Đan Mạch “phản pháo” đe dọa từ Nga
Đan Mạch gọi lời cảnh báo này của Moscow là không thể chấp nhận được, còn NATO nói Nga phát biểu như vậy là không có lợi cho hòa bình
Theo tin từ Reuters, Nga dọa chĩa tên lửa hạt nhân vào tàu chiến của Đan Mạch nếu nước này gia nhập hệ thống phòng thủ tên lửa của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). Copenhagen gọi lời cảnh báo này của Moscow là không thể chấp nhận được, còn NATO nói Nga phát biểu như vậy là không có lợi cho hòa bình.
Tháng 8 năm ngoái, Đan Mạch tuyên bố sẽ đóng góp năng lực radar trên một số chiến hạm của nước này vào lá chắn tên lửa của NATO - hệ thống mà khối này nói là được thiết kế để bảo vệ các nước thành viên khỏi các vụ phóng tên lửa từ các quốc gia như Iran.
Moscow phản đối hệ thống phòng thủ tên lửa của NATO, cho rằng hệ thống này có thể suy giảm hiệu quả của kho vũ khí hạt nhân mà Nga đang sở hữu, dẫn tới một cuộc chạy đua vũ trang mới tương tự như những gì đã diễn ra trong thời chiến tranh lạnh.
Trong một cuộc trả lời phỏng vấn tờ báo Jyllands-Posten, Đại sứ Nga tại Đan Mạch Mikhail Vanin nói, ông không nghĩ là Đan Mạch thực sự hiểu hết về những hậu quả của việc tham gia chương trình phòng thủ tên lửa của NATO.
“Nếu điều đó xảy ra, tàu chiến của Đan Mạch sẽ trở thành mục tiêu của tên lửa hạt nhân Nga”, Đại sứ Vanin nói.
Khi được hỏi về phản ứng của NATO trước tuyên bố trên của nhà ngoại giao Nga, phát ngôn viên NATO Oana Lungescu nói Đan Mạch là một thành viên tích cực của liên minh và NATO sẽ bảo vệ tất cả các đồng minh của mình khỏi bất kỳ mối đe dọa nào.
“Chúng tôi đã nói rõ rằng hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo của NATO không nhằm vào Nga hay bất kỳ nước nào, mà nhằm tự vệ trước các mối đe dọa tên lửa. Quyết định này đã được đưa ra từ lâu, nên chúng tôi rất ngạc nhiên trước thời điểm, giọng điệu và nội dung của tuyên bố mà Đại sứ Nga tại Đan Mạch vừa đưa ra”, bà Lugescu nói. “Những tuyên bố như vậy không đem lại sự tin tưởng cũng như không đóng góp cho hòa bình, ổn định và khả năng đoán trước tình hình”.
Căng thẳng giữa Moscow và phương Tây đã gia tăng kể từ khi Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) áp đặt lệnh trừng phạt lên Nga với cáo buộc nước này hậu thuẫn cho lực lược nổi dậy ở miền Đông Ukraine. NATO cho rằng Nga đã gia tăng các hoạt động quân sự trên biển và trên không ở khu vực Bắc Âu trong thời gian gần đây.
Theo tờ Jyllands-Posten, sẽ không có một tên lửa nào được triển khai trên đất Đan Mạch theo chương trình lá chắn tên lửa của NATO, nhưng một ngày nào đó, tên lửa sẽ được triển khai ở vùng tự trị Greenland thuộc Đan Mạch.
“Đan Mạch sẽ trở thành một phần trong mối đe dọa đối với Nga. Mối quan hệ giữa Đan Mạch và Nga sẽ bị ảnh hưởng xấu”, Đại sứ Nga Vanin phát biểu. Ông Vanin cũng nói thêm rằng, Nga sở hữu những tên lửa có khả năng xâm nhập vào lá chắn tên lửa tương lai của NATO.
Ngoại trưởng Đan Mạch Martin Lidegaard nói, những tuyên bố của vị đại sứ Nga là không thể chấp nhận được. “Nga thừa biết là hệ thống phòng thủ tên lửa của NATO không nhằm vào họ” ông Lidegaard nói với tờ Jyllands-Posten.
Hôm qua (22/3), Tướng không quân Mỹ Philip Breedlove, tư lệnh NATO, phát biểu trong một hội thảo ở Brussels rằng, những tuyên bố của Đại sứ Nga Valin là “bước tiếp theo” trong một chiến dịch chống lại những quốc gia tham gia vào hệ thống lá chắn tên lửa của NATO.
