Cuối tuần, vàng và USD tự do cùng tăng giá mạnh
Giá vàng trong nước tái lập mốc 44 triệu đồng/lượng nhờ giá vàng quốc tế tăng hơn 1%, giá USD tự do vượt 20.900 đồng
Giá vàng trong nước sáng cuối tuần hôm nay (24/3) tái lập mốc 44 triệu đồng/lượng nhờ phiên tăng hơn 1% vào đêm qua của giá vàng quốc tế. Giá USD tự do duy trì đà đi lên và đã vượt ngưỡng 20.900 đồng.
Lúc 10h sáng nay, Công ty Phú Quý tại Hà Nội niêm yết giá vàng SJC ở mức 43,93 triệu đồng/lượng (mua vào) và 44,06 triệu đồng/lượng (bán ra). Cùng thời điểm tại Tp.HCM, Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) thông báo thu mua vàng SJC ở mức 43,8 triệu đồng/lượng và bán ra ở mức 44 triệu đồng/lượng.
Từ khi mở cửa, giá vàng miếng diễn biến theo hướng duy nhất là đi lên. Từ lúc gần 9h trở đi, giá vàng “yên vị” ở mức 44 triệu đồng/lượng, cao nhất trong vòng 4 ngày trở lại đây. So với cuối giờ chiều qua, giá vàng hiện tăng 180.000 đồng/lượng.
Bắt đầu hồi phục từ cách đây 3 ngày, giá vàng đến nay đã lấy lại 450.000 đồng/lượng từ mức đáy của hơn hai tháng thiết lập hôm 21/3. Tuy nhiên, so với cuối tuần trước, vàng miếng hiện đã rẻ đi trên 300.000 đồng mỗi lượng. Trong tuần trước, giá vàng giảm 500.000 đồng/lượng.
Lực mua chiếm ưu thế áp đảo trên thị trường vàng miếng trong tuần này khi giá vàng giảm nhanh. Tuy nhiên, thị trường không thực sự sôi động do người dân chỉ mua thăm dò khi thấy giá vàng trong nước còn cao hơn nhiều so với giá thế giới.
Sáng cuối tuần hôm nay, giá vàng trong nước đang cao hơn giá vàng thế giới quy đổi khoảng 2 triệu đồng/lượng, giảm đáng kể từ chỗ chênh 2,7 triệu đồng/lượng vào cuối tuần trước. Khoảng chênh lệch giữa giá vàng trong nước vẫn đang “co giãn” theo kiểu tăng khi giá vàng thế giới giảm và giảm khi giá vàng thế giới tăng. Điều này cho thấy, giá vàng trong nước vẫn không phản ánh chuẩn xác sự tăng giảm của giá vàng quốc tế.
Mấy ngày gần đây, sự phục hồi của giá vàng trong nước còn được nâng đỡ bởi đà đi lên của giá USD. Sáng nay tại Hà Nội, giá USD tự do phổ biến ở mức 20.890 đồng (mua vào) và 20.920 đồng (bán ra), cao hơn 30 đồng mỗi USD so với cuối giờ chiều qua. Nếu so với cuối tuần trước, giá USD đã cao hơn 70 đồng ở chiều mua và 80 đồng ở chiều bán.
Giá USD trong nước tuần này tăng mạnh sau khi Ngân hàng Nhà nước tuyên bố siết trạng thái ngoại tệ của các ngân hàng thương mại từ +/-30% về +/-20%. Điều này đồng nghĩa với việc, các ngân hàng có trạng thái ngoại tệ âm sẽ phải gom USD để đáp ứng quy định mới.
Hiện tại, giá USD tự do đã cao hơn giá niêm yết tại các ngân hàng thương mại. Ngân hàng Eximbank sáng nay báo giá USD ở mức 20.830 đồng (mua vào) và 20.910 đồng (bán ra), thấp hơn giá USD tự do tại Hà Nội tới 60 đồng ở chiều mua, nhưng chỉ thấp hơn 10 đồng ở chiều bán.
Trên thị trường quốc tế, giá vàng tăng khá mạnh trong phiên giao dịch cuối tuần diễn ra vào hôm qua. Chốt phiên New York, giá vàng giao ngay tăng 17,9 USD/oz, tương đương tăng 1,1%, đóng cửa ở mức 1.663,8 USD/oz.
Nhờ phiên tăng này, giá vàng giao ngay tăng 2,7 USD/oz trong cả tuần, kết thúc chuỗi suy giảm 3 tuần trước đó. Trong tuần, đã có lúc giá vàng xuống ngưỡng 1.630 USD/oz, thấp nhất trong 2 tháng do ảnh hưởng từ đồng USD mạnh và những tín hiệu phục hồi rõ nét hơn của kinh tế Mỹ.
Sau đó, vàng chuyển sang trạng thái phục hồi nhờ lực mua ở vùng giá thấp và đồng USD yếu đi. Phiên hôm qua, giá vàng còn được hỗ trợ khi giá dầu thô tăng mạnh trước tin xuất khẩu dầu của Iran tháng này giảm sút trong bối cảnh Tehran bị phương Tây siết chặt các lệnh trừng phạt.
Lúc đóng cửa, giá dầu thô ngọt nhẹ giao tháng 5 tại New York tăng 1,52 USD/thùng so với phiên trước, đạt mức 106,87 USD/thùng. Tỷ giá Euro/USD kết thúc tuần ở mức hơn 1,33 USD/Euro.
Theo giới phân tích, sự phục hồi đang diễn ra của giá vàng không đồng nghĩa với việc kim loại quý này đã thoát áp lực giảm giá trong ngắn hạn do kỳ vọng vào một gói nới lỏng định lượng mới của Mỹ đã gần như chấm hết.
