“Đã từng mua tin để phá đại án Vinalines”
Phó ban Nội chính Trung ương nói về phương thức và tính hiệu quả của việc mua thông tin phục vụ chống tham nhũng
“Ở vụ án Vinalines đã có sử dụng nguồn tin mua và các nguồn tin này đều được chi trả đảm bảo đúng tiến độ, chặt chẽ và đã phát huy hiệu quả”.
Phó ban Nội chính Trung ương Nguyễn Doãn Khánh chia sẻ với báo giới chiều 5/6, xung quanh việc ngành nội chính tỉnh Lâm Đồng công bố các quy định về mua thông tin để phục vụ công tác phòng, chống tham nhũng mới đây.
Theo ông Khánh, việc trả tiền để hỗ trợ cho các tổ chức, cá nhân để họ cung cấp thông tin phục vụ chống tham nhũng không mới. Trong năm qua Ban Nội chính Trung ương cũng đã có khoảng vài chục người cung cấp thông tin dưới dạng này và chất lượng tin đều tốt.
Tuy nhiên, phần lớn giai đoạn này họ muốn đóng góp cho công tác phòng chống tham nhũng là chính chứ không quan tâm đến phần kinh phí hỗ trợ. Và để khuyến khích nguồn tin, ngay sau khi xem xét giá trị của tin đó, người đứng đầu các cơ quan phòng chống tham nhũng sẽ quyết định chi trả bằng tiền và chịu trách nhiệm về nội dung chất lượng, tính hiệu quả và mức độ chi trong từng nguồn tin.
Ông Khánh cho biết, nguồn chi để “mua tin” được lấy từ ngân sách, thanh toán và quyết toán theo thực tế. Đây được coi là khoản mật chi. Người đứng đầu các cơ quan phòng chống tham nhũng chịu trách nhiệm về nội dung chất lượng, tính hiệu quả và mức độ chi trong từng nguồn tin.
“Chúng tôi đã thực hiện chi với những tin thực sự có giá trị và điều này đã góp phần làm sáng tỏ vụ án. Nhất là trong những vụ án lớn được dư luận đặc biệt quan tâm, nguồn tin mua này đã giúp đẩy nhanh được tiến độ trong việc truy tố, xét xử. Ví dụ như ở vụ án Vinalines đã có sử dụng nguồn tin mua. Các nguồn tin này đều được chi trả đảm bảo đúng tiến độ, chặt chẽ và đã phát huy hiệu quả”, ông Khánh cho hay.
Tuy nhiên, việc chi này mới nằm trong quy định của Chính phủ và hướng dẫn của Bộ Tài chính về việc sử dụng vốn ngân sách hỗ trợ cho chống tham nhũng. Cần phải chính thức hóa bố trí kinh phí ổn định ở mức độ phù hợp, hình thành được quỹ, trên cơ sở đó hỗ trợ cho khai thác nguồn tin và khuyến khích tổ chức cá nhân tham gia cung cấp nguồn tin.
Trưởng ban nội chính là người chịu trách nhiệm chính về mức chi này theo đúng định mức, chế độ, đặc biệt là giám sát kiểm tra độ tin cậy và giá trị của tin để quyết định mức chi. Mức chi cho tin có giá trị cao nhất không quá 10 triệu đồng.
Theo ông Khánh, nếu thành lập quỹ trên cơ sở trích tỷ lệ phần trăm thu hồi được từ tài sản tham nhũng để hỗ trợ cho mua sắm trang thiết bị, đội ngũ cũng như phục vụ chi trả cho nguồn tin thì chắc chắn công tác phòng chống tham nhũng sẽ hiệu quả hơn.
Về lĩnh vực có nhiều nguy cơ xảy ra tham nhũng cao và cần phải có nhiều thông tin, Phó ban Nội chính Trung ương cho biết, thông tin mà người dân cung cấp chủ yếu là những lĩnh như quản lý đất đai, tài chính ngân sách, phân phối nguồn lực cho đầu tư…
Phó ban Nội chính Trung ương Nguyễn Doãn Khánh chia sẻ với báo giới chiều 5/6, xung quanh việc ngành nội chính tỉnh Lâm Đồng công bố các quy định về mua thông tin để phục vụ công tác phòng, chống tham nhũng mới đây.
Theo ông Khánh, việc trả tiền để hỗ trợ cho các tổ chức, cá nhân để họ cung cấp thông tin phục vụ chống tham nhũng không mới. Trong năm qua Ban Nội chính Trung ương cũng đã có khoảng vài chục người cung cấp thông tin dưới dạng này và chất lượng tin đều tốt.
Tuy nhiên, phần lớn giai đoạn này họ muốn đóng góp cho công tác phòng chống tham nhũng là chính chứ không quan tâm đến phần kinh phí hỗ trợ. Và để khuyến khích nguồn tin, ngay sau khi xem xét giá trị của tin đó, người đứng đầu các cơ quan phòng chống tham nhũng sẽ quyết định chi trả bằng tiền và chịu trách nhiệm về nội dung chất lượng, tính hiệu quả và mức độ chi trong từng nguồn tin.
Ông Khánh cho biết, nguồn chi để “mua tin” được lấy từ ngân sách, thanh toán và quyết toán theo thực tế. Đây được coi là khoản mật chi. Người đứng đầu các cơ quan phòng chống tham nhũng chịu trách nhiệm về nội dung chất lượng, tính hiệu quả và mức độ chi trong từng nguồn tin.
“Chúng tôi đã thực hiện chi với những tin thực sự có giá trị và điều này đã góp phần làm sáng tỏ vụ án. Nhất là trong những vụ án lớn được dư luận đặc biệt quan tâm, nguồn tin mua này đã giúp đẩy nhanh được tiến độ trong việc truy tố, xét xử. Ví dụ như ở vụ án Vinalines đã có sử dụng nguồn tin mua. Các nguồn tin này đều được chi trả đảm bảo đúng tiến độ, chặt chẽ và đã phát huy hiệu quả”, ông Khánh cho hay.
Tuy nhiên, việc chi này mới nằm trong quy định của Chính phủ và hướng dẫn của Bộ Tài chính về việc sử dụng vốn ngân sách hỗ trợ cho chống tham nhũng. Cần phải chính thức hóa bố trí kinh phí ổn định ở mức độ phù hợp, hình thành được quỹ, trên cơ sở đó hỗ trợ cho khai thác nguồn tin và khuyến khích tổ chức cá nhân tham gia cung cấp nguồn tin.
Trưởng ban nội chính là người chịu trách nhiệm chính về mức chi này theo đúng định mức, chế độ, đặc biệt là giám sát kiểm tra độ tin cậy và giá trị của tin để quyết định mức chi. Mức chi cho tin có giá trị cao nhất không quá 10 triệu đồng.
Theo ông Khánh, nếu thành lập quỹ trên cơ sở trích tỷ lệ phần trăm thu hồi được từ tài sản tham nhũng để hỗ trợ cho mua sắm trang thiết bị, đội ngũ cũng như phục vụ chi trả cho nguồn tin thì chắc chắn công tác phòng chống tham nhũng sẽ hiệu quả hơn.
Về lĩnh vực có nhiều nguy cơ xảy ra tham nhũng cao và cần phải có nhiều thông tin, Phó ban Nội chính Trung ương cho biết, thông tin mà người dân cung cấp chủ yếu là những lĩnh như quản lý đất đai, tài chính ngân sách, phân phối nguồn lực cho đầu tư…