Trump-Putin điện đàm về tình hình “rất nguy hiểm” ở Triều Tiên
Hai tổng thống Mỹ-Nga cũng nhất trí sắp xếp một cuộc gặp trực tiếp ở Đức vào tháng 7
Trong cuộc điện đàm diễn ra vào ngày 2/5, Tổng thống Mỹ Donald Trump và người đồng cấp Nga Vladimir Putin đã đạt sự đồng thuận cùng nỗ lực để đạt tiến bộ về ngoại giao trong vấn đề Triều Tiên. Ngoài ra, hai nhà lãnh đạo cũng nhất trí sẽ gặp nhau vào tháng 7 năm nay.
Tờ Independent dẫn một tuyên bố của Nhà Trắng cho biết trong cuộc điện đàm, hai nhà lãnh đạo đã nói về cách tốt nhất để giải quyết tình hình “rất nguy hiểm” ở Triều Tiên.
Tuyên bố của điện Kremlin nói ông Putin và ông Trump đã nhất trí sắp xếp một cuộc gặp trực tiếp ở Đức vào tháng 7, nhân dịp hội nghị thượng đỉnh khối G20 ở Hamburg, Đức.
Ông Matthew Wallin, chuyên gia cấp cao thuộc American Security Project, nhận định: “Ảnh hưởng của Nga sẽ giúp ích cho Mỹ trong vấn đề Triều Tiên, nhưng không lớn như ảnh hưởng của Trung Quốc”.
Vị chuyên gia nói nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un cần nhận thấy rằng việc Bình Nhưỡng sở hữu vũ khí hạt nhân là một nguy cơ lớn hơn đối với sự tồn vong của nước này “so với nguy cơ từ một cuộc tấn công xâm lược từ Mỹ hoặc Hàn Quốc trong trường hợp Triều Tiên không có vũ khí hạt nhân”.
“Cũng giống như Trung Quốc, Nga coi Triều Tiên là một công cụ hữu ích để kiểm soát quyền lực của Mỹ trong khu vực”, ông Wallin nói, nhưng cho rằng không rõ liệu Tổng thống Putin và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình có sẵn sàng gây áp lực đối với ông Kim Jong Un hay không.
Moscow miêu tả cuộc điện đàm Putin-Trump là “mang tính chất công việc và mang tính xây dựng”, đồng thời cho biết hai nhà lãnh đạo cũng thảo luận về cuộc khủng hoảng ở Syria.
Hãng thông tấn RIA Novosti dẫn thông tin từ điện Kremlin cho biết ông Trump và ông Putin muốn tăng cường liên lạc giữa Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson và người đồng cấp Nga Sergei Lavrov nhằm đẩy mạnh các nỗ lực ngoại giao để giải quyết vấn đề Syria.
Ông Steve Sestanovich, giáo sư Đại học Columbia, thành viên cấp cao Hội đồng Đối ngoại Mỹ, nhận định rằng tuyên bố của Mỹ và Nga về cuộc điện đàm Trump-Putin khá giống nhau khi nói về Syria - vấn đề nóng hiện nay trong quan hệ song phương. Hai bản tuyên bố “hoàn toàn không đề cập đến cuộc tranh cãi về vũ khí hóa học ở Syria, không nói về một nghị quyết Hội đồng Bảo an, một cuộc điều tra quốc tế, hay sự cảnh báo về sử dụng vũ khí hóa học trong tương lai, không đề cập đến bất kỳ bên nào trong cuộc nội chiến Syria”.
Nhà Trắng nói hai nhà lãnh đạo nhất trí rằng “tất cả các bên phải nỗ lực hết sức có thể để chấm dứt bạo lực” ở Syria, quốc gia đã chìm trong nội chiến suốt 6 năm qua - cuộc nội chiến tạo điều kiện cho sự nổi lên của tổ chức khủng bố tự xưng Nhà nước Hồi giáo (IS).
Tuy nhiên, ông Wallin nói “rất khó có chuyện thế giới sẽ được chứng kiến một hành động quan trọng nhằm kết thúc nội chiến Syria” nhờ cuộc điện đàm này.
Nhà Trắng nói cuộc trao đổi về Syria giữa ông Trump và ông Putin là “rất tốt”, và hai nhà lãnh đạo đã bàn về thiết lập các khu vực an toàn ở Syria, đồng thời nhất trí rằng nỗi thống khổ mà người dân Syria phải gánh chịu trong cuộc nội chiến đã kéo dài quá lâu.
Mặc dù vậy, ông Wallin nói “việc thiết lập các khu vực an toàn mà không có kế hoạch giải quyết các vấn đề cốt lõi của cuộc nội chiến sẽ dẫn tới các khu vực an toàn đó khó tồn tại lâu”. Vị chuyên gia cho rằng điều này sẽ tạo ra “những trại tị nạn vĩnh viễn trong bối cảnh không có một nền kinh tế ổn định, có thể sẽ tràn lan tình trạng đói kém, cuộc sống chịu đựng, và mở ra cơ hội tuyển mộ cho các tổ chức khủng bố”.
