Đại gia viễn thông Trung Quốc “đe dọa an ninh Mỹ”
Theo điều tra của một ủy ban, hai hãng viễn thông hàng đầu Trung Quốc là Huawei và ZTE ẩn chứa đe dọa an ninh đối với Mỹ
Theo điều tra của Ủy ban Tình báo Hạ viện Mỹ, hai hãng viễn thông hàng đầu Trung Quốc là Huawei và ZTE ẩn chứa đe dọa an ninh đối với Mỹ và khuyến cáo doanh nghiệp Mỹ không nên làm ăn với các công ty này.
Hãng tin AFP cho hay, dự thảo báo cáo điều tra của ủy ban trên nói rằng, hai công ty trên không đáng tin cậy, vẫn chịu ảnh hưởng từ Bắc Kinh và có thể bị sử dụng để đe dọa an ninh Mỹ. Theo hãng tin Reuters, Huawei hiện là nhà sản xuất thiết bị viễn thông di động lớn thứ hai thế giới. Trong khi ZTE đứng thứ năm.
Trên cơ sở kết quả điều tra có được, Ủy ban Tình báo Hạ viện cho rằng, các nhà chức trách Mỹ cần phải ngăn chặn những hoạt động, kế hoạch mua một phần, mua toàn bộ hoặc hợp nhất với các doanh nghiệp khác liên quan tới hai công ty viễn thông Trung Quốc là Huawei và ZTE để bảo vệ lợi ích an ninh quốc gia.
Theo báo cáo, các hệ thống của Chính phủ Mỹ, đặc biệt là những đơn vị nhạy cảm, không được dùng trang thiết bị Huawei hay ZTE. Thậm chí các linh kiện do những công ty này sản xuất cũng không được sử dụng. Các nhà thầu đang làm việc trong các chương trình nhạy cảm của Mỹ cũng phải đáp ứng yêu cầu này.
Báo cáo cũng nói rằng các công ty Mỹ cần "cân nhắc rủi ro an ninh dài hạn khi ký hợp đồng mua thiết bị hoặc sử dụng dịch vụ của ZTE hoặc Huawei".
AFP cho biết, cuộc điều tra được tiến hành trên cơ sở có ý kiến lo ngại rằng, Trung Quốc có thể dùng hai công ty trên để tiến hành các hoạt động gián điệp kinh tế, quân sự hoặc tấn công mạng. Cuộc điều tra kéo dài trong một năm, bao gồm cả cuộc điều trần trước Ủy ban Tình báo Hạ viện Mỹ vào tháng trước.
Tại cuộc điều trần này, các quan chức cấp cao của Huawei và ZTE đã cực lực phủ nhận các cáo buộc liên quan đến sự kiểm soát của Chính phủ Trung Quốc đối với 2 công ty này. Huawei và ZTE đều đang mong muốn mở rộng sự hiện diện của mình tại những thị trường phương Tây, đặc biệt là tại Mỹ và châu Âu.
Trong một email gửi cho hãng tin AFP, Phó chủ tịch Huawei William Plummer khẳng định, tính độc lập và thẳng thắn của Huawei đã được tin tưởng và tôn trọng tại 150 thị trường, nên nói hãng này có thể gây hại là đã bỏ qua các thực tế mang tính kỹ thuật và thương mại, đe dọa việc tạo việc làm và sự sáng tạo ở Mỹ.
Còn về phía ZTE, công ty này cũng cho rằng mình “hoàn toàn không đồng ý” với tuyên bố trên của Ủy ban Tình báo Hạ viện Mỹ, và rằng: “ZTE không nên bị đưa vào tầm ngắm trong sự việc này, mà chính là các đại gia phương Tây”.
Trong khi đó, hôm 8/10, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi tuyên bố rằng, "chúng tôi hy vọng Quốc hội Mỹ gạt bỏ thành kiến, tôn trọng sự thật và làm những gì có lợi cho quá trình hợp tác kinh tế Trung - Mỹ chứ không nên có những hành động đi ngược lại lợi ích kinh tế - thương mại song phương".
Trên thực tế, nhiều nước trên thế giới cũng đang xem xét việc hai công ty viễn thông trên của Trung Quốc có quan hệ với quân đội và chính phủ họ hay không. Đầu năm nay, Australia đã cấm Huawei tham gia đấu thầu triển khai mạng Internet băng thông rộng. Tại Mỹ, Huawei cũng bị buộc phải rút khỏi nhiều dự án đầu tư.
