Cung tiền Venezuela tăng gấp đôi sau một năm
Đây là mức tăng kỷ lục của nguồn cung đồng bolivar kể từ năm 1940
Theo nguồn tin từ Reuters, sau một tháng ngừng in tiền, hôm thứ 6 tuần trước, Ngân hàng Trung ương Venezuala cho biết lượng tiền bolivar đang lưu thông tính tới 24/3 là 13,3 nghìn tỷ bolivar, tăng 202,9% so với cùng kỳ năm ngoái.
Đây là mức tăng cao nhất kể từ năm 1940, đẩy quốc gia Nam Mỹ này vào tình trạng lạm phát cao nhất thế giới.
Venezuela đang ngập trong khủng hoảng kinh tế trầm trọng khiến hàng triệu người bị đẩy vào tình trạng thiếu lương thực, lạm phát cao ở mức 3 con số dù chưa có số liệu chính thức.
Lượng tiền mặt, cùng séc, tiết kiệm và các khoản tiền gửi khác gia tăng đồng nghĩa với giá trị tiền lưu thông tại nước này tăng vọt. Cùng với đó, sản lượng hàng hóa và dịch vụ sụt giảm khiến lạm phát không ngừng leo thang.
Từ năm 1940, nền kinh tế phụ thuộc vào dầu mỏ của Venezuela đã luôn trong tình trạng lạm phát cao. Theo dữ liệu lạm phát chính thức từ Ngân hàng Trung ương Venezuela, năm 2015, giá tiêu dùng tại nước này tăng 181% so với năm trước đó.
Đầu tháng 3 năm nay, trang CNN Money dẫn số liệu mới nhất từ Ngân hàng Trung ương Venezuela cho biết, nước này chỉ còn 10,5 tỷ USD dự trữ ngoại hối. Trong khi đó, từ nay đến cuối năm, Venezuela phải thanh toán 7,2 tỷ USD nợ đáo hạn.
Năm 2011, Venezuela có khoảng 30 tỷ USD dự trữ ngoại hối. Năm 2015, mức dự trữ còn 20 tỷ USD. Xu hướng này không thể duy trì lâu nữa, nhưng khó có thể biết chính xác đến khi nào thì Venezuela hoàn toàn hết tiền.
Theo báo cáo tài chính 2016 mà Venezuela công bố mới đây, khoảng 7,7 tỷ USD trong dự trữ ngoại hối 10,5 tỷ USD còn lại của nước này là vàng.
Trong vòng 1 năm qua, để phục vụ cho việc trả nợ, Venezuela đã vận chuyển dự trữ vàng của mình sang Thụy Sỹ.
Đây là mức tăng cao nhất kể từ năm 1940, đẩy quốc gia Nam Mỹ này vào tình trạng lạm phát cao nhất thế giới.
Venezuela đang ngập trong khủng hoảng kinh tế trầm trọng khiến hàng triệu người bị đẩy vào tình trạng thiếu lương thực, lạm phát cao ở mức 3 con số dù chưa có số liệu chính thức.
Lượng tiền mặt, cùng séc, tiết kiệm và các khoản tiền gửi khác gia tăng đồng nghĩa với giá trị tiền lưu thông tại nước này tăng vọt. Cùng với đó, sản lượng hàng hóa và dịch vụ sụt giảm khiến lạm phát không ngừng leo thang.
Từ năm 1940, nền kinh tế phụ thuộc vào dầu mỏ của Venezuela đã luôn trong tình trạng lạm phát cao. Theo dữ liệu lạm phát chính thức từ Ngân hàng Trung ương Venezuela, năm 2015, giá tiêu dùng tại nước này tăng 181% so với năm trước đó.
Đầu tháng 3 năm nay, trang CNN Money dẫn số liệu mới nhất từ Ngân hàng Trung ương Venezuela cho biết, nước này chỉ còn 10,5 tỷ USD dự trữ ngoại hối. Trong khi đó, từ nay đến cuối năm, Venezuela phải thanh toán 7,2 tỷ USD nợ đáo hạn.
Năm 2011, Venezuela có khoảng 30 tỷ USD dự trữ ngoại hối. Năm 2015, mức dự trữ còn 20 tỷ USD. Xu hướng này không thể duy trì lâu nữa, nhưng khó có thể biết chính xác đến khi nào thì Venezuela hoàn toàn hết tiền.
Theo báo cáo tài chính 2016 mà Venezuela công bố mới đây, khoảng 7,7 tỷ USD trong dự trữ ngoại hối 10,5 tỷ USD còn lại của nước này là vàng.
Trong vòng 1 năm qua, để phục vụ cho việc trả nợ, Venezuela đã vận chuyển dự trữ vàng của mình sang Thụy Sỹ.