghiệp tư nhân sẽ được phép phát triển ở các ngành nghề nào, hay đâu là những ngành nghề sẽ chịu sự cắt giảm việc làm. Tuy nhiên, các tờ báo đã nói tới những ngành nghề vẫn được coi là chiến lược của Cuba.
“Trong khu vực kinh tế nhà nước, chỉ có thể duy trì những vị trí làm việc không thể cắt giảm thuộc những ngành mà lực lượng lao động từ trước tới nay vẫn thiếu, như nông nghiệp, xây dựng, giáo dục, cảnh sát, công nhân công nghiệp…”, kế hoạch của Chính phủ Cuba được báo chí nước này đăng tải.
Bản kế hoạch tránh sử dụng từ “tư nhân”, nhưng cho biết, những dạng sử dụng lao động khác sẽ được cho phép, bao gồm việc thuê hoặc mượn các cơ sở của nhà nước, hợp tác xã, hoặc tự doanh. Kế hoạch dự báo “hàng trăm ngàn công nhân” sẽ tìm thấy việc làm bên ngoài khu vực quốc doanh trong vài năm tới.
Từ khi tiếp quản chức Chủ tịch Cuba từ người anh trai Fidel Castro vào năm 2006, ông Raul Castro đã thực hiện một số cải cách kinh tế nhỏ theo hướng thị trường tự do.
Chẳng hạn, vào hồi tháng 4 vừa qua, các cửa hàng cắt tóc quốc doanh ở Cuba đã được bàn giao lại cho nhân viên làm việc tại đó. Những người này sẽ trả tiền thuê cửa hàng và đóng thuế, nhưng được quyền áp giá dịch vụ. Chính phủ Cuba cũng đã cấp phép cho các hãng taxi tư nhân. Trong vòng khoảng hai năm trở lại đây, đất bỏ hoang ở Cuba đã được giao cho nông dân không nằm trong khu vực quốc doanh để họ tự canh tác.
Theo AP, chương trình cải tổ lao động của Cuba được công bố chỉ 1 tuần sau khi một số tờ báo Mỹ cho biết, khi trả lời phỏng vấn, lãnh tụ Fidel Castro cho rằng, mô hình kinh tế của Cuba không còn phù hợp nữa.