“Romania đã chịu sức ép lớn khi trở thành một phần của hệ thống lá chắn tên lửa. Ba Lan đang chịu sức ép lớn, và giờ thì bất kỳ nước nào muốn tham gia hệ thống phòng thủ này cũng sẽ chịu áp lực chính trị và ngoại giao”, ông Breedlove phát biểu.
Tháng 8 năm ngoái, Đan Mạch tuyên bố sẽ đóng góp năng lực radar trên một số chiến hạm của nước này vào lá chắn tên lửa của NATO - hệ thống mà khối này nói là được thiết kế để bảo vệ các nước thành viên khỏi các vụ phóng tên lửa từ các quốc gia như Iran.
Moscow phản đối hệ thống phòng thủ tên lửa của NATO, cho rằng hệ thống này có thể suy giảm hiệu quả của kho vũ khí hạt nhân mà Nga đang sở hữu, dẫn tới một cuộc chạy đua vũ trang mới tương tự như những gì đã diễn ra trong thời chiến tranh lạnh.
Trong một cuộc trả lời phỏng vấn tờ báo Jyllands-Posten, Đại sứ Nga tại Đan Mạch Mikhail Vanin nói, ông không nghĩ là Đan Mạch thực sự hiểu hết về những hậu quả của việc tham gia chương trình phòng thủ tên lửa của NATO.
“Nếu điều đó xảy ra, tàu chiến của Đan Mạch sẽ trở thành mục tiêu của tên lửa hạt nhân Nga”, Đại sứ Vanin nói.
Khi được hỏi về phản ứng của NATO trước tuyên bố trên của nhà ngoại giao Nga, phát ngôn viên NATO Oana Lungescu nói Đan Mạch là một thành viên tích cực của liên minh và NATO sẽ bảo vệ tất cả các đồng minh của mình khỏi bất kỳ mối đe dọa nào.
“Chúng tôi đã nói rõ rằng hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo của NATO không nhằm vào Nga hay bất kỳ nước nào, mà nhằm tự vệ trước các mối đe dọa tên lửa. Quyết định này đã được đưa ra từ lâu, nên chúng tôi rất ngạc nhiên trước thời điểm, giọng điệu và nội dung của tuyên bố mà Đại sứ Nga tại Đan Mạch vừa đưa ra”, bà Lugescu nói. “Những tuyên bố như vậy không đem lại sự tin tưởng cũng như không đóng góp cho hòa bình, ổn định và khả năng đoán trước tình hình”.
Căng thẳng giữa Moscow và phương Tây đã gia tăng kể từ khi Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) áp đặt lệnh trừng phạt lên Nga với cáo buộc nước này hậu thuẫn cho lực lược nổi dậy ở miền Đông Ukraine. NATO cho rằng Nga đã gia tăng các hoạt động quân sự trên biển và trên không ở khu vực Bắc Âu trong thời gian gần đây.
Theo tờ Jyllands-Posten, sẽ không có một tên lửa nào được triển khai trên đất Đan Mạch theo chương trình lá chắn tên lửa của NATO, nhưng một ngày nào đó, tên lửa sẽ được triển khai ở vùng tự trị Greenland thuộc Đan Mạch.
“Đan Mạch sẽ trở thành một phần trong mối đe dọa đối với Nga. Mối quan hệ giữa Đan Mạch và Nga sẽ bị ảnh hưởng xấu”, Đại sứ Nga Vanin phát biểu. Ông Vanin cũng nói thêm rằng, Nga sở hữu những tên lửa có khả năng xâm nhập vào lá chắn tên lửa tương lai của NATO.
Ngoại trưởng Đan Mạch Martin Lidegaard nói, những tuyên bố của vị đại sứ Nga là không thể chấp nhận được. “Nga thừa biết là hệ thống phòng thủ tên lửa của NATO không nhằm vào họ” ông Lidegaard nói với tờ Jyllands-Posten.
Hôm qua (22/3), Tướng không quân Mỹ Philip Breedlove, tư lệnh NATO, phát biểu trong một hội thảo ở Brussels rằng, những tuyên bố của Đại sứ Nga Valin là “bước tiếp theo” trong một chiến dịch chống lại những quốc gia tham gia vào hệ thống lá chắn tên lửa của NATO.
“Romania đã chịu sức ép lớn khi trở thành một phần của hệ thống lá chắn tên lửa. Ba Lan đang chịu sức ép lớn, và giờ thì bất kỳ nước nào muốn tham gia hệ thống phòng thủ này cũng sẽ chịu áp lực chính trị và ngoại giao”, ông Breedlove phát biểu.