Cung tiền, tín dụng tăng nhưng thanh khoản khó
Số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại tài liệu phục vụ cuộc họp Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính - tiền tệ Quốc gia
Theo số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại tài liệu phục vụ cuộc họp Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính - tiền tệ Quốc gia, tổng phương tiện thanh toán (M2) đến ngày 20/5/2011 ước tăng 0,31% so với tháng trước và tăng 1,59% so với tháng 12/2010.
Trong cùng mức so sánh này, tín dụng đối với nền kinh tế ước tăng 0,1% so với tháng trước và tăng 6,16% so với cuối năm 2010.
Nếu so với chỉ tiêu điều chỉnh tại Nghị quyết 11 của Chính phủ, cả hai con số kể trên đều cho thấy Ngân hàng Nhà nước dường như đang thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ hơn so với “trần” cho phép.
Nhưng huy động vốn cũng cho thấy khó khăn nhất định. Số dư tiền gửi của khách hàng tại các tổ chức tín dụng tính đến 20/5 ước tăng 0,62% so với tháng trước và 1,45% so với cuối năm 2010.
Đi cùng với khó khăn huy động là vấn đề thanh khoản của hệ thống ngân hàng. Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, “tình trạng thiếu thanh khoản, nguy cơ mất khả năng thanh toán không chỉ xảy ra đối với ngân hàng nhỏ mà cả các ngân hàng lớn. Trước tính hình đó, để giảm bớt căng thẳng, Ngân hàng Nhà nước đã quyết định mua 1 tỷ USD để bổ sung dự trữ ngoại hối, đưa tiền ra hơn 20.000 tỷ đồng”.
Thế nhưng, tiền không chảy mạnh vào lưu thông. Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tiền mặt lưu thông ngoài hệ thống ngân hàng tháng này thậm chí giảm khoảng 1,52% so với tháng trước; so với cuối năm ngoái chỉ còn tăng 2,44%.
Một diễn biến đáng lưu ý khác, ở góc độ tín dụng huy động và cho vay nền kinh tế đang có sự phân hóa rõ rệt giữa hai kênh nội tệ và ngoại tệ. Cụ thể là giao dịch ngoại tệ tăng hơn nhiều so với nội tệ. Đây là kết quả của tình hình lạm phát cao và chênh lệch lãi suất quá lớn giữa hai loại vốn.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho hay, huy động vốn VND đến 20/5 ước tăng 1,27% so với tháng trước và giảm 2,62% so với cuối năm 2010. Số liệu tương ứng phía dư nợ tín dụng VND là giảm 0,62% và tăng 2,77%.
Trong khi đó, với ngoại tệ, huy động vốn giảm 1,56% so với tháng trước và tăng 18,28% so với cuối năm 2010; dư nợ ngoại tệ tương ứng tăng 2,48% và 18,87%.
Cũng nguồn tin này dẫn báo cáo của các ngân hàng thương mại cho biết lãi suất đang tăng rất mạnh. “Lãi suất huy động tăng đến 17-19% cho các kỳ hạn, cá biệt lên 20%, lãi suất không kỳ hạn khoảng 10; lãi suất cho vay dao động khoảng 20-25%, cá biệt lên đến 27%; lãi suất liên ngân hàng khoảng 20-22%”, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết.
Như vậy, với các số liệu này cơ quan thực hiện báo cáo cũng thừa nhận thực tế việc các ngân hàng thương mại huy động vượt trần quy định 14%, động thái hút tiền quyết liệt nhưng dường như chưa đủ.
Mức chênh lệch cao về lãi suất huy động và cho vay cũng diễn ra với kênh ngoại tệ. Lãi suất tiết kiệm USD không kỳ hạn khoảng 0,1-1%/năm, các kỳ hạn khác từ 2,6-3%. Trong khi đó, lãi suất cho vay USD phổ biến ở mức 6-7,5%/năm đối với ngắn hạn; 7-8,5% đối với trung và dài hạn.
Trong cùng mức so sánh này, tín dụng đối với nền kinh tế ước tăng 0,1% so với tháng trước và tăng 6,16% so với cuối năm 2010.
Nếu so với chỉ tiêu điều chỉnh tại Nghị quyết 11 của Chính phủ, cả hai con số kể trên đều cho thấy Ngân hàng Nhà nước dường như đang thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ hơn so với “trần” cho phép.
Nhưng huy động vốn cũng cho thấy khó khăn nhất định. Số dư tiền gửi của khách hàng tại các tổ chức tín dụng tính đến 20/5 ước tăng 0,62% so với tháng trước và 1,45% so với cuối năm 2010.
Đi cùng với khó khăn huy động là vấn đề thanh khoản của hệ thống ngân hàng. Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, “tình trạng thiếu thanh khoản, nguy cơ mất khả năng thanh toán không chỉ xảy ra đối với ngân hàng nhỏ mà cả các ngân hàng lớn. Trước tính hình đó, để giảm bớt căng thẳng, Ngân hàng Nhà nước đã quyết định mua 1 tỷ USD để bổ sung dự trữ ngoại hối, đưa tiền ra hơn 20.000 tỷ đồng”.
Thế nhưng, tiền không chảy mạnh vào lưu thông. Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tiền mặt lưu thông ngoài hệ thống ngân hàng tháng này thậm chí giảm khoảng 1,52% so với tháng trước; so với cuối năm ngoái chỉ còn tăng 2,44%.
Một diễn biến đáng lưu ý khác, ở góc độ tín dụng huy động và cho vay nền kinh tế đang có sự phân hóa rõ rệt giữa hai kênh nội tệ và ngoại tệ. Cụ thể là giao dịch ngoại tệ tăng hơn nhiều so với nội tệ. Đây là kết quả của tình hình lạm phát cao và chênh lệch lãi suất quá lớn giữa hai loại vốn.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho hay, huy động vốn VND đến 20/5 ước tăng 1,27% so với tháng trước và giảm 2,62% so với cuối năm 2010. Số liệu tương ứng phía dư nợ tín dụng VND là giảm 0,62% và tăng 2,77%.
Trong khi đó, với ngoại tệ, huy động vốn giảm 1,56% so với tháng trước và tăng 18,28% so với cuối năm 2010; dư nợ ngoại tệ tương ứng tăng 2,48% và 18,87%.
Cũng nguồn tin này dẫn báo cáo của các ngân hàng thương mại cho biết lãi suất đang tăng rất mạnh. “Lãi suất huy động tăng đến 17-19% cho các kỳ hạn, cá biệt lên 20%, lãi suất không kỳ hạn khoảng 10; lãi suất cho vay dao động khoảng 20-25%, cá biệt lên đến 27%; lãi suất liên ngân hàng khoảng 20-22%”, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết.
Như vậy, với các số liệu này cơ quan thực hiện báo cáo cũng thừa nhận thực tế việc các ngân hàng thương mại huy động vượt trần quy định 14%, động thái hút tiền quyết liệt nhưng dường như chưa đủ.
Mức chênh lệch cao về lãi suất huy động và cho vay cũng diễn ra với kênh ngoại tệ. Lãi suất tiết kiệm USD không kỳ hạn khoảng 0,1-1%/năm, các kỳ hạn khác từ 2,6-3%. Trong khi đó, lãi suất cho vay USD phổ biến ở mức 6-7,5%/năm đối với ngắn hạn; 7-8,5% đối với trung và dài hạn.