“Cuộc chơi” đến hồi khắc nghiệt?
Sau chu kỳ điều chỉnh này, chuyện bà bán rau, anh xe ôm “tài” hơn ông tiến sĩ sẽ lùi vào quá khứ?
Giới đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp đang sôi nổi bàn luận bên quán cà phê về sự tháo chạy của những nhà đầu tư cá nhân thiếu kinh nghiệm và kiến thức thời điểm hiện tại.
Sau chu kỳ điều chỉnh này, chuyện bà bán rau, anh xe ôm “tài” hơn ông tiến sĩ sẽ lùi vào quá khứ?
Cảm giác bất ổn lan rộng
Đóng cửa phiên giao dịch ngày 27/3, VN-Index tiếp tục mất điểm phiên thứ 6 liên tiếp với mức giảm 37,92 điểm. Mặc dù có hai ngày nghỉ để nhà đầu tư bình tĩnh “thở sâu”, nhưng lượng cung trong hai phiên 26-27/3 vẫn ồ ạt tuôn ra chứng tỏ cảm giác bất ổn đã lan rộng.
Theo thống kê của sàn Tp.HCM ngày 27/3, tổng lượng chào bán đạt xấp xỉ 17,98 triệu chứng khoán trong khi chào mua chỉ hơn 7,2 triệu chứng khoán. Có tới 105 cổ phiếu giảm giá phiên ngày 27/3, trong đó 89 mã chạm sàn. Duy nhất một cổ phiếu tăng giá là BMC (+20.000 đồng/cổ phiếu).
Dư bán sàn chất đống hàng trăm ngàn cổ phiếu ở một loạt mã như BHS (422.960 cổ phiếu), CYC (173.420 cổ phiếu), DCT (221.660 cổ phiếu), HAP (253.120 cổ phiếu), IFS (226.760 cổ phiếu), KHA (376.470 cổ phiếu)...
Một dấu hiệu đáng lo ngại là cả khối lượng lẫn giá trị khớp lệnh tiếp giảm. Kết quả giao dịch cho thấy có tới 46 mã khớp lệnh thành công với khối lượng dưới 10.000 cổ phiếu trong khi dư bán sàn cực lớn.
Có vẻ như “bong bóng thanh khoản” đã nổ khi nhà đầu tư ồ ạt tháo chạy không kịp vì lượng cầu quá thấp. Bài học lớn đối với nhà đầu tư mới là trong lúc thị trường đắt đỏ thì “hàng ôi” cũng bán chạy, nhưng lúc chợ chiều thì lại trái ngược hoàn toàn. Bảng dư mua phiên ngày 27/3 chỉ còn lác đác vài mã chứng tỏ sức cầu đang yếu dần hoặc đang “dò tìm” điểm đáy mới.
Xét về nguồn cung trong chu kỳ điều chỉnh này, khơi mào là nhóm nhà đầu tư hiện thực hoá khoản lãi khi đã đầu cơ giá lên thành công trong suốt hai tháng trước và sau Tết. Khi thị trường bắt đầu điều chỉnh mạnh, áp lực trả nợ kết hợp với nhu cầu giải toả cầm cố đã “bơm” một lượng lớn cổ phiếu vào thị trường.
Trong xu hướng đi xuống 12 phiên gần đây, diễn biến của VN-Index có thời điểm đảo chiều, nhưng đỉnh sau vẫn thấp hơn đỉnh trước kết hợp với lượng bán tăng mạnh chứng tỏ nhu cầu bảo toàn vốn hoặc “vét” lãi vẫn áp đảo trong khi sức cầu chưa thực sự mạnh nên giá cổ phiếu tiếp tục giảm ngay sau đó.
Ngoài ra, mức giảm trên dưới 20% ở nhiều cổ phiếu đã đạt đến điểm “lỗ hạn mức” và nhà đầu tư bắt buộc phải bán ra để cắt giảm lỗ cũng khiến lượng cung tăng cao.
Về sức cầu, mặc dù diễn biến 6 phiên gần đây vẫn tiếp tục đạt khối lượng và giá trị tương đối cao xuất phát từ chiến lược đầu tư mua thêm để hạ thấp điểm hoà vốn, nhưng rõ ràng nguồn tiền này cũng có giới hạn và bị lấn át bởi làn sóng bán ra.
Nhóm nhà đầu tư chơi bằng tiền nhàn rỗi có thể “kê gối ngủ” với chiến lược mua và nắm giữ, thậm chí túc tắc mua thêm, nhưng cũng khó tạo nên một sức mua đủ mạnh mà với nhóm này thị trường càng giảm càng có lợi.
