“Đang cố gắng giảm tốc độ tăng giá”
Bộ trưởng Bộ Tài chính Vũ Văn Ninh nói Chính phủ đang quyết liệt phấn đấu để chỉ số giá của năm 2008 dưới hai con số
Bộ trưởng Bộ Tài chính Vũ Văn Ninh nói Chính phủ đang quyết liệt phấn đấu để chỉ số giá của năm 2008 dưới hai con số.
>>Lạm phát cao nhất trong một thập kỷ
Theo Bộ trưởng, chỉ số giá của năm nay có đáng lo ngại? Ước tính của Bộ trưởng về chỉ số giá năm 2008?
Một mặt, Chính phủ điều chỉnh giá, một mặt vẫn phải đảm bảo những cân đối lớn, điều hành cung cầu hàng hoá. Trên thực tế, việc giữ chỉ số giá dưới tăng trưởng là rất khó. Vì sự tăng giá của các hàng hoá trên thế giới tác động đến rất nhiều nước trong đó có Việt Nam. Ở Trung Quốc, mặc dù tỷ trọng nhập khẩu/GDP chỉ có 29,8%, chỉ số giá dự báo đầu năm 4,5% nhưng bây giờ đã là 6,5%.
Trong khi đó, Việt Nam lại là nước nhập khẩu rất lớn. Hiện nay, tỷ trọng nhập khẩu/GDP của chúng ta khoảng 80%. Nếu chúng ta không nhập khẩu nguyên, nhiên vật liệu, không thu hút vốn đầu tư thì lại kìm hãm tăng trưởng.
Tăng trưởng của Việt Nam hiện nay dự báo là 8,5%, đây là mức tăng trưởng thực, tức là đã loại trừ trượt giá rồi. Giá cũng là một vấn đề nhưng không vì đó mà làm đảo lộn nền kinh tế của chúng ta, bởi vì thực chất nền kinh tế của chúng ta hiện nay đang tương đối vững chắc, phát triển tương đối bền vững. Đó là yếu tố rất quan trọng đảm bảo cân đối.
Trong cuộc nói chuyện ngày hôm qua, Chủ tịch Ngân hàng Thế giới đã nhận xét, Việt Nam có vấn đề về giá, nhưng chưa nguy hiểm cho nền kinh tế. Trong mối quan hệ giữa tăng trưởng và lạm phát, phải chấp nhận một mức độ nhất định nào đó để đảm bảo tăng trưởng.
Ngoài ra, Thủ tướng cũng đã chỉ đạo Cục Thống kê phải tính toán các số liệu sao cho phù hợp với chuẩn của quốc tế. Cách tính hiện nay của chúng ta vẫn chưa chuẩn. Chính phủ đang quyết liệt phấn đấu để chỉ số giá của năm 2008 dưới hai con số và cố gắng để chỉ số giá dưới tốc độ tăng trưởng kinh tế. Điều này đòi hỏi tất cả ngành, nghề, các địa phương phải cùng phấn đấu.
Ý kiến của Bộ trưởng về lộ trình giá hiện nay?
Lộ trình giá là rất quan trọng. Hiện nay, một số mặt hàng vẫn do Nhà nước định giá, trong khi các mức giá đó chưa phản ánh đúng giá trị của hàng hoá. Vì vậy, Chính phủ cần điều chỉnh từng bước lộ trình giá để nền kinh tế có thể hội nhập được, nhưng cũng tạo điều kiện để các doanh nghiệp có thể hạch toán lành mạnh.
Bộ trưởng có nhận xét gì về việc huy động các nguồn lực cho ngân sách Nhà nước của năm 2008?
Hiện nay, việc huy động ngân sách từ các thành phần kinh tế và từ các thị trường quốc tế là một nguồn lực lớn. Việt Nam đang đứng trước yêu cầu phát triển rất cao và đó cũng là cơ hội rất lớn. Vấn đề đặt ra là cần huy động đủ các nguồn lực để phát triển kinh tế, xã hội, giải quyết các vấn đề xã hội.
Tuy nhiên, vấn đề quan trọng hiện nay là khi huy động được nguồn lực rồi thì phải làm thế nào để nguồn lực đó phát huy hiệu quả. Vì thế, cần tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, chống lãng phí, thực hành tiết kiệm, chống tham nhũng theo nghị quyết của Quốc hội. Đây được xem là một nhiệm vụ đầy thách thức.
Động lực đồng thời cũng là giải pháp chính là phải quyết liệt cải cách hành chính, làm thế nào để tăng cường kỷ cương trên tinh thần tạo điều kiện hết sức thuận lợi cho doanh nghiệp. Cái khó là vừa phải tạo điều kiện thuận lợi lại vừa phải quản lý thực tiễn. Đó là bài toán đặt ra cho ngành tài chính hiện nay.
Phương hưóng của Bộ Tài chính trong việc đẩy mạnh công tác thu thuế là gì, thưa Bộ trưởng?
Phương hướng của Bộ là đẩy mạnh thực hiện thu thuế, bổ sung và hướng dẫn việc thực hiện quản lý thuế, hướng dẫn về tổ chức, đăng ký dịch vụ, làm thủ tục về thuế, thực hiện công tác tuyên truyền hỗ trợ việc nộp thuế.
Ngoài ra, cần xây dựng kho dữ liệu thông tin về người nộp thuế, thông tin về quản lý thu thuế, thông tin liên quan về các ngành, phục vụ cho các công tác nghiệp vụ quản lý thuế. Đồng thời, phải thực hiện thu đúng chính sách, chế độ, quản lý các khoản nợ đọng thuế. Hiện nay, con số nợ đọng thuế được thống kê là rất cao, ảnh hưởng lớn đến nguồn thu ngân sách Nhà nước.
