Đào “cười”, người lo
Còn hơn một tuần nữa mới tới Tết Nguyên đán, nhưng khoảng 50% diện tích đào của Nhật Tân đã "cười" tươi trong nắng
Thời tiết nắng ấm khiến 50% diện tích trồng đào của Nhật Tân đã đón Tết sớm. Điều này đã khiến những người trồng đào cả năm chỉ trông vào dịp Tết chẳng thể vui.
Cuối tháng 1, trời mưa kéo dài trong mấy ngày đã khiến cho các cây đào đang khô hạn được tích thêm nước. Sau đó lại có gió nồm thế là hoa cứ đua nhau bung ra. Thành ra những cây tưởng chừng năm nay sẽ ra hoa muộn lại là kịp, còn đa phần đã trổ hoa quá sớm.
“Trong việc trồng đào kinh nghiệm chỉ chiếm 30%, 70% còn lại vẫn là nhờ “giời”. Cả vùng Nhật Tân có khoảng 40 ha trồng đào, thì nay số nở sớm đã lên tới 1/2 diện tích”, ông Môn, 68 tuổi, một người dân Nhật Tân (Hà Nội) đã gắn bó với nghề trồng đào cả nửa thế kỷ, nói.
Nhiều người trồng đào vì xót ruột đã đưa những cành, cây nở sớm, xuống phố để bán. Bán sớm, hoa lại nở nên không thể được giá cao, vì vậy khi đến tận vườn để mua người dân thường hay suy bì và trả giá khá thấp. Ông Môn đơn cử, cành đào nhỏ, năm trước có thể bán được 300.000 đồng, thì năm nay có khi chỉ bán được khoảng 200.000 đồng.
Trong khi đó, năm nay chi phí đầu vào, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón lại không ngừng tăng lên. “Nhà chỉ có một sào trồng đào với khoảng 200 gốc nhưng chủ yếu chỉ để bán cành, cứ một tháng 4 lần, mỗi lần khoảng 60.000 đồng tiền thuốc các loại pha vào phun tưới cho cây. Chi phí là không nhỏ. Năm nay với tình hình như hiện nay Tết chẳng lấy gì để vui”, ông Môn than vãn.
Đào là cây ưa lạnh, trời càng rét bông sẽ càng thắm, hoa nở nhưng vẫn có thể tươi tới 10 ngày. Còn nắng ấm như hiện nay hoa sẽ bị “thúc” nở, màu nhạt, bông nhỏ và chỉ có thể ở trên cây 2-3 ngày là đã rụng.
Vì vậy, đối với những cây đã nở thì không có cách nào có thể “hãm” lại, người trồng chỉ còn biết mong trời hạ nhiệt độ hạ xuống thấp để những cành còn nhiều nụ thì có thể “gỡ gạc” bằng cách loại bỏ bớt những bông đã nở vẫn có thể bán.
Một người dân địa phương khác cũng không giấu tiếng thở dài khi được hỏi về cách xử lý đối với những cành đào đã nở quá nhiều.
“Đành phải bán rẻ cho thương lái mua về bán cho người dân thắp hương ông Táo để thu hồi vốn”, anh Trần Tiến Dũng, một chủ vườn đào có khoảng 500 gốc, chủ yếu là đào thế tại Nhật Tân, ngán ngẩm. Mỗi gốc đào nhà anh có giá từ 2- 7 triệu đồng, nhưng hiện nay nhiều cây đã nở hoa quá sớm nên đành phải để nhà ngắm.
Tuy vậy, anh Dũng vẫn cho rằng sẽ không thiếu đào phục vụ Tết tại thủ đô vì ngoài nơi đây vẫn còn các vùng đào khác như Dương Nội (quận Hà Đông), Vân Tảo (huyện Thường Tín), Văn Khê (huyện Mê Linh).
Ngoài ra, do năm nay lập xuân sớm trước Tết nên một số hộ ở Nhật Tân và các địa phương khác trồng thêm mai trắng cũng được thu hoạch nên sẽ bù đắp phần nào cho lượng đào đã nở sớm, vợ anh Dũng cho biết thêm.
