Cuộc đời 31 năm của nhà báo Mỹ vừa bị hành quyết
Tình huống Sotloff bị bắt cóc, cũng như danh tính của những kẻ đầu tiên bắt cóc anh, đến nay vẫn là một bí ẩn
Năm nay 31 tuổi, Steven Sotloff - nhà báo Mỹ vừa bị nhóm cực đoan Nhà nước Hồi giáo hành quyết - đã có nhiều năm gắn liền với những hành trình không nghỉ ở Trung Đông để đưa sự thật về những cuộc xung đột đẫm máu ở đây đến với thế giới.
Vào tháng 12/2012, trong vai trò một nhà báo tự do, Slotoff tới Benghazi, Libya để đưa tin về vụ tấn công vào lãnh sự quán Mỹ. Tháng 12 năm đó, anh tới Bắc Syria, viết về cuộc sống của những người dân Syria mất nhà cửa và cuộc chiến ở nơi này.
Những bài báo sống động của Slotoff vẫn còn đó, nhưng anh đã vĩnh biệt thế giới này, bất chấp người mẹ đau khổ của anh, bà Shirley Sotloff, thực hiện một đoạn băng video cầu xin thủ lĩnh của nhóm khủng bố này cho anh được giữ mạng sống.
Hôm qua (2/9), Nhà nước Hồi giáo đã công bố một đoạn video dài 5 phút, quay cảnh phiến quân chặt đầu Sotloff. Cách đó hai tuần, nhóm khủng bố này cũng công bố một đoạn video hành quyết một nhà báo người Mỹ khác, James Foley, và Sotloff được cho là người xuất hiện trong đoạn cuối của đoạn băng này.
Và trong đoạn video vừa mới công bố, Nhà nước Hồi giáo lại tiếp tục đe dọa tước tính mạng của một con tin người Anh.
“Tôi đã ở đây được hơn một tuần và không ai muốn làm nhà báo tự do vì nguy cơ bị bắt cóc. Tình hình ở đây khá là tệ”, hãng tin Reuters dẫn một bức e-mail mà Sotloff gửi cho một nhà báo khác. “Mấy đêm nay, tôi ngủ ngay trên chiến địa, trốn sau những chiếc xe tăng, và uống nước mưa”.
Tháng 8/2013, sau khi nói với các đồng nghiệp về sự nguy hiểm rình rập, Slotoff vẫn quyết tâm vượt qua biên giới Thổ Nhĩ Kỳ để trở lại Syria. Sau đó không lâu, anh bị bắt cóc và rơi vào tay Nhà nước Hồi giáo.
Đồng nghiệp và những người quen biết nói rằng, Sotloff là một người nhân hậu, rất yêu nghề báo, và bị thu hút đặc biệt bởi những thay đổi đang diễn ra ở Trung Đông. Anh quyết tâm kể những câu chuyện về vùng đất này từ góc nhìn của những người dân bình thường thay vì từ chiến trường.
“Với tôi, cậu ấy là người rất tốt… Cậu ấy không muốn theo đuổi những cái tít gây sốc, không muốn thổi phồng những gì có trên thực tế”, biên tập viên James Denton của tờ World Affairs có trụ sở ở Washington mô tả.
Đây một trong những ấn bản mà Sotloff làm việc với tư cách nhà báo tự do. Ngoài World Affairs, Sotloff còn viết cho Time và Foreign Policy.
“Cậu ấy luôn muốn có được câu chuyện thật, muốn bóc tách tất cả những gì bao phủ bên ngoài sự thật”, Denton nói.
Tình huống Sotloff bị bắt cóc vào tuần đầu tiên của tháng 8/2013, cũng như danh tính của những kẻ đầu tiên bắt cóc anh, đến nay vẫn là một bí ẩn. Một nguồn tin thân cận nói rằng, gia đình Sotloff đặt giả thiết anh đã bị một băng nhóm tội phạm bắt cóc, sau đó “bán” anh cho Nhà nước Hồi giáo.
Sotloff bặt vô âm tín kể từ đó cho tới khi xuất hiện trong phần cuối của đoạn video về vụ hành quyết nhà báo đồng hương James Foley vào hôm 19/8 vừa qua.
