Dân Đức vẫn vui trong khủng hoảng
Khi bầu không khí ấm áp của mùa xuân bắt đầu bao phủ nước Đức, những nhà hàng ở thủ đô Berlin đông chật khách
Đức được xem là một trong những nền kinh tế phát triển chịu tác động nặng nề nhất của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế hiện nay.
Nhưng với người dân nước này, khủng hoảng dường như vẫn ở tận đâu đâu.
Thời gian qua, “cơn sóng thần” tài chính đã khiến nhiều quốc gia châu Âu điêu đứng. Chính phủ ở Cộng hòa Czech, Hungary và Latvia đã sụp đổ. Những cuộc biểu tình bạo lực trên đường phố đã nổ ra ở Pháp và Anh. Tuy nhiên, ở Đức, tình hình vẫn khá bình lặng. Mặc dù kinh tế Đức được dự báo sẽ tăng trưởng âm 5,3% trong năm nay, so với mức sụt giảm 4% ở Mỹ, 3,7% ở Anh và 3,3% ở Pháp, người Đức vẫn không có những biểu hiện bất mãn hay phẫn nộ.
Khi bầu không khí ấm áp của mùa xuân bắt đầu bao phủ nước Đức từ cuối tháng 3 vừa qua, những nhà hàng ở thủ đô Berlin đông chật khách. Ở các trạm xăng dọc những con đường ở thành phố này đầy những chiếc xe mui trần bóng loáng tới bơm nhiên liệu.
Chi tiêu của người tiêu dùng Đức đã khởi sắc, trong đó doanh số thị trường xe hơi tháng 3 tăng 40% so với cùng kỳ năm ngoái nhờ chương trình đổi xe cũ lấy xe mới - vốn là một phần trong kế hoạch kích thích kinh tế của Chính phủ nước này. Các cuộc điều tra cho thấy, chỉ 13% dân Đức lo ngại tình hình tài chính cá nhân của họ có thể chịu tác động tiêu cực từ khủng hoảng.
Một cuộc biểu tình đã được lên lịch kỹ ở Berlin diễn ra vào cuối tháng 3 vừa qua chỉ thu hút được vài ngàn người chống toàn cầu hóa tham gia. “Tại sao tình hình lại vẫn êm tới vậy?” (“Why is it still so quiet?”) là câu hỏi đặt ra trong tiêu đề một bài báo mới đây đăng trên tờ Frankfurter Allgemeine của Đức. Bài báo thể hiện sự bất ngờ trước thực tế rằng người dân Đức dường như đang ở ngoài cuộc trong thời kỳ suy thoái tồi tệ nhất trong 60 năm qua ở nền kinh tế này.
Lý do chính khiến phần lớn người Đức chưa cảm thấy bị khủng hoảng tác động đơn giản chỉ là họ vẫn chưa bị ảnh hưởng bởi cơn bão này. Tỷ lệ thất nghiệp của Đức vào tháng 12 năm ngoái là 7,4% và bắt đầu nhích dần lên từ đó, đạt mức 8,6% trong tháng 3 vừa qua. Tuy nhiên, con số này vẫn ở sát những mức thất nghiệp vào hàng thấp nhất ở Đức từ đầu thập niên 1980 tới nay.
Các ngân hàng Đức nằm trong số những nhà băng đầu cơ nhiều tài sản độc hại nhất có nguồn gốc từ Mỹ, nhưng thực tế này hầu như chẳng ảnh hưởng gì tới những người dân thường của nước này. Người Đức chẳng hề chứng kiến tình trạng bong bóng trên thị trường địa ốc (trên thực tế, việc đi thuê nhà cực phổ biến ở Đức) hay sự bùng nổ thị trường tín dụng tiêu dùng - hai vấn đề là nguyên nhân khiến dân Mỹ, Anh, Ireland và Tây Ban Nha điêu đứng hiện nay.
Mặc dù thị trường chứng khoán Đức hiện đã giảm trên 40% so với mức đỉnh trong vòng 52 tuần (so với mức giảm dưới 40% của chỉ số Dow Jones của thị trường chứng khoán Mỹ), sự sụt giảm này hầu như chẳng mấy ảnh hưởng tới các hộ gia đình, vì rất ít người Đức trực tiếp sở hữu cổ phiếu. Về chuyện lương hưu, người Đức lĩnh lương từ quỹ lương hưu của Nhà nước và các hợp đồng bảo hiểm, thay vì từ các quỹ lương hưu lên xuống theo thị trường như ở Mỹ.
