Đặt cược với lãi suất vay vốn tiêu dùng?
Lãi vay tiêu dùng sau cam kết ưu đãi sẽ theo “mức độ hài lòng” của mỗi ngân hàng?
Các ngân hàng rầm rộ cạnh tranh lãi suất cho vay tiêu dùng. Nhưng chi phí thấp và rẻ chỉ ở phần khởi động khoản vay, còn lại là dấu hỏi lớn.
Hàng tuần Ngân hàng Nhà nước đều đặn cập nhật thông tin hoạt động ngân hàng tuần liền trước. Lãi suất cho vay là một nội dung chính, nhưng tuyệt nhiên không có phần lãi suất cho vay tiêu dùng.
Những con số “đẹp”
Liệu có phải bao lâu nay tín dụng tiêu dùng và lãi suất liên quan không quá quan trọng để Ngân hàng Nhà nước cập nhật hay theo dõi? Còn thực tế, đây là mức chi phí mà nhiều người dân đã và đang phải trả, phải tính toán và cân nhắc.
Hoặc là lý do, Ngân hàng Nhà nước cũng bó tay trước yêu cầu thống kê, tập hợp, bởi thực tế lãi suất cho vay tiêu dùng hiện quá đa dạng, rất khác nhau về cơ chế giữa mỗi ngân hàng hay có nhiều mức khác nhau.
Từ đầu năm đến nay, thị trường đón nhận sự bùng nổ thông tin về chính sách ưu đãi cho vay tiêu dùng. Mỗi nhà mỗi cảnh. Khác biệt chủ yếu ở lãi suất giới thiệu, và ai đưa ra con số “đẹp” hơn mà thôi.
Tập hợp các chương trình từ đầu tháng 6/2013 đến nay, thoạt nhìn, lãi suất cho vay tiêu dùng còn thấp hơn cả cho vay doanh nghiệp, cũng là lực hút có vẻ hấp dẫn nhất trong khoảng chục năm qua.
Như tại SeABank và HDBank là miễn luôn lãi suất tháng đầu (0%/năm). Nổi bật hơn là HSBC miễn luôn cho 3 tháng đầu với khách vay mua nhà. Một số trường hợp khác như VPBank, VIB chỉ áp từ 6% - 7,77%/năm cho 3 - 6 tháng đầu. Hay mới đây Techcombank chỉ áp 5,99%/năm trong thời gian đầu.
Nắm bắt tâm lý quan ngại lãi suất thả nổi sau đó, hay để tăng cam kết ưu đãi, một số ngân hàng như SeABank, HDBank, VIB, Eximbank… nêu rõ mức từ tháng thứ hai trở đi trong năm đầu tiên, hoặc trong khoảng 11 - 12 tháng, lãi suất sẽ cố định từ 11 - 13%/năm (tùy từng ngân hàng cụ thể).
Trong gần chục năm qua, người dân vay vốn tiêu dùng đã quen với lãi suất cao, phổ biến từ 15% - 20%/năm, đặc biệt từ cuối năm 2010 đến nửa đầu 2012 nhiều người phải gánh lãi suất cỡ 22 - 25%/năm. Theo đó, những mức giới thiệu hiện nay là quá “đẹp”.
Lãi vay đã xuống rất thấp như vậy, giá nhà đất hay xe cộ - những điểm ngắm tiêu dùng thường phải vay vốn với nhiều người - cũng đã dễ chịu hơn, nhu cầu trở nên nóng hơn trong tính toán. Nhưng, vay rồi thì sẽ sao?
Chọn cơ chế mà theo…
Điểm lại, nhiều ngân hàng chỉ áp ưu đãi lãi suất thấp trong 1 - 3 tháng đầu khoản vay, một số được từ 6 - 12 tháng. Sau đó, người vay phải chấp nhận lãi suất thả nổi hoặc theo “mức độ hài lòng” của mỗi ngân hàng.
