Cứu tăng trưởng, Trung Quốc mạnh tay nới chính sách tiền tệ
Nhiều chuyên gia tỏ ra ngạc nhiên về việc Trung Quốc hạ tỷ lệ dự trữ bắt buộc lần này
Trong một động thái nhằm trấn an thị trường và cứu tăng trưởng, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBoC) ngày 29/2 mạnh tay cắt giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc tại các ngân hàng thương mại nước này.
Theo hãng tin Reuters, tỷ lệ dự trữ bắt buộc được PBoC giảm 0,5 điểm phần trăm, còn 17% đối với các ngân hàng thương mại lớn nhất.
Động thái trên diễn ra chỉ vài ngày sau khi Trung Quốc sử dụng vai trò là nước chủ nhà hội nghị bộ trưởng bộ tài chính và thống đốc ngân hàng trung ương nhóm 20 nền kinh tế phát triển và mới nổi lớn nhất thế giới (G-20) để trấn an các đối tác thương mại rằng Bắc Kinh không có ý định khiến đồng Nhân dân tệ giảm giá sâu hơn. Tháng 8 năm ngoái, PBoC bất ngờ phá giá Nhân dân tệ 2% khiến thị trường tài chính toàn cầu chao đảo.
Ngoài ra, động thái này diễn ra không lâu trước cuộc họp Quốc hội thường niên của Trung Quốc - sự kiện nơi các nhà hoạch định chính sách nước này đưa ra những quyết sách quan trọng về tái cơ cấu nền kinh tế.
Nhiều chuyên gia tỏ ra ngạc nhiên về việc Trung Quốc hạ tỷ lệ dự trữ bắt buộc lần này, bởi trước đó PBoC tuyên bố sẽ phụ thuộc nhiều hơn vào hoạt động bơm vốn ngắn hạn vào thị trường hàng ngày để duy trì dòng tiền, thay vì tăng vốn trong dài hạn thông qua hạ tỷ lệ dự trữ bắt buộc.
Việc cắt giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc này có hiệu lực từ ngày 1/3 và diễn ra khi thị trường tiền tệ Trung Quốc xuất hiện dấu hiệu gia tăng về sự thắt chặt thanh khoản, bất chấp hoạt động bơm tiền thông qua nghiệp vụ thị trường mở hàng ngày của PBoC. Mới vào sáng ngày 29/2, PBoC đã bơm 230 tỷ Nhân dân tệ ra thị trường.
Đây là lần cắt giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc thứ 5 của Trung Quốc kể từ tháng 2/2015. Lần cắt giảm gần đây nhất là vào hôm 23/10/2015.
“Động thái này cho thấy PBoC muốn tăng thanh khoản cho các ngân hàng”, chuyên gia kinh tế Iris Pang thuộc công ty Natixis ở Hồng Kông nhận định. Theo ước tính của bà Pang, đợt cắt giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc này giải phóng số vốn khoảng 698 tỷ Nhân dân tệ, tương đương 105 tỷ USD.
Theo giới chuyên gia, việc hạ tỷ lệ dự trữ bắt buộc cho thấy Bắc Kinh đã giảm bớt mức độ lo ngại về sự giảm giá của đồng Nhân dân tệ khi bơm tiền vào nền kinh tế. Tuy nhiên, phần đông các chuyên gia tin rằng đồng Nhân dân tệ sẽ còn giảm giá sâu hơn trong quá trình giảm tốc của nền kinh tế Trung Quốc.
Từ sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán tới nay, tỷ giá đồng Nhân dân tệ so với đồng USD đã giảm 1%.
Theo hãng tin Reuters, tỷ lệ dự trữ bắt buộc được PBoC giảm 0,5 điểm phần trăm, còn 17% đối với các ngân hàng thương mại lớn nhất.
Động thái trên diễn ra chỉ vài ngày sau khi Trung Quốc sử dụng vai trò là nước chủ nhà hội nghị bộ trưởng bộ tài chính và thống đốc ngân hàng trung ương nhóm 20 nền kinh tế phát triển và mới nổi lớn nhất thế giới (G-20) để trấn an các đối tác thương mại rằng Bắc Kinh không có ý định khiến đồng Nhân dân tệ giảm giá sâu hơn. Tháng 8 năm ngoái, PBoC bất ngờ phá giá Nhân dân tệ 2% khiến thị trường tài chính toàn cầu chao đảo.
Ngoài ra, động thái này diễn ra không lâu trước cuộc họp Quốc hội thường niên của Trung Quốc - sự kiện nơi các nhà hoạch định chính sách nước này đưa ra những quyết sách quan trọng về tái cơ cấu nền kinh tế.
Nhiều chuyên gia tỏ ra ngạc nhiên về việc Trung Quốc hạ tỷ lệ dự trữ bắt buộc lần này, bởi trước đó PBoC tuyên bố sẽ phụ thuộc nhiều hơn vào hoạt động bơm vốn ngắn hạn vào thị trường hàng ngày để duy trì dòng tiền, thay vì tăng vốn trong dài hạn thông qua hạ tỷ lệ dự trữ bắt buộc.
Việc cắt giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc này có hiệu lực từ ngày 1/3 và diễn ra khi thị trường tiền tệ Trung Quốc xuất hiện dấu hiệu gia tăng về sự thắt chặt thanh khoản, bất chấp hoạt động bơm tiền thông qua nghiệp vụ thị trường mở hàng ngày của PBoC. Mới vào sáng ngày 29/2, PBoC đã bơm 230 tỷ Nhân dân tệ ra thị trường.
Đây là lần cắt giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc thứ 5 của Trung Quốc kể từ tháng 2/2015. Lần cắt giảm gần đây nhất là vào hôm 23/10/2015.
“Động thái này cho thấy PBoC muốn tăng thanh khoản cho các ngân hàng”, chuyên gia kinh tế Iris Pang thuộc công ty Natixis ở Hồng Kông nhận định. Theo ước tính của bà Pang, đợt cắt giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc này giải phóng số vốn khoảng 698 tỷ Nhân dân tệ, tương đương 105 tỷ USD.
Theo giới chuyên gia, việc hạ tỷ lệ dự trữ bắt buộc cho thấy Bắc Kinh đã giảm bớt mức độ lo ngại về sự giảm giá của đồng Nhân dân tệ khi bơm tiền vào nền kinh tế. Tuy nhiên, phần đông các chuyên gia tin rằng đồng Nhân dân tệ sẽ còn giảm giá sâu hơn trong quá trình giảm tốc của nền kinh tế Trung Quốc.
Từ sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán tới nay, tỷ giá đồng Nhân dân tệ so với đồng USD đã giảm 1%.