Thêm vào đó, phần lớn người Đức dường như đang ở trong một thời kỳ tốt đẹp chưa từng có trong nhiều thập kỷ qua. Mặc dù tỷ lệ thất nghiệp ở Đức gần đây có tăng, nhưng vẫn thấp hơn nhiều so với mức đỉnh 12,6% hồi năm 2005. Sau nhiều năm cắt giảm chi phí và hạn chế tăng lương, giới công đoàn ở Đức cuối cùng đã thành công trong những cuộc đàm phán đồi tăng lương. Đợt tăng lương mới đây nhất ở Đức đã đạt mức tăng cao nhất trong vòng 15 năm qua. Giá nhiên liệu sụt giảm và việc Chính phủ cắt giảm thuế để kích thích tăng trưởng kinh tế cũng tác động tích cực tới tâm lý người dân.
Giai đoạn tốt đẹp này đối với người Đức còn có thể kéo dài thêm một thời gian nữa. Mặc dù suy thoái đã gây ảnh hưởng tiêu cực đối với kinh tế Đức, chủ yếu qua việc khiến xuất khẩu - lĩnh vực chiếm 40% GDP của Đức - sụt giảm, tác động của suy thoái đối với dân Đức được cho là sẽ chỉ ở mức độ hạn hẹp. Người dân nước này tin rằng, chính sách phúc lợi xã hội phủ rộng của Chính phủ sẽ là tấm đệm giảm xóc cho họ. Hầu hết người lao động ở Đức đều đủ tiêu chuẩn được hưởng chính sách phúc lợi. Chẳng mấy ai đến nỗi lo ngại về việc mất bảo hiểm y tế.
Tốc độ mất việc của người Đức cũng diễn ra khá chậm, một phần do các biện pháp bảo vệ người lao động. Hoạt động sa thải nhân công trong lĩnh vực xuất khẩu của Đức rất hạn chế do Chính phủ nước này đã mở rộng trợ cấp cho 50.000 công ty để tránh cho 1 triệu công nhân thoát khỏi nguy cơ bị sa thải, mặc dù số công nhân này không có đủ việc để làm. Chính sách này được áp dụng trong bối cảnh đơn đặt hàng ở những ngành sản xuất chính của Đức như sản xuất xe hơi và máy móc đã giảm khoảng 50% so với cùng kỳ.
Mặt khác, cuộc bầu cử toàn quốc tại Đức vào tháng 9 này đang buộc Chính phủ liên minh của Thủ tướng Angela Merkel và cả các công ty lớn của nước này phải tích cực hỗ trợ thị trường việc làm để tránh một chiến thắng lớn có thể đến với liên minh cánh tả.
Chưa hết, người Đức còn bình tĩnh vì quan điểm cho rằng, họ đã nếm trải những khó khăn lớn trước đây, nên cho dù điều gì xảy ra, họ cũng chẳng ngại. Nước Đức đã từng chứng kiến tỷ lệ thất nghiệp cao hơn mức 11,6% mà Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) dành cho nước này vào năm 2010, cũng như đã từng trải qua thời kỳ đình trệ kinh tế kéo dài vào thập niên 1990 và đầu thập niên 2000.
Nhiều người Đức hiện nay thậm chí còn sống thoải mái hơn, nhất là 50% dân số được hưởng trợ cấp của Chính phủ, lương hưu, hay lương công chức. Nhiều khoản trợ cấp đang được mở rộng trong chương trình kích thích kinh tế của Chính phủ.
Tuy nhiên, tâm trạng thoải mái của người Đức sẽ bị thử thách trong những tháng tới đây khi mà tỷ lệ vỡ nợ và thất nghiệp bắt đầu có tác động mạnh hơn. Thậm chí, tâm trạng này có thể đảo ngược khi mà hoạt động xuất khẩu của Đức không thể phục hồi vào năm tới như dự kiến. Tuy nhiên, từ giờ cho tới khi đó, những người dân ở nền kinh tế lớn nhất châu Âu vẫn có nhiều lý do để vui!