Phần lớn các khoản vay tiêu dùng là để mua nhà đất, ôtô, kỳ hạn vay dài, từ 3 - 5 năm, thậm chí đến 10 năm. Vay lúc này chỉ thực sự chủ động chi phí phải trả rất ngắn hạn, cỡ 3 - 6 tháng hoặc đến 1 năm như các mức độ ưu đãi trên. Phần lớn thời gian còn lại là để ngỏ, người vay hẳn e ngại. Ngay cả trong tương lai, có cơ hội giảm lãi suất, quyền lợi của người vay vẫn có thể bị trì hoãn; như khi lãi suất huy động đã giảm về phổ biến 7 - 8%/năm mà vẫn còn những khoản vay tiêu dùng lãi suất trên 15% - 18%/năm…
Ngoài tùy thuộc vào “mức độ hài lòng” sau ưu đãi, ngân hàng cũng có cái khó. Có thể họ không đặt cược với cam kết quá 1 năm, bởi có yếu tố rủi ro biến động lãi suất (?). Phần đặt cược chuyển cho khách vay, họ phải chấp nhận cuộc chơi sau ưu đãi.
Với khoản vay 3 - 5 năm, hay 10 năm, thật khó để lường tính biến động của lãi suất. Vậy thì “luật chơi” cần rõ ràng.
Một số ngân hàng thương mại hiện đưa ra cơ chế cụ thể: lãi suất cho vay điều chỉnh định kỳ 3 hoặc 6 tháng, tính theo mức huy động kỳ hạn 12 tháng trên biểu niêm yết tại thời điểm điều chỉnh cộng thêm một tỷ lệ cố định suốt thời hạn vay. Tính cạnh tranh thực sự nằm ở đây, khi có ngân hàng hiện chỉ cộng thêm tối đa 2%/năm, nhưng có nơi cộng thêm tới 4 - 5%/năm.
Có và thống nhất cơ chế đó, người vay vừa tránh bị tận thu trong tương lai, vừa chủ động hơn chi phí để cân đối tài chính. Đây có lẽ là lựa chọn đáng xem xét hơn thay vì những mức hấp dẫn 0%, hay 5 - 7%/năm chỉ vài ba tháng đầu còn sau đó để ngỏ.
Còn về lâu dài và ở bình diện chung, vay lúc này, lãi suất trong tương lai có dễ chịu hay không một phần lớn phụ thuộc vào việc điều hành của Ngân hàng Nhà nước!
Hàng tuần Ngân hàng Nhà nước đều đặn cập nhật thông tin hoạt động ngân hàng tuần liền trước. Lãi suất cho vay là một nội dung chính, nhưng tuyệt nhiên không có phần lãi suất cho vay tiêu dùng.
Những con số “đẹp”
Liệu có phải bao lâu nay tín dụng tiêu dùng và lãi suất liên quan không quá quan trọng để Ngân hàng Nhà nước cập nhật hay theo dõi? Còn thực tế, đây là mức chi phí mà nhiều người dân đã và đang phải trả, phải tính toán và cân nhắc.
Hoặc là lý do, Ngân hàng Nhà nước cũng bó tay trước yêu cầu thống kê, tập hợp, bởi thực tế lãi suất cho vay tiêu dùng hiện quá đa dạng, rất khác nhau về cơ chế giữa mỗi ngân hàng hay có nhiều mức khác nhau.
Từ đầu năm đến nay, thị trường đón nhận sự bùng nổ thông tin về chính sách ưu đãi cho vay tiêu dùng. Mỗi nhà mỗi cảnh. Khác biệt chủ yếu ở lãi suất giới thiệu, và ai đưa ra con số “đẹp” hơn mà thôi.
Tập hợp các chương trình từ đầu tháng 6/2013 đến nay, thoạt nhìn, lãi suất cho vay tiêu dùng còn thấp hơn cả cho vay doanh nghiệp, cũng là lực hút có vẻ hấp dẫn nhất trong khoảng chục năm qua.
Như tại SeABank và HDBank là miễn luôn lãi suất tháng đầu (0%/năm). Nổi bật hơn là HSBC miễn luôn cho 3 tháng đầu với khách vay mua nhà. Một số trường hợp khác như VPBank, VIB chỉ áp từ 6% - 7,77%/năm cho 3 - 6 tháng đầu. Hay mới đây Techcombank chỉ áp 5,99%/năm trong thời gian đầu.
