Cuộc chiến kỳ lạ của OTT Việt Nam
Một OTT nội địa có tên Zalo đã có những bước tiến khó tin để chinh phục các cột mốc tăng trưởng
Nguồn lực tài chính, công nghệ cũng như kinh nghiệm đều không bằng những đối thủ sừng sỏ của nước ngoài như Line, Kakao Talk và Wechat. Nhưng vì sao ứng dụng nhắn tin miễn phí (OTT) Việt Nam lại có thể vượt lên là điều không dễ giải thích.
Tính đến cuối tháng 7/2013, Wechat có khoảng 400 triệu người dùng trên toàn cầu, con số này với Line là 200 triệu và Kakao Talk là 100 triệu. Cả 3 OTT này đều có nguồn lực khổng lồ về tài chính, công nghệ cũng như kinh nghiệm marketing khi thực hiện các chiến dịch thu hút người dùng mới và liên tiếp đạt được các kỷ lục về tăng trưởng trên toàn cầu.
Trong khi đó, tại Việt Nam, một OTT nội địa có tên Zalo đã có những bước tiến chinh phục các cột mốc tăng trưởng, đạt 5 triệu người dùng vào nửa cuối tháng 9/2013, với 55 triệu tin nhắn được gửi đi mỗi ngày và trở thành OTT có nhiều người dùng nhất tại Việt Nam.
Nếu so sánh về nguồn lực, OTT nội địa thua kém về mọi mặt: tài chính, kỹ thuật, kinh nghiệm marketing. Đây là chưa kể đến việc ứng dụng Việt Nam còn mắc sai lầm lớn khi ra mắt và tâm lý sính ngoại của người dùng trong nước - đặc biệt với các sản phẩm, dịch vụ công nghệ cao. Hơn nữa, với một ứng dụng di động mà yếu tố đặc thù địa phương không có tác động mạnh (kiểu Facebook) thì sản phẩm như Zalo bị coi là mất lợi thế sân nhà.
Vào đầu năm 2013 - khoảng hơn 4 tháng ra mắt, Zalo bị đánh giá là không có cơ hội. Thế nhưng, Zalo liên tục tạo ra những bước ngoặt trên thị trường. Đầu tiên là cú đổi ngôi ngoạn mục trên App Store Việt Nam với vị trí số 1 sau một thời gian bị Wechat thống trị.
Tiếp đó, Zalo liên tục đạt cột mốc mới như 2-3-4, rồi 5 triệu - con số giúp OTT đạt được khả năng lựa chọn tự nhiên của khách hàng bởi họ muốn sử dụng một sản phẩm mà những người xung quanh đều dùng, tương tự như việc dùng mạng xã hội thì chọn Facebook.
Vậy điều gì đã giúp Zalo vượt Line, Kakao Talk hay Wechat về người dùng tại thị trường Việt Nam?
Một nhà đầu tư có cổ phần lớn tại Công ty VNG, đơn vị sở hữu Zalo chia sẻ: “Xét về mặt tiềm lực, Zalo không thể so sánh được với những sản phẩm thế giới như Line hay KakaoTalk. Thế mà ban lãnh đạo VNG vẫn quyết đánh cược cho trận này thì họ đang rất quyết tâm”.
Thực tế, những người làm Zalo cũng có những suy nghĩ và hành động khá kỳ lạ. Trong khi tâm lý của một bộ phận người Việt là sính ngoại, đặc biệt là với sản phẩm dịch vụ công nghệ cao, thì OTT nội địa lại ra sức quảng bá về một ứng dụng thuần Việt, do những kỹ sư trong nước phát triển hoàn toàn. Giấc mơ “Người Việt Nam làm được” là điều mà các kỹ sư Zalo luôn tin tưởng dù niềm tin của họ bị thử thách lớn bởi những định kiến và thực tế diễn ra trước đó. Họ bị gọi là “Đông-ki-sốt” công nghệ cũng bởi niềm tin khác với mọi người của mình.
Trong khi các ứng dụng ngoại quảng bá về những tính năng phức tạp và hoa mỹ thì Zalo chỉ tập trung mạnh vào yếu tố rất căn bản: nhắn tin nhanh, ổn định, trên mọi hạ tầng viễn thông như 2G - 2,5G – 3G và Wifi. Đây cũng là điều mà các OTT ngoại chưa làm tốt bởi sản phẩm của họ quen với hạ tầng viễn thông của các nước phát triển cùng 3G chất lượng cao có mặt ở mọi nơi, chứ ít phải chạy trên nền 2G -2,5G hay 3G phập phù như ở Việt Nam.
Hơn 5 triệu người Việt Nam đã đăng ký sử dụng Zalo vì đó là một sản phẩm thuần Việt; vì nhắn tin nhanh, ổn định trên mọi hạ tầng viễn thông; hay vì các kỹ sư lãng mạn kiểu “Đông-ki-sốt” với niềm tin “Người Việt Nam làm được”… ? Rất khó để đưa ra câu trả lời bởi mỗi người sẽ có một lý do riêng khi lựa chọn.
Tuy nhiên, điều mà nhiều người dùng có thể thấy khi sử dụng ứng dụng này là sự thân thiện, tiện ích và đánh trúng vào nhu cầu mới lên tại Việt Nam của người dùng di động như tin nhắn thoại, vẽ hình khi nhắn tin, QR Code… Nhưng chừng đó thì chưa đủ giúp OTT Việt Nam vượt lên những người khổng lồ của thế giới như Line, Kakao Talk và Wechat.