Tại Việt Nam, các thiết bị viễn thông do Huawei và ZTE đang được bán rất rộng rãi. Điều đáng chú ý là, nhiều sản phẩm mang thương hiệu Việt Nam nhưng thực chất lại do hai "đại gia" viễn thông Trung Quốc sản xuất.
Hãng tin AFP cho hay, dự thảo báo cáo điều tra của ủy ban trên nói rằng, hai công ty trên không đáng tin cậy, vẫn chịu ảnh hưởng từ Bắc Kinh và có thể bị sử dụng để đe dọa an ninh Mỹ. Theo hãng tin Reuters, Huawei hiện là nhà sản xuất thiết bị viễn thông di động lớn thứ hai thế giới. Trong khi ZTE đứng thứ năm.
Trên cơ sở kết quả điều tra có được, Ủy ban Tình báo Hạ viện cho rằng, các nhà chức trách Mỹ cần phải ngăn chặn những hoạt động, kế hoạch mua một phần, mua toàn bộ hoặc hợp nhất với các doanh nghiệp khác liên quan tới hai công ty viễn thông Trung Quốc là Huawei và ZTE để bảo vệ lợi ích an ninh quốc gia.
Theo báo cáo, các hệ thống của Chính phủ Mỹ, đặc biệt là những đơn vị nhạy cảm, không được dùng trang thiết bị Huawei hay ZTE. Thậm chí các linh kiện do những công ty này sản xuất cũng không được sử dụng. Các nhà thầu đang làm việc trong các chương trình nhạy cảm của Mỹ cũng phải đáp ứng yêu cầu này.
Báo cáo cũng nói rằng các công ty Mỹ cần "cân nhắc rủi ro an ninh dài hạn khi ký hợp đồng mua thiết bị hoặc sử dụng dịch vụ của ZTE hoặc Huawei".
AFP cho biết, cuộc điều tra được tiến hành trên cơ sở có ý kiến lo ngại rằng, Trung Quốc có thể dùng hai công ty trên để tiến hành các hoạt động gián điệp kinh tế, quân sự hoặc tấn công mạng. Cuộc điều tra kéo dài trong một năm, bao gồm cả cuộc điều trần trước Ủy ban Tình báo Hạ viện Mỹ vào tháng trước.
Tại cuộc điều trần này, các quan chức cấp cao của Huawei và ZTE đã cực lực phủ nhận các cáo buộc liên quan đến sự kiểm soát của Chính phủ Trung Quốc đối với 2 công ty này. Huawei và ZTE đều đang mong muốn mở rộng sự hiện diện của mình tại những thị trường phương Tây, đặc biệt là tại Mỹ và châu Âu.
Trong một email gửi cho hãng tin AFP, Phó chủ tịch Huawei William Plummer khẳng định, tính độc lập và thẳng thắn của Huawei đã được tin tưởng và tôn trọng tại 150 thị trường, nên nói hãng này có thể gây hại là đã bỏ qua các thực tế mang tính kỹ thuật và thương mại, đe dọa việc tạo việc làm và sự sáng tạo ở Mỹ.
Còn về phía ZTE, công ty này cũng cho rằng mình “hoàn toàn không đồng ý” với tuyên bố trên của Ủy ban Tình báo Hạ viện Mỹ, và rằng: “ZTE không nên bị đưa vào tầm ngắm trong sự việc này, mà chính là các đại gia phương Tây”.
Trong khi đó, hôm 8/10, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi tuyên bố rằng, "chúng tôi hy vọng Quốc hội Mỹ gạt bỏ thành kiến, tôn trọng sự thật và làm những gì có lợi cho quá trình hợp tác kinh tế Trung - Mỹ chứ không nên có những hành động đi ngược lại lợi ích kinh tế - thương mại song phương".
Trên thực tế, nhiều nước trên thế giới cũng đang xem xét việc hai công ty viễn thông trên của Trung Quốc có quan hệ với quân đội và chính phủ họ hay không. Đầu năm nay, Australia đã cấm Huawei tham gia đấu thầu triển khai mạng Internet băng thông rộng. Tại Mỹ, Huawei cũng bị buộc phải rút khỏi nhiều dự án đầu tư.
Tại Việt Nam, các thiết bị viễn thông do Huawei và ZTE đang được bán rất rộng rãi. Điều đáng chú ý là, nhiều sản phẩm mang thương hiệu Việt Nam nhưng thực chất lại do hai "đại gia" viễn thông Trung Quốc sản xuất.