>>Lạm phát cao nhất trong một thập kỷ
Theo Bộ trưởng, chỉ số giá của năm nay có đáng lo ngại? Ước tính của Bộ trưởng về chỉ số giá năm 2008?
Một mặt, Chính phủ điều chỉnh giá, một mặt vẫn phải đảm bảo những cân đối lớn, điều hành cung cầu hàng hoá. Trên thực tế, việc giữ chỉ số giá dưới tăng trưởng là rất khó. Vì sự tăng giá của các hàng hoá trên thế giới tác động đến rất nhiều nước trong đó có Việt Nam. Ở Trung Quốc, mặc dù tỷ trọng nhập khẩu/GDP chỉ có 29,8%, chỉ số giá dự báo đầu năm 4,5% nhưng bây giờ đã là 6,5%.
Trong khi đó, Việt Nam lại là nước nhập khẩu rất lớn. Hiện nay, tỷ trọng nhập khẩu/GDP của chúng ta khoảng 80%. Nếu chúng ta không nhập khẩu nguyên, nhiên vật liệu, không thu hút vốn đầu tư thì lại kìm hãm tăng trưởng.
Tăng trưởng của Việt Nam hiện nay dự báo là 8,5%, đây là mức tăng trưởng thực, tức là đã loại trừ trượt giá rồi. Giá cũng là một vấn đề nhưng không vì đó mà làm đảo lộn nền kinh tế của chúng ta, bởi vì thực chất nền kinh tế của chúng ta hiện nay đang tương đối vững chắc, phát triển tương đối bền vững. Đó là yếu tố rất quan trọng đảm bảo cân đối.
Trong cuộc nói chuyện ngày hôm qua, Chủ tịch Ngân hàng Thế giới đã nhận xét, Việt Nam có vấn đề về giá, nhưng chưa nguy hiểm cho nền kinh tế. Trong mối quan hệ giữa tăng trưởng và lạm phát, phải chấp nhận một mức độ nhất định nào đó để đảm bảo tăng trưởng.
Ngoài ra, Thủ tướng cũng đã chỉ đạo Cục Thống kê phải tính toán các số liệu sao cho phù hợp với chuẩn của quốc tế. Cách tính hiện nay của chúng ta vẫn chưa chuẩn. Chính phủ đang quyết liệt phấn đấu để chỉ số giá của năm 2008 dưới hai con số và cố gắng để chỉ số giá dưới tốc độ tăng trưởng kinh tế. Điều này đòi hỏi tất cả ngành, nghề, các địa phương phải cùng phấn đấu.
Ý kiến của Bộ trưởng về lộ trình giá hiện nay?
Lộ trình giá là rất quan trọng. Hiện nay, một số mặt hàng vẫn do Nhà nước định giá, trong khi các mức giá đó chưa phản ánh đúng giá trị của hàng hoá. Vì vậy, Chính phủ cần điều chỉnh từng bước lộ trình giá để nền kinh tế có thể hội nhập được, nhưng cũng tạo điều kiện để các doanh nghiệp có thể hạch toán lành mạnh.
Bộ trưởng có nhận xét gì về việc huy động các nguồn lực cho ngân sách Nhà nước của năm 2008?
Hiện nay, việc huy động ngân sách từ các thành phần kinh tế và từ các thị trường quốc tế là một nguồn lực lớn. Việt Nam đang đứng trước yêu cầu phát triển rất cao và đó cũng là cơ hội rất lớn. Vấn đề đặt ra là cần huy động đủ các nguồn lực để phát triển kinh tế, xã hội, giải quyết các vấn đề xã hội.
Tuy nhiên, vấn đề quan trọng hiện nay là khi huy động được nguồn lực rồi thì phải làm thế nào để nguồn lực đó phát huy hiệu quả. Vì thế, cần tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, chống lãng phí, thực hành tiết kiệm, chống tham nhũng theo nghị quyết của Quốc hội. Đây được xem là một nhiệm vụ đầy thách thức.
Động lực đồng thời cũng là giải pháp chính là phải quyết liệt cải cách hành chính, làm thế nào để tăng cường kỷ cương trên tinh thần tạo điều kiện hết sức thuận lợi cho doanh nghiệp. Cái khó là vừa phải tạo điều kiện thuận lợi lại vừa phải quản lý thực tiễn. Đó là bài toán đặt ra cho ngành tài chính hiện nay.
Phương hưóng của Bộ Tài chính trong việc đẩy mạnh công tác thu thuế là gì, thưa Bộ trưởng?
Phương hướng của Bộ là đẩy mạnh thực hiện thu thuế, bổ sung và hướng dẫn việc thực hiện quản lý thuế, hướng dẫn về tổ chức, đăng ký dịch vụ, làm thủ tục về thuế, thực hiện công tác tuyên truyền hỗ trợ việc nộp thuế.
Ngoài ra, cần xây dựng kho dữ liệu thông tin về người nộp thuế, thông tin về quản lý thu thuế, thông tin liên quan về các ngành, phục vụ cho các công tác nghiệp vụ quản lý thuế. Đồng thời, phải thực hiện thu đúng chính sách, chế độ, quản lý các khoản nợ đọng thuế. Hiện nay, con số nợ đọng thuế được thống kê là rất cao, ảnh hưởng lớn đến nguồn thu ngân sách Nhà nước.