“Đại gia” cho vay thế chấp Mỹ lỗ nặng
Tập đoàn tài chính cho vay thế chấp nhà lớn nhất nước Mỹ Fannie Mae báo lỗ ròng 14,8 tỷ USD trong quý 2
Tập đoàn tài chính cho vay thế chấp nhà lớn nhất nước Mỹ Fannie Mae báo lỗ ròng 14,8 tỷ USD trong quý 2, đồng thời cho biết buộc phải xin Bộ Tài chính nước này ra tay cứu giúp lần thứ ba để có thể tồn tại.
Mức lỗ 14,8 tỷ USD của Fannie trong quý 2 khiêm tốn hơn với khoản lỗ 23,2 tỷ USD mà chính tập đoàn này đã phải gánh trong quý 1, nhưng lớn gấp nhiều lớn mức lỗ 2,3 tỷ USD cùng kỳ năm trước.
Fannie Mae cho biết, khoản lỗ khổng lồ của quý 2 là do các vụ vỡ nợ với số lượng lớn đã đẩy chi phí liên quan tới hoạt động tín dụng của tập đoàn lên tới 18,8 tỷ USD trong quý, so với mức 20,9 tỷ USD trong quý 1. Tính tới thời điểm này, giá nhà đất tại Mỹ đã giảm liên tục 3 năm trời, trong khi tỷ lệ thất nghiệp gia tăng, khiến tốc độ vỡ nợ ở các khoản vay mà Fannie bảo lãnh cũng leo thang theo.
Fannie Mae cùng với đối thủ Freddie Mac là hai tập đoàn được Chính phủ Mỹ bảo lãnh, có chức năng cung cấp vốn cho thị trường vay thế chấp nhà của nước này. Từ năm 2007 tới nay, Fannie và Freddie càng trở nên quan trọng đối với thị trường tín dụng Mỹ trong bối cảnh khủng hoảng tài chính khiến các nguồn vốn khác bị thắt chặt.
Tháng 9 năm ngoái, khi khủng hoảng leo thang căng thẳng, Chính phủ Mỹ đã giành quyền kiểm soát Fannie và Freddie để đảm bảo hai “đại gia” này tiếp tục tồn tại và cung cấp vốn cho thị trường, bất chấp những khoản thua lỗ khổng lồ. Với việc tiếp quản Fannie và Freddie, Chính phủ Mỹ cam kết sẽ bơm tới 400 tỷ USD và hai tập đoàn này.
Fannie và Freddie là hai tập đoàn đóng vai trò chủ chốt trong chương trình giải cứu thị trường nhà đất của Tổng thống Barack Obama. Chương trình này nhằm mục đích tái cấp vốn hoặc điều chỉnh nợ cầm cố nhà cho 9 triệu người Mỹ để họ tránh khỏi cảnh bị tịch biên nhà.
Hôm qua, cùng với việc báo lỗ tháng thứ 8 liên tiếp, Fannie cho biết, tình hình tài chính dài hạn của tập đoàn là “rất bấp bênh”. Các quan chức của Fannie đã đề nghị Bộ Tài chính Mỹ cấp thêm 10,7 tỷ USD vốn hỗ trợ để bù đắp cho khoản thâm hụt giá trị tài sản ròng của tập đoàn.
Với lần xin hỗ trợ thứ ba này, tổng số tiền mà Chính phủ Mỹ rót vào Fannie để đổi lấy cổ phiếu ưu đãi của tập đoàn đã lên tới 45,9 tỷ USD.
Báo cáo của Fannie cho thấy, số nợ xấu mà tập đoàn bảo lãnh tính tới tháng 6 đã lên tới 171 tỷ USD, từ mức 144,9 tỷ USD trong tháng 3 và 119,2 tỷ USD trong tháng 12 năm ngoái. Tình hình này cho thấy, Fannie sẽ còn phải xin Bộ Tài chính Mỹ cấp thêm vốn hỗ trợ trong thời gian tới.
(Theo Reuters)
Mức lỗ 14,8 tỷ USD của Fannie trong quý 2 khiêm tốn hơn với khoản lỗ 23,2 tỷ USD mà chính tập đoàn này đã phải gánh trong quý 1, nhưng lớn gấp nhiều lớn mức lỗ 2,3 tỷ USD cùng kỳ năm trước.
Fannie Mae cho biết, khoản lỗ khổng lồ của quý 2 là do các vụ vỡ nợ với số lượng lớn đã đẩy chi phí liên quan tới hoạt động tín dụng của tập đoàn lên tới 18,8 tỷ USD trong quý, so với mức 20,9 tỷ USD trong quý 1. Tính tới thời điểm này, giá nhà đất tại Mỹ đã giảm liên tục 3 năm trời, trong khi tỷ lệ thất nghiệp gia tăng, khiến tốc độ vỡ nợ ở các khoản vay mà Fannie bảo lãnh cũng leo thang theo.
Fannie Mae cùng với đối thủ Freddie Mac là hai tập đoàn được Chính phủ Mỹ bảo lãnh, có chức năng cung cấp vốn cho thị trường vay thế chấp nhà của nước này. Từ năm 2007 tới nay, Fannie và Freddie càng trở nên quan trọng đối với thị trường tín dụng Mỹ trong bối cảnh khủng hoảng tài chính khiến các nguồn vốn khác bị thắt chặt.
Tháng 9 năm ngoái, khi khủng hoảng leo thang căng thẳng, Chính phủ Mỹ đã giành quyền kiểm soát Fannie và Freddie để đảm bảo hai “đại gia” này tiếp tục tồn tại và cung cấp vốn cho thị trường, bất chấp những khoản thua lỗ khổng lồ. Với việc tiếp quản Fannie và Freddie, Chính phủ Mỹ cam kết sẽ bơm tới 400 tỷ USD và hai tập đoàn này.
Fannie và Freddie là hai tập đoàn đóng vai trò chủ chốt trong chương trình giải cứu thị trường nhà đất của Tổng thống Barack Obama. Chương trình này nhằm mục đích tái cấp vốn hoặc điều chỉnh nợ cầm cố nhà cho 9 triệu người Mỹ để họ tránh khỏi cảnh bị tịch biên nhà.
Hôm qua, cùng với việc báo lỗ tháng thứ 8 liên tiếp, Fannie cho biết, tình hình tài chính dài hạn của tập đoàn là “rất bấp bênh”. Các quan chức của Fannie đã đề nghị Bộ Tài chính Mỹ cấp thêm 10,7 tỷ USD vốn hỗ trợ để bù đắp cho khoản thâm hụt giá trị tài sản ròng của tập đoàn.
Với lần xin hỗ trợ thứ ba này, tổng số tiền mà Chính phủ Mỹ rót vào Fannie để đổi lấy cổ phiếu ưu đãi của tập đoàn đã lên tới 45,9 tỷ USD.
Báo cáo của Fannie cho thấy, số nợ xấu mà tập đoàn bảo lãnh tính tới tháng 6 đã lên tới 171 tỷ USD, từ mức 144,9 tỷ USD trong tháng 3 và 119,2 tỷ USD trong tháng 12 năm ngoái. Tình hình này cho thấy, Fannie sẽ còn phải xin Bộ Tài chính Mỹ cấp thêm vốn hỗ trợ trong thời gian tới.
(Theo Reuters)