Châu Âu mất đoàn kết vì chuyện trừng phạt Nga
Người ở giữa hai phe trong EU về vấn đề trừng phạt Nga là Thủ tướng Đức Angela Merkel
Nếu ai đó đang muốn tìm bằng chứng cho thấy nhiều nước trong Liên minh Châu Âu (EU) đang giảm dần ý muốn trừng phạt Nga liên quan tới vấn đề Ukraine, thì danh sách khách tới thăm điện Kremlin trong thời gian gần đây và sắp tới chắc chắn đem đến những thông tin hữu ích.
Hãng tin Bloomberg cho biết, Tổng thống Cyprus Nicos Anastasiades đã tới thăm Tổng thống Nga Vladimir Putin vào tháng 2 và trao cho Hải quân Nga quyền ra vào các cảng của đảo quốc này. Tháng 3, điện Kremlin đón Thủ tướng Italy Matteo Renzi và ông Putin đã gọi ông Renzi là một “đối tác được ưu ái”.
Theo dự kiến, Thủ tướng Hy Lạp Alexis Tsipras sẽ là vị khách châu Âu tiếp theo của ông Putin trong chuyến thăm Moscow diễn ra vào tháng 4 tới.
Cùng với Hungary, Slovakia, Áo và Tây Ban Nha, thì ba quốc gia nói trên là những nước không ủng hộ việc EU trừng phạt kinh tế đối với Nga.
Trong bối cảnh lệnh ngừng bắn đang được duy trì ở miền Đông Ukraine, nhóm nước không muốn trừng phạt Nga này được dự báo sẽ thể hiện quan điểm rõ ràng hơn tại hội nghị thượng đỉnh EU bắt đầu vào ngày mai (19/3) ở Brussels.
“Khả năng lớn nhất là các nước này sẽ không nhất trí gia hạn trừng phạt và họ sẽ hoãn đưa ra quyết định cho tới tận khi lệnh trừng phạt hết thời hạn”, ông Ian Bond, một nhà cựu ngoại giao Anh hiện đang công tác tại Trung tâm Cải cách châu Âu ở London, nhận xét.
Sau khi Nga sáp nhập Crimea vào tháng 3 năm ngoái, châu Âu đã dừng các cuộc đàm phán về thương mại và visa với Nga, đồng thời đưa nhiều chính trị gia và quan chức quân đội Nga vào danh sách đóng băng tài sản và hạn chế đi lại. Tháng 1 vừa qua, các biện pháp trừng phạt này được gia hạn thêm 6 tháng.
Vào tháng 7/2014, cho rằng lực lượng nổi dậy ở miền Đông Ukraine đã bắn hạ chuyến bay MH17 của hãng Malaysia Airlines bằng tên lửa do Nga cung cấp, châu Âu siết chặt trừng phạt bằng cách phong tỏa nguồn vốn của các ngân hàng Nga, cấm bán các thiết bị thăm dò năng lượng cho Nga… nhằm đánh vào các ngành kinh tế chủ chốt của nước này. Các biện pháp trừng phạt “giai đoạn 3” này dự kiến sẽ hết hạn vào tháng 7 tới.
Nhóm nước ủng hộ gia hạn trừng phạt Nga được dẫn đầu bởi Ba Lan, các nước vùng Baltic và Anh. Những nước này đến nay đã chịu “lùi một bước” khi chỉ tìm cách kéo dài lệnh trừng phạt “giai đoạn 3” đối với Nga thêm 5 tháng, tức là đến cuối năm, thay vì thêm 12 tháng như dự kiến ban đầu.
“Theo quan điểm của chúng tôi, đến lúc nào đó sẽ phải có quyết định gia hạn lệnh trừng phạt tới cuối năm”, Ngoại trưởng Lithuania Linas Linkevicius phát biểu tại Brussels vào đầu tuần này. Phe cứng rắn lấy thời hạn trong lệnh ngừng bắn quy định Nga phải trao trả lại quyền kiểm soát biên giới về cho Ukraine vào cuối năm để làm căn cứ cho việc tiếp tục trừng phạt Moscow tới thời điểm đó.
Tuy nhiên, mục tiêu đã được cắt giảm như vậy cũng chưa chắc sẽ trở thành hiện thực trong cuộc gặp thượng đỉnh EU lần này. Lệnh trừng phạt đòi hỏi sự nhất trí của tất cả 28 nước thành viên trong khối. Quy định như vậy cho phép những quốc gia có quan điểm hoài nghi trong vấn đề trừng phạt Nga “câu giờ”, đẩy chính sách theo hướng họ mong muốn, và thậm chí là phủ quyết.