(Theo Newsweek)
Nhưng với người dân nước này, khủng hoảng dường như vẫn ở tận đâu đâu.
Thời gian qua, “cơn sóng thần” tài chính đã khiến nhiều quốc gia châu Âu điêu đứng. Chính phủ ở Cộng hòa Czech, Hungary và Latvia đã sụp đổ. Những cuộc biểu tình bạo lực trên đường phố đã nổ ra ở Pháp và Anh. Tuy nhiên, ở Đức, tình hình vẫn khá bình lặng. Mặc dù kinh tế Đức được dự báo sẽ tăng trưởng âm 5,3% trong năm nay, so với mức sụt giảm 4% ở Mỹ, 3,7% ở Anh và 3,3% ở Pháp, người Đức vẫn không có những biểu hiện bất mãn hay phẫn nộ.
Khi bầu không khí ấm áp của mùa xuân bắt đầu bao phủ nước Đức từ cuối tháng 3 vừa qua, những nhà hàng ở thủ đô Berlin đông chật khách. Ở các trạm xăng dọc những con đường ở thành phố này đầy những chiếc xe mui trần bóng loáng tới bơm nhiên liệu.
Chi tiêu của người tiêu dùng Đức đã khởi sắc, trong đó doanh số thị trường xe hơi tháng 3 tăng 40% so với cùng kỳ năm ngoái nhờ chương trình đổi xe cũ lấy xe mới - vốn là một phần trong kế hoạch kích thích kinh tế của Chính phủ nước này. Các cuộc điều tra cho thấy, chỉ 13% dân Đức lo ngại tình hình tài chính cá nhân của họ có thể chịu tác động tiêu cực từ khủng hoảng.
Một cuộc biểu tình đã được lên lịch kỹ ở Berlin diễn ra vào cuối tháng 3 vừa qua chỉ thu hút được vài ngàn người chống toàn cầu hóa tham gia. “Tại sao tình hình lại vẫn êm tới vậy?” (“Why is it still so quiet?”) là câu hỏi đặt ra trong tiêu đề một bài báo mới đây đăng trên tờ Frankfurter Allgemeine của Đức. Bài báo thể hiện sự bất ngờ trước thực tế rằng người dân Đức dường như đang ở ngoài cuộc trong thời kỳ suy thoái tồi tệ nhất trong 60 năm qua ở nền kinh tế này.
Lý do chính khiến phần lớn người Đức chưa cảm thấy bị khủng hoảng tác động đơn giản chỉ là họ vẫn chưa bị ảnh hưởng bởi cơn bão này. Tỷ lệ thất nghiệp của Đức vào tháng 12 năm ngoái là 7,4% và bắt đầu nhích dần lên từ đó, đạt mức 8,6% trong tháng 3 vừa qua. Tuy nhiên, con số này vẫn ở sát những mức thất nghiệp vào hàng thấp nhất ở Đức từ đầu thập niên 1980 tới nay.
Các ngân hàng Đức nằm trong số những nhà băng đầu cơ nhiều tài sản độc hại nhất có nguồn gốc từ Mỹ, nhưng thực tế này hầu như chẳng ảnh hưởng gì tới những người dân thường của nước này. Người Đức chẳng hề chứng kiến tình trạng bong bóng trên thị trường địa ốc (trên thực tế, việc đi thuê nhà cực phổ biến ở Đức) hay sự bùng nổ thị trường tín dụng tiêu dùng - hai vấn đề là nguyên nhân khiến dân Mỹ, Anh, Ireland và Tây Ban Nha điêu đứng hiện nay.
Mặc dù thị trường chứng khoán Đức hiện đã giảm trên 40% so với mức đỉnh trong vòng 52 tuần (so với mức giảm dưới 40% của chỉ số Dow Jones của thị trường chứng khoán Mỹ), sự sụt giảm này hầu như chẳng mấy ảnh hưởng tới các hộ gia đình, vì rất ít người Đức trực tiếp sở hữu cổ phiếu. Về chuyện lương hưu, người Đức lĩnh lương từ quỹ lương hưu của Nhà nước và các hợp đồng bảo hiểm, thay vì từ các quỹ lương hưu lên xuống theo thị trường như ở Mỹ.