Mẹ Sotloff đã thực hiện một đoạn băng video trực tiếp thỉnh cầu thủ lĩnh Nhà nước Hồi giáo Abu Bakr al-Baghdadi tha mạng cho con trai. Trong đoạn băng này, người mẹ nói rằng, con trai bà là “một người trung thực, luôn tìm cách giúp đỡ kẻ yếu”. Tuy nhiên, lời thỉnh cầu của bà đã không được nhóm khủng bố đáp ứng.
Theo Ủy ban Bảo vệ Nhà báo có trụ sở ở New York, ít nhất 70 nhà báo đã bị giết khi đưa tin về cuộc chiến tranh dân sự ở Syria kể từ khi cuộc chiến này bùng nổ vào năm 2011. Ít nhất 80 nhà báo khác đã bị bắt cóc ở Syria.
“Cậu ấy rất hăm hở đến Syria”, Lee Smith, một chuyên gia của Viện Nghiên cứu Hudson, người từng gặp Sotloff nhiều lần ở Trung Đông, kể lại. Theo ông Smith, nhiều người bạn ở Lebanon đã cố gắng khuyên Sotloff không nên tới Syria, nhưng anh vẫn quyết tâm tới đó.
Vào tháng 6/2013, khi chuẩn bị cho chuyến đi cuối cùng này, Sotloff đã hỏi một đồng nghiệp: “Không biết tình trạng hỗn loạn ở Aleppo như thế nào nhỉ? Liệu tôi có phải cảnh giác cao độ về vấn đề an toàn không?”
“Liệu có gặp Nhà nước Hồi giáo không? Chất lượng sống ra làm sao? Ở đó có dễ tìm đồ ăn không, có khí đốt không?” Sotloff băn khoăn.
Gần như không có thông tin gì về cuộc sống của Sotloff trong tình trạng bị bắt cóc suốt một năm trước khi anh bị hành quyết. Nhiều nguồn tin cho rằng, các con tin phương Tây thường bị các nhóm phiến quân Hồi giáo lạm dụng, tra tấn dã man.
Didier Francois, một nhà báo người Pháp bị Nhà nước Hồi giáo bắt cóc và phóng thích cách đây ít lâu, nói với Reuters rằng, ông bị giam cùng Sotloff và Foley trong 9 tháng. Điều này cho thấy, các con tin nước ngoài được giam chung một nơi, ít nhất trong một khoảng thời gian nhất định.
Một nguồn tin thân cận cho biết, ban đầu những kẻ bắt cóc đã liên lạc với nhà Sotloff để đòi tiền chuộc.
Lớn lên ở Miami (Mỹ), Sotloff theo học trường nội trú Kimball Union Academy ở Meriden, New Hampshire trong thời gian từ năm 2000-2002. Anh đã có công làm “hồi sinh” tờ báo của trường này và nhận được một giải thưởng về báo chí của trường khi tốt nghiệp.
Từ năm 2002-2004, Sotloff theo học ngành báo chí và viết bài cho một tờ báo sinh viên độc lập. Anh đã không tốt nghiệp đại học vì một số lý do.
“Tôi rất đau buồn khi nghe tin về Sotloff. Cậu ấy là một người bạn tuyệt vời. Tôi thật may mắn vì có cậu ấy là một người bạn trong đời. Trái tim tôi lúc này đang hướng về gia đình cậu ấy”, Emerson Lotzia, một người bạn cùng phòng với Sotloff ở trường đại học, viết trên mạng xã hội Twitter.
Ngoài niềm đam mê với báo chí, Sotloff còn là một người hâm mộ môn bóng rổ.
Đến với nghề báo, Sotloff thường tập trung vào khía cạnh con người. Nhân vật trong các câu chuyện của anh có thể là một bà mẹ với 9 đứa con nhỏ trong một trại tị nạn ở miền Bắc Syria hay người biểu tình ở Cairo, Ai Cập phản đối việc quân đội nước này lật đổ Tổng thống Mohamed Morsi.