Cuộc điện đàm này được cho là cuộc trao đổi đầu tiên giữa ông chủ Nhà Trắng và người đứng đầu điện Kremlin kể từ khi Mỹ thực hiện vụ không kích vào một căn cứ không quân của Chính phủ Syria. Tuy nhiên, ông Sestanovich nói tuyên bố của cả hai bên không có điểm nào cho thấy có bước tiến.
Tờ Independent dẫn một tuyên bố của Nhà Trắng cho biết trong cuộc điện đàm, hai nhà lãnh đạo đã nói về cách tốt nhất để giải quyết tình hình “rất nguy hiểm” ở Triều Tiên.
Tuyên bố của điện Kremlin nói ông Putin và ông Trump đã nhất trí sắp xếp một cuộc gặp trực tiếp ở Đức vào tháng 7, nhân dịp hội nghị thượng đỉnh khối G20 ở Hamburg, Đức.
Ông Matthew Wallin, chuyên gia cấp cao thuộc American Security Project, nhận định: “Ảnh hưởng của Nga sẽ giúp ích cho Mỹ trong vấn đề Triều Tiên, nhưng không lớn như ảnh hưởng của Trung Quốc”.
Vị chuyên gia nói nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un cần nhận thấy rằng việc Bình Nhưỡng sở hữu vũ khí hạt nhân là một nguy cơ lớn hơn đối với sự tồn vong của nước này “so với nguy cơ từ một cuộc tấn công xâm lược từ Mỹ hoặc Hàn Quốc trong trường hợp Triều Tiên không có vũ khí hạt nhân”.
“Cũng giống như Trung Quốc, Nga coi Triều Tiên là một công cụ hữu ích để kiểm soát quyền lực của Mỹ trong khu vực”, ông Wallin nói, nhưng cho rằng không rõ liệu Tổng thống Putin và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình có sẵn sàng gây áp lực đối với ông Kim Jong Un hay không.
Moscow miêu tả cuộc điện đàm Putin-Trump là “mang tính chất công việc và mang tính xây dựng”, đồng thời cho biết hai nhà lãnh đạo cũng thảo luận về cuộc khủng hoảng ở Syria.
Hãng thông tấn RIA Novosti dẫn thông tin từ điện Kremlin cho biết ông Trump và ông Putin muốn tăng cường liên lạc giữa Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson và người đồng cấp Nga Sergei Lavrov nhằm đẩy mạnh các nỗ lực ngoại giao để giải quyết vấn đề Syria.
Ông Steve Sestanovich, giáo sư Đại học Columbia, thành viên cấp cao Hội đồng Đối ngoại Mỹ, nhận định rằng tuyên bố của Mỹ và Nga về cuộc điện đàm Trump-Putin khá giống nhau khi nói về Syria - vấn đề nóng hiện nay trong quan hệ song phương. Hai bản tuyên bố “hoàn toàn không đề cập đến cuộc tranh cãi về vũ khí hóa học ở Syria, không nói về một nghị quyết Hội đồng Bảo an, một cuộc điều tra quốc tế, hay sự cảnh báo về sử dụng vũ khí hóa học trong tương lai, không đề cập đến bất kỳ bên nào trong cuộc nội chiến Syria”.
Nhà Trắng nói hai nhà lãnh đạo nhất trí rằng “tất cả các bên phải nỗ lực hết sức có thể để chấm dứt bạo lực” ở Syria, quốc gia đã chìm trong nội chiến suốt 6 năm qua - cuộc nội chiến tạo điều kiện cho sự nổi lên của tổ chức khủng bố tự xưng Nhà nước Hồi giáo (IS).
Tuy nhiên, ông Wallin nói “rất khó có chuyện thế giới sẽ được chứng kiến một hành động quan trọng nhằm kết thúc nội chiến Syria” nhờ cuộc điện đàm này.
Nhà Trắng nói cuộc trao đổi về Syria giữa ông Trump và ông Putin là “rất tốt”, và hai nhà lãnh đạo đã bàn về thiết lập các khu vực an toàn ở Syria, đồng thời nhất trí rằng nỗi thống khổ mà người dân Syria phải gánh chịu trong cuộc nội chiến đã kéo dài quá lâu.
Mặc dù vậy, ông Wallin nói “việc thiết lập các khu vực an toàn mà không có kế hoạch giải quyết các vấn đề cốt lõi của cuộc nội chiến sẽ dẫn tới các khu vực an toàn đó khó tồn tại lâu”. Vị chuyên gia cho rằng điều này sẽ tạo ra “những trại tị nạn vĩnh viễn trong bối cảnh không có một nền kinh tế ổn định, có thể sẽ tràn lan tình trạng đói kém, cuộc sống chịu đựng, và mở ra cơ hội tuyển mộ cho các tổ chức khủng bố”.
Cuộc điện đàm này được cho là cuộc trao đổi đầu tiên giữa ông chủ Nhà Trắng và người đứng đầu điện Kremlin kể từ khi Mỹ thực hiện vụ không kích vào một căn cứ không quân của Chính phủ Syria. Tuy nhiên, ông Sestanovich nói tuyên bố của cả hai bên không có điểm nào cho thấy có bước tiến.