Thêm vào đó, phần lớn người Đức dường như đang ở trong một thời kỳ tốt đẹp chưa từng có trong nhiều thập kỷ qua. Mặc dù tỷ lệ thất nghiệp ở Đức gần đây có tăng, nhưng vẫn thấp hơn nhiều so với mức đỉnh 12,6% hồi năm 2005. Sau nhiều năm cắt giảm chi phí và hạn chế tăng lương, giới công đoàn ở Đức cuối cùng đã thành công trong những cuộc đàm phán đồi tăng lương. Đợt tăng lương mới đây nhất ở Đức đã đạt mức tăng cao nhất trong vòng 15 năm qua. Giá nhiên liệu sụt giảm và việc Chính phủ cắt giảm thuế để kích thích tăng trưởng kinh tế cũng tác động tích cực tới tâm lý người dân.
Giai đoạn tốt đẹp này đối với người Đức còn có thể kéo dài thêm một thời gian nữa. Mặc dù suy thoái đã gây ảnh hưởng tiêu cực đối với kinh tế Đức, chủ yếu qua việc khiến xuất khẩu - lĩnh vực chiếm 40% GDP của Đức - sụt giảm, tác động của suy thoái đối với dân Đức được cho là sẽ chỉ ở mức độ hạn hẹp. Người dân nước này tin rằng, chính sách phúc lợi xã hội phủ rộng của Chính phủ sẽ là tấm đệm giảm xóc cho họ. Hầu hết người lao động ở Đức đều đủ tiêu chuẩn được hưởng chính sách phúc lợi. Chẳng mấy ai đến nỗi lo ngại về việc mất bảo hiểm y tế.
Tốc độ mất việc của người Đức cũng diễn ra khá chậm, một phần do các biện pháp bảo vệ người lao động. Hoạt động sa thải nhân công trong lĩnh vực xuất khẩu của Đức rất hạn chế do Chính phủ nước này đã mở rộng trợ cấp cho 50.000 công ty để tránh cho 1 triệu công nhân thoát khỏi nguy cơ bị sa thải, mặc dù số công nhân này không có đủ việc để làm. Chính sách này được áp dụng trong bối cảnh đơn đặt hàng ở những ngành sản xuất chính của Đức như sản xuất xe hơi và máy móc đã giảm khoảng 50% so với cùng kỳ.
Mặt khác, cuộc bầu cử toàn quốc tại Đức vào tháng 9 này đang buộc Chính phủ liên minh của Thủ tướng Angela Merkel và cả các công ty lớn của nước này phải tích cực hỗ trợ thị trường việc làm để tránh một chiến thắng lớn có thể đến với liên minh cánh tả.
Chưa hết, người Đức còn bình tĩnh vì quan điểm cho rằng, họ đã nếm trải những khó khăn lớn trước đây, nên cho dù điều gì xảy ra, họ cũng chẳng ngại. Nước Đức đã từng chứng kiến tỷ lệ thất nghiệp cao hơn mức 11,6% mà Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) dành cho nước này vào năm 2010, cũng như đã từng trải qua thời kỳ đình trệ kinh tế kéo dài vào thập niên 1990 và đầu thập niên 2000.
Nhiều người Đức hiện nay thậm chí còn sống thoải mái hơn, nhất là 50% dân số được hưởng trợ cấp của Chính phủ, lương hưu, hay lương công chức. Nhiều khoản trợ cấp đang được mở rộng trong chương trình kích thích kinh tế của Chính phủ.
Tuy nhiên, tâm trạng thoải mái của người Đức sẽ bị thử thách trong những tháng tới đây khi mà tỷ lệ vỡ nợ và thất nghiệp bắt đầu có tác động mạnh hơn. Thậm chí, tâm trạng này có thể đảo ngược khi mà hoạt động xuất khẩu của Đức không thể phục hồi vào năm tới như dự kiến. Tuy nhiên, từ giờ cho tới khi đó, những người dân ở nền kinh tế lớn nhất châu Âu vẫn có nhiều lý do để vui!
(Theo Newsweek)