“Đảo chính được coi như cách mạng, những người biểu tình hòa bình bị coi là điên rồ, còn những kẻ hung tợn được xem là nhà cách mạng. Tất cả đang biến Ai Cập thành một rạp xiếc - nơi điểm chính thu hút sự chú ý là bất ổn không biết sẽ dẫn tới đâu”, Sotloff viết cho World Affairs vào tháng 7/2013, không lâu trước khi anh bị bắt cóc.
Vào tháng 12/2012, trong vai trò một nhà báo tự do, Slotoff tới Benghazi, Libya để đưa tin về vụ tấn công vào lãnh sự quán Mỹ. Tháng 12 năm đó, anh tới Bắc Syria, viết về cuộc sống của những người dân Syria mất nhà cửa và cuộc chiến ở nơi này.
Những bài báo sống động của Slotoff vẫn còn đó, nhưng anh đã vĩnh biệt thế giới này, bất chấp người mẹ đau khổ của anh, bà Shirley Sotloff, thực hiện một đoạn băng video cầu xin thủ lĩnh của nhóm khủng bố này cho anh được giữ mạng sống.
Hôm qua (2/9), Nhà nước Hồi giáo đã công bố một đoạn video dài 5 phút, quay cảnh phiến quân chặt đầu Sotloff. Cách đó hai tuần, nhóm khủng bố này cũng công bố một đoạn video hành quyết một nhà báo người Mỹ khác, James Foley, và Sotloff được cho là người xuất hiện trong đoạn cuối của đoạn băng này.
Và trong đoạn video vừa mới công bố, Nhà nước Hồi giáo lại tiếp tục đe dọa tước tính mạng của một con tin người Anh.
“Tôi đã ở đây được hơn một tuần và không ai muốn làm nhà báo tự do vì nguy cơ bị bắt cóc. Tình hình ở đây khá là tệ”, hãng tin Reuters dẫn một bức e-mail mà Sotloff gửi cho một nhà báo khác. “Mấy đêm nay, tôi ngủ ngay trên chiến địa, trốn sau những chiếc xe tăng, và uống nước mưa”.
Tháng 8/2013, sau khi nói với các đồng nghiệp về sự nguy hiểm rình rập, Slotoff vẫn quyết tâm vượt qua biên giới Thổ Nhĩ Kỳ để trở lại Syria. Sau đó không lâu, anh bị bắt cóc và rơi vào tay Nhà nước Hồi giáo.
Đồng nghiệp và những người quen biết nói rằng, Sotloff là một người nhân hậu, rất yêu nghề báo, và bị thu hút đặc biệt bởi những thay đổi đang diễn ra ở Trung Đông. Anh quyết tâm kể những câu chuyện về vùng đất này từ góc nhìn của những người dân bình thường thay vì từ chiến trường.
“Với tôi, cậu ấy là người rất tốt… Cậu ấy không muốn theo đuổi những cái tít gây sốc, không muốn thổi phồng những gì có trên thực tế”, biên tập viên James Denton của tờ World Affairs có trụ sở ở Washington mô tả.
Đây một trong những ấn bản mà Sotloff làm việc với tư cách nhà báo tự do. Ngoài World Affairs, Sotloff còn viết cho Time và Foreign Policy.
“Cậu ấy luôn muốn có được câu chuyện thật, muốn bóc tách tất cả những gì bao phủ bên ngoài sự thật”, Denton nói.
Tình huống Sotloff bị bắt cóc vào tuần đầu tiên của tháng 8/2013, cũng như danh tính của những kẻ đầu tiên bắt cóc anh, đến nay vẫn là một bí ẩn. Một nguồn tin thân cận nói rằng, gia đình Sotloff đặt giả thiết anh đã bị một băng nhóm tội phạm bắt cóc, sau đó “bán” anh cho Nhà nước Hồi giáo.
Sotloff bặt vô âm tín kể từ đó cho tới khi xuất hiện trong phần cuối của đoạn video về vụ hành quyết nhà báo đồng hương James Foley vào hôm 19/8 vừa qua.
Mẹ Sotloff đã thực hiện một đoạn băng video trực tiếp thỉnh cầu thủ lĩnh Nhà nước Hồi giáo Abu Bakr al-Baghdadi tha mạng cho con trai. Trong đoạn băng này, người mẹ nói rằng, con trai bà là “một người trung thực, luôn tìm cách giúp đỡ kẻ yếu”. Tuy nhiên, lời thỉnh cầu của bà đã không được nhóm khủng bố đáp ứng.