Chẳng hạn, vào tháng 1 vừa qua, Chính phủ mới của Hy Lạp đã lên tiếng bày tỏ sự không hài lòng trước việc gia hạn danh sách người Nga bị trừng phạt trước khi chấp nhận thông qua.
Hôm thứ Hai, Ngoại trưởng Slovakia Miroslav Lajcak nói rằng, cuộc họp thượng đỉnh tiếp theo vào tháng 6 là “thời điểm phù hợp để đưa ra quyết định. Chúng tôi không chịu bất kỳ áp lực nào và bởi thế chúng tôi sẽ không chia sẻ quan điểm cho rằng lệnh trừng phạt nên được gia hạn vào lúc này”.
Người ở giữa hai phe trong EU về vấn đề trừng phạt Nga là Thủ tướng Đức Angela Merkel, người đã nổi lên thành nhân vật quyền lực nhất ở châu Âu trong cuộc khủng hoảng nợ. Bà Merkel đang có những ưu tiên xung đột nhau là vừa muốn thể hiện sự cứng rắn với Nga trong khi vẫn duy trì được sự đoàn kết của châu Âu.
Ukraine đang xem bà Merkel như một người đảm bảo cho lệnh ngừng bắn mong manh ở miền Đông mà chính bà và Tổng thống Pháp Francois Hollande đã đứng ra làm trung gian vào tháng 2 năm nay.
“Mối quan hệ giữa Đức và Ukraine chưa bao giờ đạt mức cao như hiện nay”, Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko phát biểu trong một cuộc họp báo với bà Merkel vào hôm thứ Hai ở Berlin.
Theo nhận định của ông Carsten Nickel, Phó chủ tịch Teneo Intelligence, lập trường của nước Đức là “thực tế”. “Theo quan điểm của Đức, nếu lệnh ngưng bắn được duy trì, thì cơ hội nới lệnh trừng phạt cũng tăng lên nhiều”, ông Nickel đánh giá.
Nhà phân tích Steven Blockmans thuộc Trung tâm Nghiên cứu chính sách châu Âu ở Brussels thì cho rằng, phe phản đối trừng phạt Nga trong EU đang ngày càng có ưu thế. Theo ông Blockmans, nếu Nga không có thêm hành động đẩy căng thẳng ở miền Đông Ukraine leo thang, thì sẽ không có chuyện châu Âu tăng cường trừng phạt Nga.
Hãng tin Bloomberg cho biết, Tổng thống Cyprus Nicos Anastasiades đã tới thăm Tổng thống Nga Vladimir Putin vào tháng 2 và trao cho Hải quân Nga quyền ra vào các cảng của đảo quốc này. Tháng 3, điện Kremlin đón Thủ tướng Italy Matteo Renzi và ông Putin đã gọi ông Renzi là một “đối tác được ưu ái”.
Theo dự kiến, Thủ tướng Hy Lạp Alexis Tsipras sẽ là vị khách châu Âu tiếp theo của ông Putin trong chuyến thăm Moscow diễn ra vào tháng 4 tới.
Cùng với Hungary, Slovakia, Áo và Tây Ban Nha, thì ba quốc gia nói trên là những nước không ủng hộ việc EU trừng phạt kinh tế đối với Nga.
Trong bối cảnh lệnh ngừng bắn đang được duy trì ở miền Đông Ukraine, nhóm nước không muốn trừng phạt Nga này được dự báo sẽ thể hiện quan điểm rõ ràng hơn tại hội nghị thượng đỉnh EU bắt đầu vào ngày mai (19/3) ở Brussels.
“Khả năng lớn nhất là các nước này sẽ không nhất trí gia hạn trừng phạt và họ sẽ hoãn đưa ra quyết định cho tới tận khi lệnh trừng phạt hết thời hạn”, ông Ian Bond, một nhà cựu ngoại giao Anh hiện đang công tác tại Trung tâm Cải cách châu Âu ở London, nhận xét.
Sau khi Nga sáp nhập Crimea vào tháng 3 năm ngoái, châu Âu đã dừng các cuộc đàm phán về thương mại và visa với Nga, đồng thời đưa nhiều chính trị gia và quan chức quân đội Nga vào danh sách đóng băng tài sản và hạn chế đi lại. Tháng 1 vừa qua, các biện pháp trừng phạt này được gia hạn thêm 6 tháng.