Cũng do đào “cười” sớm nên những cây sẽ ra hoa đẹp vào dịp Tết trở nên đắt giá. Anh Tùng, một người dân đi mua đào cho biết: Năm nào, vào tầm này tôi cũng lên tận vườn để chọn cho gia đình một gốc đào. Nhưng so với năm trước, đào năm nay giá tăng khá nhiều. Năm trước khoảng 3 triệu đã có thể chọn được một cây ưng ý, nhưng năm nay phải khoảng 4-4,5 triệu/cây.
Tuy không “héo hon” như những người trồng đào, nhưng ông Thoát, một người dân trồng quất tại Tứ Liên (Hà Nội) cho biết: đợt mưa cuối tháng 1 vừa qua cũng đã khiến cho nhiều hộ trồng quất thiệt hại lớn do những quả chín sớm đã bị “nổ”. Thêm vào đó, những năm gần đây diện tích trồng quất ở nhiều địa phương quanh Hà Nội như Mê Linh, Hưng Yên… liên tục được mở rộng, khiến cho tình trạng dư thừa đã diễn ra.
Ông Thoát ước tính, năm trước với 500 gốc quất, trừ chi phí gia đình ông đã để ra được khoảng 200 triệu, còn năm nay lợi nhuận có thể sẽ thấp hơn.
Tuy nhiên, nhìn chung so với năm trước, qua khảo sát, giá mỗi cây quất cũng đã tăng thêm từ 200.000 - 500.000 đồng. Chị Mai, chủ một vườn quất cho rằng, lý do chính là năm nay cây giống, vật tư đều đắt hơn. Có những gốc khi mua đã tới 600.000 đồng, cả năm chăm bón chi phí cũng đã lên tới tiền triệu.
Không chỉ quất mà đào rừng, mai vàng, mai đỏ Sơn Đông (Trung Quốc) năm nay giá cũng tăng đáng kể. Mai đỏ Sơn Đông cây nhỏ năm trước chỉ 300.000 đồng, năm nay giá khoảng 400.000- 450.000 đồng. Đào rừng, mai giá đều từ trên 1 triệu đồng. Tuy nhiên các tiểu thương đều lý giải là do giá xăng dầu tăng, chi phí vận chuyển tăng nên buộc phải tăng giá.
Cuối tháng 1, trời mưa kéo dài trong mấy ngày đã khiến cho các cây đào đang khô hạn được tích thêm nước. Sau đó lại có gió nồm thế là hoa cứ đua nhau bung ra. Thành ra những cây tưởng chừng năm nay sẽ ra hoa muộn lại là kịp, còn đa phần đã trổ hoa quá sớm.
“Trong việc trồng đào kinh nghiệm chỉ chiếm 30%, 70% còn lại vẫn là nhờ “giời”. Cả vùng Nhật Tân có khoảng 40 ha trồng đào, thì nay số nở sớm đã lên tới 1/2 diện tích”, ông Môn, 68 tuổi, một người dân Nhật Tân (Hà Nội) đã gắn bó với nghề trồng đào cả nửa thế kỷ, nói.
Nhiều người trồng đào vì xót ruột đã đưa những cành, cây nở sớm, xuống phố để bán. Bán sớm, hoa lại nở nên không thể được giá cao, vì vậy khi đến tận vườn để mua người dân thường hay suy bì và trả giá khá thấp. Ông Môn đơn cử, cành đào nhỏ, năm trước có thể bán được 300.000 đồng, thì năm nay có khi chỉ bán được khoảng 200.000 đồng.
Trong khi đó, năm nay chi phí đầu vào, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón lại không ngừng tăng lên. “Nhà chỉ có một sào trồng đào với khoảng 200 gốc nhưng chủ yếu chỉ để bán cành, cứ một tháng 4 lần, mỗi lần khoảng 60.000 đồng tiền thuốc các loại pha vào phun tưới cho cây. Chi phí là không nhỏ. Năm nay với tình hình như hiện nay Tết chẳng lấy gì để vui”, ông Môn than vãn.