Theo Ủy ban Bảo vệ Nhà báo có trụ sở ở New York, ít nhất 70 nhà báo đã bị giết khi đưa tin về cuộc chiến tranh dân sự ở Syria kể từ khi cuộc chiến này bùng nổ vào năm 2011. Ít nhất 80 nhà báo khác đã bị bắt cóc ở Syria.
“Cậu ấy rất hăm hở đến Syria”, Lee Smith, một chuyên gia của Viện Nghiên cứu Hudson, người từng gặp Sotloff nhiều lần ở Trung Đông, kể lại. Theo ông Smith, nhiều người bạn ở Lebanon đã cố gắng khuyên Sotloff không nên tới Syria, nhưng anh vẫn quyết tâm tới đó.
Vào tháng 6/2013, khi chuẩn bị cho chuyến đi cuối cùng này, Sotloff đã hỏi một đồng nghiệp: “Không biết tình trạng hỗn loạn ở Aleppo như thế nào nhỉ? Liệu tôi có phải cảnh giác cao độ về vấn đề an toàn không?”
“Liệu có gặp Nhà nước Hồi giáo không? Chất lượng sống ra làm sao? Ở đó có dễ tìm đồ ăn không, có khí đốt không?” Sotloff băn khoăn.
Gần như không có thông tin gì về cuộc sống của Sotloff trong tình trạng bị bắt cóc suốt một năm trước khi anh bị hành quyết. Nhiều nguồn tin cho rằng, các con tin phương Tây thường bị các nhóm phiến quân Hồi giáo lạm dụng, tra tấn dã man.
Didier Francois, một nhà báo người Pháp bị Nhà nước Hồi giáo bắt cóc và phóng thích cách đây ít lâu, nói với Reuters rằng, ông bị giam cùng Sotloff và Foley trong 9 tháng. Điều này cho thấy, các con tin nước ngoài được giam chung một nơi, ít nhất trong một khoảng thời gian nhất định.
Một nguồn tin thân cận cho biết, ban đầu những kẻ bắt cóc đã liên lạc với nhà Sotloff để đòi tiền chuộc.
Lớn lên ở Miami (Mỹ), Sotloff theo học trường nội trú Kimball Union Academy ở Meriden, New Hampshire trong thời gian từ năm 2000-2002. Anh đã có công làm “hồi sinh” tờ báo của trường này và nhận được một giải thưởng về báo chí của trường khi tốt nghiệp.
Từ năm 2002-2004, Sotloff theo học ngành báo chí và viết bài cho một tờ báo sinh viên độc lập. Anh đã không tốt nghiệp đại học vì một số lý do.
“Tôi rất đau buồn khi nghe tin về Sotloff. Cậu ấy là một người bạn tuyệt vời. Tôi thật may mắn vì có cậu ấy là một người bạn trong đời. Trái tim tôi lúc này đang hướng về gia đình cậu ấy”, Emerson Lotzia, một người bạn cùng phòng với Sotloff ở trường đại học, viết trên mạng xã hội Twitter.
Ngoài niềm đam mê với báo chí, Sotloff còn là một người hâm mộ môn bóng rổ.
Đến với nghề báo, Sotloff thường tập trung vào khía cạnh con người. Nhân vật trong các câu chuyện của anh có thể là một bà mẹ với 9 đứa con nhỏ trong một trại tị nạn ở miền Bắc Syria hay người biểu tình ở Cairo, Ai Cập phản đối việc quân đội nước này lật đổ Tổng thống Mohamed Morsi.
“Đảo chính được coi như cách mạng, những người biểu tình hòa bình bị coi là điên rồ, còn những kẻ hung tợn được xem là nhà cách mạng. Tất cả đang biến Ai Cập thành một rạp xiếc - nơi điểm chính thu hút sự chú ý là bất ổn không biết sẽ dẫn tới đâu”, Sotloff viết cho World Affairs vào tháng 7/2013, không lâu trước khi anh bị bắt cóc.