Vào tháng 7/2014, cho rằng lực lượng nổi dậy ở miền Đông Ukraine đã bắn hạ chuyến bay MH17 của hãng Malaysia Airlines bằng tên lửa do Nga cung cấp, châu Âu siết chặt trừng phạt bằng cách phong tỏa nguồn vốn của các ngân hàng Nga, cấm bán các thiết bị thăm dò năng lượng cho Nga… nhằm đánh vào các ngành kinh tế chủ chốt của nước này. Các biện pháp trừng phạt “giai đoạn 3” này dự kiến sẽ hết hạn vào tháng 7 tới.
Nhóm nước ủng hộ gia hạn trừng phạt Nga được dẫn đầu bởi Ba Lan, các nước vùng Baltic và Anh. Những nước này đến nay đã chịu “lùi một bước” khi chỉ tìm cách kéo dài lệnh trừng phạt “giai đoạn 3” đối với Nga thêm 5 tháng, tức là đến cuối năm, thay vì thêm 12 tháng như dự kiến ban đầu.
“Theo quan điểm của chúng tôi, đến lúc nào đó sẽ phải có quyết định gia hạn lệnh trừng phạt tới cuối năm”, Ngoại trưởng Lithuania Linas Linkevicius phát biểu tại Brussels vào đầu tuần này. Phe cứng rắn lấy thời hạn trong lệnh ngừng bắn quy định Nga phải trao trả lại quyền kiểm soát biên giới về cho Ukraine vào cuối năm để làm căn cứ cho việc tiếp tục trừng phạt Moscow tới thời điểm đó.
Tuy nhiên, mục tiêu đã được cắt giảm như vậy cũng chưa chắc sẽ trở thành hiện thực trong cuộc gặp thượng đỉnh EU lần này. Lệnh trừng phạt đòi hỏi sự nhất trí của tất cả 28 nước thành viên trong khối. Quy định như vậy cho phép những quốc gia có quan điểm hoài nghi trong vấn đề trừng phạt Nga “câu giờ”, đẩy chính sách theo hướng họ mong muốn, và thậm chí là phủ quyết.
Chẳng hạn, vào tháng 1 vừa qua, Chính phủ mới của Hy Lạp đã lên tiếng bày tỏ sự không hài lòng trước việc gia hạn danh sách người Nga bị trừng phạt trước khi chấp nhận thông qua.
Hôm thứ Hai, Ngoại trưởng Slovakia Miroslav Lajcak nói rằng, cuộc họp thượng đỉnh tiếp theo vào tháng 6 là “thời điểm phù hợp để đưa ra quyết định. Chúng tôi không chịu bất kỳ áp lực nào và bởi thế chúng tôi sẽ không chia sẻ quan điểm cho rằng lệnh trừng phạt nên được gia hạn vào lúc này”.
Người ở giữa hai phe trong EU về vấn đề trừng phạt Nga là Thủ tướng Đức Angela Merkel, người đã nổi lên thành nhân vật quyền lực nhất ở châu Âu trong cuộc khủng hoảng nợ. Bà Merkel đang có những ưu tiên xung đột nhau là vừa muốn thể hiện sự cứng rắn với Nga trong khi vẫn duy trì được sự đoàn kết của châu Âu.
Ukraine đang xem bà Merkel như một người đảm bảo cho lệnh ngừng bắn mong manh ở miền Đông mà chính bà và Tổng thống Pháp Francois Hollande đã đứng ra làm trung gian vào tháng 2 năm nay.
“Mối quan hệ giữa Đức và Ukraine chưa bao giờ đạt mức cao như hiện nay”, Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko phát biểu trong một cuộc họp báo với bà Merkel vào hôm thứ Hai ở Berlin.
Theo nhận định của ông Carsten Nickel, Phó chủ tịch Teneo Intelligence, lập trường của nước Đức là “thực tế”. “Theo quan điểm của Đức, nếu lệnh ngưng bắn được duy trì, thì cơ hội nới lệnh trừng phạt cũng tăng lên nhiều”, ông Nickel đánh giá.
Nhà phân tích Steven Blockmans thuộc Trung tâm Nghiên cứu chính sách châu Âu ở Brussels thì cho rằng, phe phản đối trừng phạt Nga trong EU đang ngày càng có ưu thế. Theo ông Blockmans, nếu Nga không có thêm hành động đẩy căng thẳng ở miền Đông Ukraine leo thang, thì sẽ không có chuyện châu Âu tăng cường trừng phạt Nga.