Đào là cây ưa lạnh, trời càng rét bông sẽ càng thắm, hoa nở nhưng vẫn có thể tươi tới 10 ngày. Còn nắng ấm như hiện nay hoa sẽ bị “thúc” nở, màu nhạt, bông nhỏ và chỉ có thể ở trên cây 2-3 ngày là đã rụng.
Vì vậy, đối với những cây đã nở thì không có cách nào có thể “hãm” lại, người trồng chỉ còn biết mong trời hạ nhiệt độ hạ xuống thấp để những cành còn nhiều nụ thì có thể “gỡ gạc” bằng cách loại bỏ bớt những bông đã nở vẫn có thể bán.
Một người dân địa phương khác cũng không giấu tiếng thở dài khi được hỏi về cách xử lý đối với những cành đào đã nở quá nhiều.
“Đành phải bán rẻ cho thương lái mua về bán cho người dân thắp hương ông Táo để thu hồi vốn”, anh Trần Tiến Dũng, một chủ vườn đào có khoảng 500 gốc, chủ yếu là đào thế tại Nhật Tân, ngán ngẩm. Mỗi gốc đào nhà anh có giá từ 2- 7 triệu đồng, nhưng hiện nay nhiều cây đã nở hoa quá sớm nên đành phải để nhà ngắm.
Tuy vậy, anh Dũng vẫn cho rằng sẽ không thiếu đào phục vụ Tết tại thủ đô vì ngoài nơi đây vẫn còn các vùng đào khác như Dương Nội (quận Hà Đông), Vân Tảo (huyện Thường Tín), Văn Khê (huyện Mê Linh).
Ngoài ra, do năm nay lập xuân sớm trước Tết nên một số hộ ở Nhật Tân và các địa phương khác trồng thêm mai trắng cũng được thu hoạch nên sẽ bù đắp phần nào cho lượng đào đã nở sớm, vợ anh Dũng cho biết thêm.
Cũng do đào “cười” sớm nên những cây sẽ ra hoa đẹp vào dịp Tết trở nên đắt giá. Anh Tùng, một người dân đi mua đào cho biết: Năm nào, vào tầm này tôi cũng lên tận vườn để chọn cho gia đình một gốc đào. Nhưng so với năm trước, đào năm nay giá tăng khá nhiều. Năm trước khoảng 3 triệu đã có thể chọn được một cây ưng ý, nhưng năm nay phải khoảng 4-4,5 triệu/cây.
Tuy không “héo hon” như những người trồng đào, nhưng ông Thoát, một người dân trồng quất tại Tứ Liên (Hà Nội) cho biết: đợt mưa cuối tháng 1 vừa qua cũng đã khiến cho nhiều hộ trồng quất thiệt hại lớn do những quả chín sớm đã bị “nổ”. Thêm vào đó, những năm gần đây diện tích trồng quất ở nhiều địa phương quanh Hà Nội như Mê Linh, Hưng Yên… liên tục được mở rộng, khiến cho tình trạng dư thừa đã diễn ra.
Ông Thoát ước tính, năm trước với 500 gốc quất, trừ chi phí gia đình ông đã để ra được khoảng 200 triệu, còn năm nay lợi nhuận có thể sẽ thấp hơn.
Tuy nhiên, nhìn chung so với năm trước, qua khảo sát, giá mỗi cây quất cũng đã tăng thêm từ 200.000 - 500.000 đồng. Chị Mai, chủ một vườn quất cho rằng, lý do chính là năm nay cây giống, vật tư đều đắt hơn. Có những gốc khi mua đã tới 600.000 đồng, cả năm chăm bón chi phí cũng đã lên tới tiền triệu.
Không chỉ quất mà đào rừng, mai vàng, mai đỏ Sơn Đông (Trung Quốc) năm nay giá cũng tăng đáng kể. Mai đỏ Sơn Đông cây nhỏ năm trước chỉ 300.000 đồng, năm nay giá khoảng 400.000- 450.000 đồng. Đào rừng, mai giá đều từ trên 1 triệu đồng. Tuy nhiên các tiểu thương đều lý giải là do giá xăng dầu tăng, chi phí vận chuyển tăng nên buộc phải tăng giá.