Venezuela đang cạn dần dự trữ ngoại hối
Trong khi đó, từ nay đến cuối năm, Venezuela phải thanh toán 7,2 tỷ USD nợ đáo hạn
Dự trữ ngoại hối của Venezuela, quốc gia Nam Mỹ sở hữu trữ lượng dầu lửa lớn nhất thế giới, đang cạn dần.
Trang CNN Money dẫn số liệu mới nhất từ Ngân hàng Trung ương Venezuela cho biết, nước này chỉ còn 10,5 tỷ USD dự trữ ngoại hối. Trong khi đó, từ nay đến cuối năm, Venezuela phải thanh toán 7,2 tỷ USD nợ đáo hạn.
Năm 2011, Venezuela có khoảng 30 tỷ USD dự trữ ngoại hối. Năm 2015, mức dự trữ còn 20 tỷ USD. Xu hướng này không thể duy trì lâu nữa, nhưng khó có thể biết chính xác đến khi nào thì Venezuela hoàn toàn hết tiền.
“Vấn đề nằm ở chỗ: khi nào thì Venezuela hết sạch tiền?” ông Siobhan Morden, trưởng bộ phận chiến lược trái phiếu Mỹ Latin thuộc Nomura Holdings, đặt câu hỏi. “Nếu giá dầu trì trệ và dự trữ ngoại hối giảm về 0, thì Venezuela sẽ sớm vỡ nợ”.
Theo báo cáo tài chính 2016 mà Venezuela công bố mới đây, khoảng 7,7 tỷ USD trong dự trữ ngoại hối 10,5 tỷ USD còn lại của nước này là vàng. Trong vòng 1 năm qua, để phục vụ cho việc trả nợ, Venezuela đã vận chuyển dự trữ vàng của mình sang Thụy Sỹ.
Dự trữ ngoại hối mong manh của Venezuela cho thấy một bức tranh tài chính đáng lo ngại trong bối cảnh nước này đối mặt với một cuộc khủng hoảng nhân đạo xuất phát từ nền kinh tế lao dốc. Người dân Venezuela vẫn đang vật lộn với tình trạng thiếu thực phẩm, thuốc men trên toàn quốc, trong khi giá hàng hóa tăng chóng mặt mỗi ngày.
Chi tiêu công quá tay, đồng nội tệ mất giá, các biện pháp quản lý cơ sở hạ tầng sai lầm, và tham nhũng là vài trong số những nhân tố khiến lạm phát ở Venezuela tăng “kinh hoàng”. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự báo lạm phát ở Venezuela sẽ lên tới 1.660% trong năm nay và 2.880% vào năm 2018.
Một vấn đề lớn nữa của Venezuela là giá dầu, dù đã phục hồi trong thời gian gần đây, vẫn ở mức thấp. So với hồi năm 2014, giá dầu thế giới hiện chỉ bằng khoảng một nửa. Venezuela sở hữu trữ lượng dầu lửa lớn hơn bất kỳ quốc gia nào trên thế giới, và xuất khẩu dầu chiếm 90% tổng kim ngạch xuất khẩu của nước này.
Đó là lý do chính vì sao Venezuela hiện nay gần như không thể cùng lúc làm hai việc là trả nợ và nhập khẩu những mặt hàng thiết yếu phục vụ đời sống hàng ngày như người dân.
Theo số liệu của công ty nghiên cứu Ecoanalitica, kim ngạch nhập khẩu của Venezuela hiện nay đã giảm 50% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trang CNN Money dẫn số liệu mới nhất từ Ngân hàng Trung ương Venezuela cho biết, nước này chỉ còn 10,5 tỷ USD dự trữ ngoại hối. Trong khi đó, từ nay đến cuối năm, Venezuela phải thanh toán 7,2 tỷ USD nợ đáo hạn.
Năm 2011, Venezuela có khoảng 30 tỷ USD dự trữ ngoại hối. Năm 2015, mức dự trữ còn 20 tỷ USD. Xu hướng này không thể duy trì lâu nữa, nhưng khó có thể biết chính xác đến khi nào thì Venezuela hoàn toàn hết tiền.
“Vấn đề nằm ở chỗ: khi nào thì Venezuela hết sạch tiền?” ông Siobhan Morden, trưởng bộ phận chiến lược trái phiếu Mỹ Latin thuộc Nomura Holdings, đặt câu hỏi. “Nếu giá dầu trì trệ và dự trữ ngoại hối giảm về 0, thì Venezuela sẽ sớm vỡ nợ”.
Theo báo cáo tài chính 2016 mà Venezuela công bố mới đây, khoảng 7,7 tỷ USD trong dự trữ ngoại hối 10,5 tỷ USD còn lại của nước này là vàng. Trong vòng 1 năm qua, để phục vụ cho việc trả nợ, Venezuela đã vận chuyển dự trữ vàng của mình sang Thụy Sỹ.
Dự trữ ngoại hối mong manh của Venezuela cho thấy một bức tranh tài chính đáng lo ngại trong bối cảnh nước này đối mặt với một cuộc khủng hoảng nhân đạo xuất phát từ nền kinh tế lao dốc. Người dân Venezuela vẫn đang vật lộn với tình trạng thiếu thực phẩm, thuốc men trên toàn quốc, trong khi giá hàng hóa tăng chóng mặt mỗi ngày.
Chi tiêu công quá tay, đồng nội tệ mất giá, các biện pháp quản lý cơ sở hạ tầng sai lầm, và tham nhũng là vài trong số những nhân tố khiến lạm phát ở Venezuela tăng “kinh hoàng”. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự báo lạm phát ở Venezuela sẽ lên tới 1.660% trong năm nay và 2.880% vào năm 2018.
Một vấn đề lớn nữa của Venezuela là giá dầu, dù đã phục hồi trong thời gian gần đây, vẫn ở mức thấp. So với hồi năm 2014, giá dầu thế giới hiện chỉ bằng khoảng một nửa. Venezuela sở hữu trữ lượng dầu lửa lớn hơn bất kỳ quốc gia nào trên thế giới, và xuất khẩu dầu chiếm 90% tổng kim ngạch xuất khẩu của nước này.
Đó là lý do chính vì sao Venezuela hiện nay gần như không thể cùng lúc làm hai việc là trả nợ và nhập khẩu những mặt hàng thiết yếu phục vụ đời sống hàng ngày như người dân.
Theo số liệu của công ty nghiên cứu Ecoanalitica, kim ngạch nhập khẩu của Venezuela hiện nay đã giảm 50% so với cùng kỳ năm ngoái.