Nắm bắt tâm lý quan ngại lãi suất thả nổi sau đó, hay để tăng cam kết ưu đãi, một số ngân hàng như SeABank, HDBank, VIB, Eximbank… nêu rõ mức từ tháng thứ hai trở đi trong năm đầu tiên, hoặc trong khoảng 11 - 12 tháng, lãi suất sẽ cố định từ 11 - 13%/năm (tùy từng ngân hàng cụ thể).
Trong gần chục năm qua, người dân vay vốn tiêu dùng đã quen với lãi suất cao, phổ biến từ 15% - 20%/năm, đặc biệt từ cuối năm 2010 đến nửa đầu 2012 nhiều người phải gánh lãi suất cỡ 22 - 25%/năm. Theo đó, những mức giới thiệu hiện nay là quá “đẹp”.
Lãi vay đã xuống rất thấp như vậy, giá nhà đất hay xe cộ - những điểm ngắm tiêu dùng thường phải vay vốn với nhiều người - cũng đã dễ chịu hơn, nhu cầu trở nên nóng hơn trong tính toán. Nhưng, vay rồi thì sẽ sao?
Chọn cơ chế mà theo…
Điểm lại, nhiều ngân hàng chỉ áp ưu đãi lãi suất thấp trong 1 - 3 tháng đầu khoản vay, một số được từ 6 - 12 tháng. Sau đó, người vay phải chấp nhận lãi suất thả nổi hoặc theo “mức độ hài lòng” của mỗi ngân hàng.
Phần lớn các khoản vay tiêu dùng là để mua nhà đất, ôtô, kỳ hạn vay dài, từ 3 - 5 năm, thậm chí đến 10 năm. Vay lúc này chỉ thực sự chủ động chi phí phải trả rất ngắn hạn, cỡ 3 - 6 tháng hoặc đến 1 năm như các mức độ ưu đãi trên. Phần lớn thời gian còn lại là để ngỏ, người vay hẳn e ngại. Ngay cả trong tương lai, có cơ hội giảm lãi suất, quyền lợi của người vay vẫn có thể bị trì hoãn; như khi lãi suất huy động đã giảm về phổ biến 7 - 8%/năm mà vẫn còn những khoản vay tiêu dùng lãi suất trên 15% - 18%/năm…
Ngoài tùy thuộc vào “mức độ hài lòng” sau ưu đãi, ngân hàng cũng có cái khó. Có thể họ không đặt cược với cam kết quá 1 năm, bởi có yếu tố rủi ro biến động lãi suất (?). Phần đặt cược chuyển cho khách vay, họ phải chấp nhận cuộc chơi sau ưu đãi.
Với khoản vay 3 - 5 năm, hay 10 năm, thật khó để lường tính biến động của lãi suất. Vậy thì “luật chơi” cần rõ ràng.
Một số ngân hàng thương mại hiện đưa ra cơ chế cụ thể: lãi suất cho vay điều chỉnh định kỳ 3 hoặc 6 tháng, tính theo mức huy động kỳ hạn 12 tháng trên biểu niêm yết tại thời điểm điều chỉnh cộng thêm một tỷ lệ cố định suốt thời hạn vay. Tính cạnh tranh thực sự nằm ở đây, khi có ngân hàng hiện chỉ cộng thêm tối đa 2%/năm, nhưng có nơi cộng thêm tới 4 - 5%/năm.
Có và thống nhất cơ chế đó, người vay vừa tránh bị tận thu trong tương lai, vừa chủ động hơn chi phí để cân đối tài chính. Đây có lẽ là lựa chọn đáng xem xét hơn thay vì những mức hấp dẫn 0%, hay 5 - 7%/năm chỉ vài ba tháng đầu còn sau đó để ngỏ.
Còn về lâu dài và ở bình diện chung, vay lúc này, lãi suất trong tương lai có dễ chịu hay không một phần lớn phụ thuộc vào việc điều hành của Ngân hàng Nhà nước!