Quỹ tín thác vàng lớn nhất thế giới SPDR Gold Trust cho biết, tuần này họ bán ròng 10,6 tấn vàng, hiện còn nắm giữ 1.282,7 tấn kim loại này.
Lúc 10h sáng nay, Công ty Phú Quý tại Hà Nội niêm yết giá vàng SJC ở mức 43,93 triệu đồng/lượng (mua vào) và 44,06 triệu đồng/lượng (bán ra). Cùng thời điểm tại Tp.HCM, Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) thông báo thu mua vàng SJC ở mức 43,8 triệu đồng/lượng và bán ra ở mức 44 triệu đồng/lượng.
Từ khi mở cửa, giá vàng miếng diễn biến theo hướng duy nhất là đi lên. Từ lúc gần 9h trở đi, giá vàng “yên vị” ở mức 44 triệu đồng/lượng, cao nhất trong vòng 4 ngày trở lại đây. So với cuối giờ chiều qua, giá vàng hiện tăng 180.000 đồng/lượng.
Bắt đầu hồi phục từ cách đây 3 ngày, giá vàng đến nay đã lấy lại 450.000 đồng/lượng từ mức đáy của hơn hai tháng thiết lập hôm 21/3. Tuy nhiên, so với cuối tuần trước, vàng miếng hiện đã rẻ đi trên 300.000 đồng mỗi lượng. Trong tuần trước, giá vàng giảm 500.000 đồng/lượng.
Lực mua chiếm ưu thế áp đảo trên thị trường vàng miếng trong tuần này khi giá vàng giảm nhanh. Tuy nhiên, thị trường không thực sự sôi động do người dân chỉ mua thăm dò khi thấy giá vàng trong nước còn cao hơn nhiều so với giá thế giới.
Sáng cuối tuần hôm nay, giá vàng trong nước đang cao hơn giá vàng thế giới quy đổi khoảng 2 triệu đồng/lượng, giảm đáng kể từ chỗ chênh 2,7 triệu đồng/lượng vào cuối tuần trước. Khoảng chênh lệch giữa giá vàng trong nước vẫn đang “co giãn” theo kiểu tăng khi giá vàng thế giới giảm và giảm khi giá vàng thế giới tăng. Điều này cho thấy, giá vàng trong nước vẫn không phản ánh chuẩn xác sự tăng giảm của giá vàng quốc tế.
Mấy ngày gần đây, sự phục hồi của giá vàng trong nước còn được nâng đỡ bởi đà đi lên của giá USD. Sáng nay tại Hà Nội, giá USD tự do phổ biến ở mức 20.890 đồng (mua vào) và 20.920 đồng (bán ra), cao hơn 30 đồng mỗi USD so với cuối giờ chiều qua. Nếu so với cuối tuần trước, giá USD đã cao hơn 70 đồng ở chiều mua và 80 đồng ở chiều bán.
Giá USD trong nước tuần này tăng mạnh sau khi Ngân hàng Nhà nước tuyên bố siết trạng thái ngoại tệ của các ngân hàng thương mại từ +/-30% về +/-20%. Điều này đồng nghĩa với việc, các ngân hàng có trạng thái ngoại tệ âm sẽ phải gom USD để đáp ứng quy định mới.
Hiện tại, giá USD tự do đã cao hơn giá niêm yết tại các ngân hàng thương mại. Ngân hàng Eximbank sáng nay báo giá USD ở mức 20.830 đồng (mua vào) và 20.910 đồng (bán ra), thấp hơn giá USD tự do tại Hà Nội tới 60 đồng ở chiều mua, nhưng chỉ thấp hơn 10 đồng ở chiều bán.
Trên thị trường quốc tế, giá vàng tăng khá mạnh trong phiên giao dịch cuối tuần diễn ra vào hôm qua. Chốt phiên New York, giá vàng giao ngay tăng 17,9 USD/oz, tương đương tăng 1,1%, đóng cửa ở mức 1.663,8 USD/oz.
Nhờ phiên tăng này, giá vàng giao ngay tăng 2,7 USD/oz trong cả tuần, kết thúc chuỗi suy giảm 3 tuần trước đó. Trong tuần, đã có lúc giá vàng xuống ngưỡng 1.630 USD/oz, thấp nhất trong 2 tháng do ảnh hưởng từ đồng USD mạnh và những tín hiệu phục hồi rõ nét hơn của kinh tế Mỹ.
Sau đó, vàng chuyển sang trạng thái phục hồi nhờ lực mua ở vùng giá thấp và đồng USD yếu đi. Phiên hôm qua, giá vàng còn được hỗ trợ khi giá dầu thô tăng mạnh trước tin xuất khẩu dầu của Iran tháng này giảm sút trong bối cảnh Tehran bị phương Tây siết chặt các lệnh trừng phạt.
Lúc đóng cửa, giá dầu thô ngọt nhẹ giao tháng 5 tại New York tăng 1,52 USD/thùng so với phiên trước, đạt mức 106,87 USD/thùng. Tỷ giá Euro/USD kết thúc tuần ở mức hơn 1,33 USD/Euro.
Theo giới phân tích, sự phục hồi đang diễn ra của giá vàng không đồng nghĩa với việc kim loại quý này đã thoát áp lực giảm giá trong ngắn hạn do kỳ vọng vào một gói nới lỏng định lượng mới của Mỹ đã gần như chấm hết.
Quỹ tín thác vàng lớn nhất thế giới SPDR Gold Trust cho biết, tuần này họ bán ròng 10,6 tấn vàng, hiện còn nắm giữ 1.282,7 tấn kim loại này.