“Đau đầu” chuyện nhân lực hàng hải
Nguồn nhân lực hàng hải không cần nhiều về số lượng mà cần ở chất lượng, trước hết là năng lực ngoại ngữ
Thiếu tàu trưởng có tay nghề cao cho nên khi mua tàu lớn, kỹ thuật hiện đại, hầu hết các công ty vận tải biển Việt Nam phải chấp nhận bỏ ra 1 khoản tiền lớn để thuê người nước ngoài điều khiển.
Non kém về trình độ ngoại ngữ, khi đi làm cho chủ tàu nước ngoài, sĩ quan, thuyền viên Việt Nam chấp nhận thua thiệt về tiền công so với lao động nước ngoài mặc dù thời gian làm việc là như nhau.
Vừa yếu vừa thiếu
Khác với nhiều lĩnh vực, ngành hàng hải cần đầu tư lớn, nhưng lại giải quyết được rất ít việc làm. Nguồn nhân lực hàng hải không cần nhiều về số lượng mà cần ở chất lượng, trước hết là năng lực ngoại ngữ.
Ước tính, với tốc độ phát triển mạnh của ngành hàng hải như hiện nay thì đến năm 2015, chúng ta sẽ thiếu hụt khoảng 2.000 thuyền viên. Nếu tính cả số sĩ quan tham gia vào thị trường xuất khẩu thì con số đó vào khoảng 5.000 người.
Hiện nay, cung ứng nhân lực đã và đang trở thành một trong những ngành kinh doanh chính mang lại lợi nhuận cao cho các doanh nghiệp vận tải biển. Trong quá trình cạnh tranh giành vị thế buộc các đơn vị này phải nhanh chóng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để đáp ứng nhu cầu của khách hàng và cũng là cách để duy trì sự tồn tại cho chính mình.
Phần lớn các doanh nghiệp vận tải biển đều cho rằng: đối với phần kiến thức gốc thuộc về chuyên môn thì phải được đào tạo có chất lượng ngay tại trường. ở đây phải lấy thước đo tiêu chuẩn quốc tế làm nền tảng giảng dạy.
Trong quá trình đào tạo lao động hàng hải phải có những yêu cầu bắt buộc về học ngoại ngữ, coi ngoại ngữ là 1 trong những tiêu chuẩn chính để đánh giá năng lực của người học, cố gắng phát triển giảng dạy bằng ngoại ngữ là tốt nhất.
Để làm tốt điều này thì khâu thực hành phải được coi trọng, nhất là đối với những học sinh-sinh viên thuộc khối ngành lao động biển. Tuy nhiên nhìn vào thực tế hiện nay tại các trường đào tạo lao động hàng hải thì có thể thấy cơ sở vật chất đang vô cùng thiếu và lạc hậu.
Tại trường Đại học hàng hải Việt Nam, cái nôi đào tạo nhân lực hàng hải Việt Nam, hàng chục năm qua, những sinh viên khoa lái, khoa máy ở đây vẫn quen “tác nghiệp” trên 1 chiếc tàu trọng tải vừa bé vừa cũ, dù đã sửa chữa liên tục nhưng vẫn không sao đủ sức vượt ra khỏi ranh giới của bãi tắm biển Đồ Sơn.
Cùng với trình độ chuyên môn, ngoại ngữ thì kinh nghiệm về hàng hải cũng hết sức quan trọng đối với sĩ quan, thuyền viên.
Tuy nhiên để thu nạp được kiến thức, kinh nghiệm đòi hỏi phải có tuổi đời và tuổi nghề, nhất là phải có thời gian thực hành và làm việc thực tế. Điều này chỉ có được ở những người đã có nhiều năm tham gia các tuyến vận tải quốc tế tại các doanh nghiệp vận tải biển, đội ngũ giáo viên làm công tác giảng dạy.
Theo đó mà tại các doanh nghiệp, nên tận dụng tối đa các trưởng, phó phòng, đặc biệt là những người đã có tuổi đời và tuổi nghề để đào tạo, truyền đạt kinh nghiệm cho thế hệ kế cận, nhất là đội ngũ những lao động là học sinh - sinh viên vừa mới ra trường, chưa tham gia các tuyến vận tải biển quốc tế.