Niềm hy vọng của thị trường chỉ có thể trông cậy vào nguồn vốn thặng dư của nhóm có lãi trước đó và nguồn tiền mới gia nhập. Tuy nhiên trong thời điểm điều chỉnh còn khó đoán, nguồn tiền này cũng chưa thể ngay lập tức đổ ồ ạt vào thị trường để tạo chuyển biến.
Với nhà đầu tư nước ngoài, xu hướng giao dịch cân bằng ở giá dưới tham chiếu vẫn chưa cho thấy khả năng đổi chiều nào dù động thái mua vào tăng cao ở một số mã như PVD, REE, VNM, VSH...
Ẩn số PPC
Theo nhận định chủ quan của một số nhà đầu tư có kinh nghiệm, trong tuần này khả năng thị trường sẽ tiếp tục điều chỉnh. Tuy nhiên một nhân tố có thể gây bất ngờ là phiên đấu giá cổ phần Nhiệt điện Phả Lại ngày 2/4 tới.
Theo quy định, thông tin về số lượng đăng ký tham gia đấu giá sẽ phải công bố trước và từ đó có thể ước đoán mức độ cạnh tranh cũng như mức giá đấu bình quân thành công. Hiện PPC đã rơi xuống mức 71.000 đồng/cổ phiếu. Về lý thuyết, nhà đầu tư cá nhân không dại gì chào giá cao hơn giá trên sàn vì lượng khớp lệnh hàng ngày đủ thoả mãn nhu cầu mua.
Cuộc chiến “tranh giành” xấp xỉ 41,7 triệu cổ phiếu PPC chủ yếu diễn ra giữa các tổ chức đầu tư, trong đó ẩn số là nhà đầu tư nước ngoài. Hiện tại nhà đầu tư nước ngoài mới sở hữu hơn 6% với PPC, tương đương khối lượng được mua còn xấp xỉ 133 triệu cổ phiếu.
Mấy phiên gần đây khối này khá tích cực giao dịch PPC và xu hướng chủ yếu vẫn là mua từ ngưỡng dưới 80.000 đồng/cổ phiếu. Trước thời điểm có thông tin bán tiếp PPC, khối này mua rất mạnh trong biên độ từ 90.000-105.000 đồng/cổ phiếu. Nếu giá đấu thành công bình quân của PPC đạt mức cao hơn mức giao dịch hiện tại thì giá PPC sẽ tăng trở lại và tác động tích cực tới thị trường.
Nếu so với đỉnh của VN-Index ngày 12/3 là 1.170,67 điểm thì mức điều chỉnh hiện đã đạt 13,2%. Chỉ cần một phiên giảm nữa, VN-Index có thể chạm ngưỡng 1.000 điểm.
Sau chu kỳ điều chỉnh này, chuyện bà bán rau, anh xe ôm “tài” hơn ông tiến sĩ sẽ lùi vào quá khứ?
Cảm giác bất ổn lan rộng
Đóng cửa phiên giao dịch ngày 27/3, VN-Index tiếp tục mất điểm phiên thứ 6 liên tiếp với mức giảm 37,92 điểm. Mặc dù có hai ngày nghỉ để nhà đầu tư bình tĩnh “thở sâu”, nhưng lượng cung trong hai phiên 26-27/3 vẫn ồ ạt tuôn ra chứng tỏ cảm giác bất ổn đã lan rộng.
Theo thống kê của sàn Tp.HCM ngày 27/3, tổng lượng chào bán đạt xấp xỉ 17,98 triệu chứng khoán trong khi chào mua chỉ hơn 7,2 triệu chứng khoán. Có tới 105 cổ phiếu giảm giá phiên ngày 27/3, trong đó 89 mã chạm sàn. Duy nhất một cổ phiếu tăng giá là BMC (+20.000 đồng/cổ phiếu).
Dư bán sàn chất đống hàng trăm ngàn cổ phiếu ở một loạt mã như BHS (422.960 cổ phiếu), CYC (173.420 cổ phiếu), DCT (221.660 cổ phiếu), HAP (253.120 cổ phiếu), IFS (226.760 cổ phiếu), KHA (376.470 cổ phiếu)...
Một dấu hiệu đáng lo ngại là cả khối lượng lẫn giá trị khớp lệnh tiếp giảm. Kết quả giao dịch cho thấy có tới 46 mã khớp lệnh thành công với khối lượng dưới 10.000 cổ phiếu trong khi dư bán sàn cực lớn.
Có vẻ như “bong bóng thanh khoản” đã nổ khi nhà đầu tư ồ ạt tháo chạy không kịp vì lượng cầu quá thấp. Bài học lớn đối với nhà đầu tư mới là trong lúc thị trường đắt đỏ thì “hàng ôi” cũng bán chạy, nhưng lúc chợ chiều thì lại trái ngược hoàn toàn. Bảng dư mua phiên ngày 27/3 chỉ còn lác đác vài mã chứng tỏ sức cầu đang yếu dần hoặc đang “dò tìm” điểm đáy mới.