Có lẽ câu chuyện lãng mạn của những kỹ sư Zalo, cùng niềm tin “dở hơi” mà họ theo đuổi là chất xúc tác truyền cảm hứng cho người dùng và sự kỳ lạ của OTT Việt Nam cũng bắt nguồn từ đó.
Tính đến cuối tháng 7/2013, Wechat có khoảng 400 triệu người dùng trên toàn cầu, con số này với Line là 200 triệu và Kakao Talk là 100 triệu. Cả 3 OTT này đều có nguồn lực khổng lồ về tài chính, công nghệ cũng như kinh nghiệm marketing khi thực hiện các chiến dịch thu hút người dùng mới và liên tiếp đạt được các kỷ lục về tăng trưởng trên toàn cầu.
Trong khi đó, tại Việt Nam, một OTT nội địa có tên Zalo đã có những bước tiến chinh phục các cột mốc tăng trưởng, đạt 5 triệu người dùng vào nửa cuối tháng 9/2013, với 55 triệu tin nhắn được gửi đi mỗi ngày và trở thành OTT có nhiều người dùng nhất tại Việt Nam.
Nếu so sánh về nguồn lực, OTT nội địa thua kém về mọi mặt: tài chính, kỹ thuật, kinh nghiệm marketing. Đây là chưa kể đến việc ứng dụng Việt Nam còn mắc sai lầm lớn khi ra mắt và tâm lý sính ngoại của người dùng trong nước - đặc biệt với các sản phẩm, dịch vụ công nghệ cao. Hơn nữa, với một ứng dụng di động mà yếu tố đặc thù địa phương không có tác động mạnh (kiểu Facebook) thì sản phẩm như Zalo bị coi là mất lợi thế sân nhà.
Vào đầu năm 2013 - khoảng hơn 4 tháng ra mắt, Zalo bị đánh giá là không có cơ hội. Thế nhưng, Zalo liên tục tạo ra những bước ngoặt trên thị trường. Đầu tiên là cú đổi ngôi ngoạn mục trên App Store Việt Nam với vị trí số 1 sau một thời gian bị Wechat thống trị.
Tiếp đó, Zalo liên tục đạt cột mốc mới như 2-3-4, rồi 5 triệu - con số giúp OTT đạt được khả năng lựa chọn tự nhiên của khách hàng bởi họ muốn sử dụng một sản phẩm mà những người xung quanh đều dùng, tương tự như việc dùng mạng xã hội thì chọn Facebook.
Vậy điều gì đã giúp Zalo vượt Line, Kakao Talk hay Wechat về người dùng tại thị trường Việt Nam?
Một nhà đầu tư có cổ phần lớn tại Công ty VNG, đơn vị sở hữu Zalo chia sẻ: “Xét về mặt tiềm lực, Zalo không thể so sánh được với những sản phẩm thế giới như Line hay KakaoTalk. Thế mà ban lãnh đạo VNG vẫn quyết đánh cược cho trận này thì họ đang rất quyết tâm”.
Thực tế, những người làm Zalo cũng có những suy nghĩ và hành động khá kỳ lạ. Trong khi tâm lý của một bộ phận người Việt là sính ngoại, đặc biệt là với sản phẩm dịch vụ công nghệ cao, thì OTT nội địa lại ra sức quảng bá về một ứng dụng thuần Việt, do những kỹ sư trong nước phát triển hoàn toàn. Giấc mơ “Người Việt Nam làm được” là điều mà các kỹ sư Zalo luôn tin tưởng dù niềm tin của họ bị thử thách lớn bởi những định kiến và thực tế diễn ra trước đó. Họ bị gọi là “Đông-ki-sốt” công nghệ cũng bởi niềm tin khác với mọi người của mình.
Trong khi các ứng dụng ngoại quảng bá về những tính năng phức tạp và hoa mỹ thì Zalo chỉ tập trung mạnh vào yếu tố rất căn bản: nhắn tin nhanh, ổn định, trên mọi hạ tầng viễn thông như 2G - 2,5G – 3G và Wifi. Đây cũng là điều mà các OTT ngoại chưa làm tốt bởi sản phẩm của họ quen với hạ tầng viễn thông của các nước phát triển cùng 3G chất lượng cao có mặt ở mọi nơi, chứ ít phải chạy trên nền 2G -2,5G hay 3G phập phù như ở Việt Nam.
Hơn 5 triệu người Việt Nam đã đăng ký sử dụng Zalo vì đó là một sản phẩm thuần Việt; vì nhắn tin nhanh, ổn định trên mọi hạ tầng viễn thông; hay vì các kỹ sư lãng mạn kiểu “Đông-ki-sốt” với niềm tin “Người Việt Nam làm được”… ? Rất khó để đưa ra câu trả lời bởi mỗi người sẽ có một lý do riêng khi lựa chọn.
Tuy nhiên, điều mà nhiều người dùng có thể thấy khi sử dụng ứng dụng này là sự thân thiện, tiện ích và đánh trúng vào nhu cầu mới lên tại Việt Nam của người dùng di động như tin nhắn thoại, vẽ hình khi nhắn tin, QR Code… Nhưng chừng đó thì chưa đủ giúp OTT Việt Nam vượt lên những người khổng lồ của thế giới như Line, Kakao Talk và Wechat.
Có lẽ câu chuyện lãng mạn của những kỹ sư Zalo, cùng niềm tin “dở hơi” mà họ theo đuổi là chất xúc tác truyền cảm hứng cho người dùng và sự kỳ lạ của OTT Việt Nam cũng bắt nguồn từ đó.