Nếu lớp người trước không liên tục truyền đạt kinh nghiệm lại cho thế hệ sau, thì lãng phí “nguồn tài sản kinh nghiệm” vô cùng quý giá phải đánh đổi bằng công sức lao động của nhiều năm. Trách nhiệm này phải được coi là của doanh nghiệp.
Những rủi ro
Hiện nay phần lớn các đơn vị vận tải biển Việt Nam chưa thấy hết lợi ích kinh tế từ việc áp dụng các hệ thống quản lý an toàn hàng hải quốc tế. Theo đó mà ngoài một vài đơn vị vận tải biển lớn đã có kinh nghiệm tham gia vận tải biển quốc tế thì đa phần các đơn vị vận tải biển Việt Nam vẫn coi đó là 1 biện pháp đối phó, không tuân thủ triệt để.
Chính vì điều này mà tình trạng tiềm ẩn rủi ro, tai nạn, thời gian bị giữ tàu dẫn đến tổn thất về kinh tế cho các doanh nghiệp vận tải biển của Việt Nam luôn ở mức cao.
Theo thống kê: những vụ vi phạm các hệ thống quản lý an toàn hàng hải quốc tế của Việt Nam thì có đến gần 50% lỗi thuộc về văn hoá nghề và coi thường các hệ thống quản lý an toàn hàng hải quốc tế.
Nhiều tàu biển của Việt Nam bị lưu giữ do nguyên nhân: hệ thống chống cháy mất an toàn, thiếu trang bị phao cứu sinh hoặc có thì không sử dụng được, khâu vệ sinh tàu không sạch, trang thiết bị để không đúng nơi quy định...
Có thể nói: ngoài yếu tố chính là quy mô, chất lượng đội tàu thì ý thức, văn hoá nghề đối với lao động hàng hải cũng đang là 1 trong những trở ngại hạn chế sự bứt phá, cạnh tranh của hàng hải Việt Nam.
Theo đó vấn đề đặt ra là cần phải nhanh chóng đưa những môn học có liên quan đến văn hoá nghề và coi đó là yêu cầu bắt buộc trong các kỳ thi đối với sinh viên hàng hải và quá trình tuyển dụng nhân lực cho ngành hàng hải. Chúng ta muốn ra quốc tế an toàn thì phải làm nghiêm ngay ở nhà, nhất là khâu kiểm tra, đăng kiểm.
Non kém về trình độ ngoại ngữ, khi đi làm cho chủ tàu nước ngoài, sĩ quan, thuyền viên Việt Nam chấp nhận thua thiệt về tiền công so với lao động nước ngoài mặc dù thời gian làm việc là như nhau.
Vừa yếu vừa thiếu
Khác với nhiều lĩnh vực, ngành hàng hải cần đầu tư lớn, nhưng lại giải quyết được rất ít việc làm. Nguồn nhân lực hàng hải không cần nhiều về số lượng mà cần ở chất lượng, trước hết là năng lực ngoại ngữ.
Ước tính, với tốc độ phát triển mạnh của ngành hàng hải như hiện nay thì đến năm 2015, chúng ta sẽ thiếu hụt khoảng 2.000 thuyền viên. Nếu tính cả số sĩ quan tham gia vào thị trường xuất khẩu thì con số đó vào khoảng 5.000 người.
Hiện nay, cung ứng nhân lực đã và đang trở thành một trong những ngành kinh doanh chính mang lại lợi nhuận cao cho các doanh nghiệp vận tải biển. Trong quá trình cạnh tranh giành vị thế buộc các đơn vị này phải nhanh chóng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để đáp ứng nhu cầu của khách hàng và cũng là cách để duy trì sự tồn tại cho chính mình.
Phần lớn các doanh nghiệp vận tải biển đều cho rằng: đối với phần kiến thức gốc thuộc về chuyên môn thì phải được đào tạo có chất lượng ngay tại trường. ở đây phải lấy thước đo tiêu chuẩn quốc tế làm nền tảng giảng dạy.
Trong quá trình đào tạo lao động hàng hải phải có những yêu cầu bắt buộc về học ngoại ngữ, coi ngoại ngữ là 1 trong những tiêu chuẩn chính để đánh giá năng lực của người học, cố gắng phát triển giảng dạy bằng ngoại ngữ là tốt nhất.