Xét về nguồn cung trong chu kỳ điều chỉnh này, khơi mào là nhóm nhà đầu tư hiện thực hoá khoản lãi khi đã đầu cơ giá lên thành công trong suốt hai tháng trước và sau Tết. Khi thị trường bắt đầu điều chỉnh mạnh, áp lực trả nợ kết hợp với nhu cầu giải toả cầm cố đã “bơm” một lượng lớn cổ phiếu vào thị trường.
Trong xu hướng đi xuống 12 phiên gần đây, diễn biến của VN-Index có thời điểm đảo chiều, nhưng đỉnh sau vẫn thấp hơn đỉnh trước kết hợp với lượng bán tăng mạnh chứng tỏ nhu cầu bảo toàn vốn hoặc “vét” lãi vẫn áp đảo trong khi sức cầu chưa thực sự mạnh nên giá cổ phiếu tiếp tục giảm ngay sau đó.
Ngoài ra, mức giảm trên dưới 20% ở nhiều cổ phiếu đã đạt đến điểm “lỗ hạn mức” và nhà đầu tư bắt buộc phải bán ra để cắt giảm lỗ cũng khiến lượng cung tăng cao.
Về sức cầu, mặc dù diễn biến 6 phiên gần đây vẫn tiếp tục đạt khối lượng và giá trị tương đối cao xuất phát từ chiến lược đầu tư mua thêm để hạ thấp điểm hoà vốn, nhưng rõ ràng nguồn tiền này cũng có giới hạn và bị lấn át bởi làn sóng bán ra.
Nhóm nhà đầu tư chơi bằng tiền nhàn rỗi có thể “kê gối ngủ” với chiến lược mua và nắm giữ, thậm chí túc tắc mua thêm, nhưng cũng khó tạo nên một sức mua đủ mạnh mà với nhóm này thị trường càng giảm càng có lợi.
Niềm hy vọng của thị trường chỉ có thể trông cậy vào nguồn vốn thặng dư của nhóm có lãi trước đó và nguồn tiền mới gia nhập. Tuy nhiên trong thời điểm điều chỉnh còn khó đoán, nguồn tiền này cũng chưa thể ngay lập tức đổ ồ ạt vào thị trường để tạo chuyển biến.
Với nhà đầu tư nước ngoài, xu hướng giao dịch cân bằng ở giá dưới tham chiếu vẫn chưa cho thấy khả năng đổi chiều nào dù động thái mua vào tăng cao ở một số mã như PVD, REE, VNM, VSH...
Ẩn số PPC
Theo nhận định chủ quan của một số nhà đầu tư có kinh nghiệm, trong tuần này khả năng thị trường sẽ tiếp tục điều chỉnh. Tuy nhiên một nhân tố có thể gây bất ngờ là phiên đấu giá cổ phần Nhiệt điện Phả Lại ngày 2/4 tới.
Theo quy định, thông tin về số lượng đăng ký tham gia đấu giá sẽ phải công bố trước và từ đó có thể ước đoán mức độ cạnh tranh cũng như mức giá đấu bình quân thành công. Hiện PPC đã rơi xuống mức 71.000 đồng/cổ phiếu. Về lý thuyết, nhà đầu tư cá nhân không dại gì chào giá cao hơn giá trên sàn vì lượng khớp lệnh hàng ngày đủ thoả mãn nhu cầu mua.
Cuộc chiến “tranh giành” xấp xỉ 41,7 triệu cổ phiếu PPC chủ yếu diễn ra giữa các tổ chức đầu tư, trong đó ẩn số là nhà đầu tư nước ngoài. Hiện tại nhà đầu tư nước ngoài mới sở hữu hơn 6% với PPC, tương đương khối lượng được mua còn xấp xỉ 133 triệu cổ phiếu.
Mấy phiên gần đây khối này khá tích cực giao dịch PPC và xu hướng chủ yếu vẫn là mua từ ngưỡng dưới 80.000 đồng/cổ phiếu. Trước thời điểm có thông tin bán tiếp PPC, khối này mua rất mạnh trong biên độ từ 90.000-105.000 đồng/cổ phiếu. Nếu giá đấu thành công bình quân của PPC đạt mức cao hơn mức giao dịch hiện tại thì giá PPC sẽ tăng trở lại và tác động tích cực tới thị trường.
Nếu so với đỉnh của VN-Index ngày 12/3 là 1.170,67 điểm thì mức điều chỉnh hiện đã đạt 13,2%. Chỉ cần một phiên giảm nữa, VN-Index có thể chạm ngưỡng 1.000 điểm.