Để làm tốt điều này thì khâu thực hành phải được coi trọng, nhất là đối với những học sinh-sinh viên thuộc khối ngành lao động biển. Tuy nhiên nhìn vào thực tế hiện nay tại các trường đào tạo lao động hàng hải thì có thể thấy cơ sở vật chất đang vô cùng thiếu và lạc hậu.
Tại trường Đại học hàng hải Việt Nam, cái nôi đào tạo nhân lực hàng hải Việt Nam, hàng chục năm qua, những sinh viên khoa lái, khoa máy ở đây vẫn quen “tác nghiệp” trên 1 chiếc tàu trọng tải vừa bé vừa cũ, dù đã sửa chữa liên tục nhưng vẫn không sao đủ sức vượt ra khỏi ranh giới của bãi tắm biển Đồ Sơn.
Cùng với trình độ chuyên môn, ngoại ngữ thì kinh nghiệm về hàng hải cũng hết sức quan trọng đối với sĩ quan, thuyền viên.
Tuy nhiên để thu nạp được kiến thức, kinh nghiệm đòi hỏi phải có tuổi đời và tuổi nghề, nhất là phải có thời gian thực hành và làm việc thực tế. Điều này chỉ có được ở những người đã có nhiều năm tham gia các tuyến vận tải quốc tế tại các doanh nghiệp vận tải biển, đội ngũ giáo viên làm công tác giảng dạy.
Theo đó mà tại các doanh nghiệp, nên tận dụng tối đa các trưởng, phó phòng, đặc biệt là những người đã có tuổi đời và tuổi nghề để đào tạo, truyền đạt kinh nghiệm cho thế hệ kế cận, nhất là đội ngũ những lao động là học sinh - sinh viên vừa mới ra trường, chưa tham gia các tuyến vận tải biển quốc tế.
Nếu lớp người trước không liên tục truyền đạt kinh nghiệm lại cho thế hệ sau, thì lãng phí “nguồn tài sản kinh nghiệm” vô cùng quý giá phải đánh đổi bằng công sức lao động của nhiều năm. Trách nhiệm này phải được coi là của doanh nghiệp.
Những rủi ro
Hiện nay phần lớn các đơn vị vận tải biển Việt Nam chưa thấy hết lợi ích kinh tế từ việc áp dụng các hệ thống quản lý an toàn hàng hải quốc tế. Theo đó mà ngoài một vài đơn vị vận tải biển lớn đã có kinh nghiệm tham gia vận tải biển quốc tế thì đa phần các đơn vị vận tải biển Việt Nam vẫn coi đó là 1 biện pháp đối phó, không tuân thủ triệt để.
Chính vì điều này mà tình trạng tiềm ẩn rủi ro, tai nạn, thời gian bị giữ tàu dẫn đến tổn thất về kinh tế cho các doanh nghiệp vận tải biển của Việt Nam luôn ở mức cao.
Theo thống kê: những vụ vi phạm các hệ thống quản lý an toàn hàng hải quốc tế của Việt Nam thì có đến gần 50% lỗi thuộc về văn hoá nghề và coi thường các hệ thống quản lý an toàn hàng hải quốc tế.
Nhiều tàu biển của Việt Nam bị lưu giữ do nguyên nhân: hệ thống chống cháy mất an toàn, thiếu trang bị phao cứu sinh hoặc có thì không sử dụng được, khâu vệ sinh tàu không sạch, trang thiết bị để không đúng nơi quy định...
Có thể nói: ngoài yếu tố chính là quy mô, chất lượng đội tàu thì ý thức, văn hoá nghề đối với lao động hàng hải cũng đang là 1 trong những trở ngại hạn chế sự bứt phá, cạnh tranh của hàng hải Việt Nam.
Theo đó vấn đề đặt ra là cần phải nhanh chóng đưa những môn học có liên quan đến văn hoá nghề và coi đó là yêu cầu bắt buộc trong các kỳ thi đối với sinh viên hàng hải và quá trình tuyển dụng nhân lực cho ngành hàng hải. Chúng ta muốn ra quốc tế an toàn thì phải làm nghiêm ngay ở nhà, nhất là khâu kiểm tra, đăng kiểm.