Đầu quý, Dow Jones đã lập đỉnh
Thị trường chứng khoán Mỹ tăng mạnh nhờ hoạt động sản xuất kinh doanh tại Mỹ, Trung Quốc lạc quan hơn dự báo
Thị trường chứng khoán Mỹ tăng mạnh trong phiên đầu tiên của quý 2 nhờ tình hình sản xuất tại Mỹ, Trung Quốc lạc quan hơn dự báo đã làm lu mờ những lo lắng về khả năng suy thoái của Khu vực đồng Euro. Đáng chú ý, Dow Jones chạm mức cao nhất kể từ 2007, còn S&P 500 lên cao nhất trong 4 năm.
Cụ thể, kết thúc ngày 2/4, chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng 52,45 điểm, tương ứng 0,4%, lên mức 13.264,49 điểm, cao nhất kể từ phiên 31/12/2007. S&P 500 tăng 10,43 điểm, tương ứng 0,74% lên 1.418,90 điểm, cao nhất từ giữa 5/2008. Nasdaq Composite tăng 28,13 điểm, tương ứng 0,81%, lên 3.119,70 điểm, cao nhất từ cuối năm 2000.
Theo công bố của Viện Quản lý nguồn cung (ISM), chỉ số sản xuất của Mỹ trong tháng 3 đã tăng lên 53,4% từ mức 52,4% trong tháng liền trước, vượt mức dự báo 53% của giới phân tích kinh tế. Thông tin này đã khiến giới đầu tư cảm thấy lạc quan bởi đây là tín hiệu cho thấy lạm phát có khả năng chưa phải là mối lo lắng trong ngắn hạn.
Thị trường cũng phản ứng tích cực trước tin tức cho biết chỉ số quản lý sức mua tháng 3 của Trung Quốc tăng lên 53,1 điểm, cao nhất trong vòng 11 tháng, thể hiện sự tăng trưởng tốt. Thông tin này đã làm lu mờ báo cáo cho thấy hoạt động sản xuất tại châu Âu sụt giảm tháng thứ 8 liên tiếp, đe dọa các dự báo về khả năng suy thoái tại đây.
Mặc dù các chỉ số chính tăng khá mạnh và xác lập các đỉnh mới, song khối lượng giao dịch toàn thị trường vẫn ở mức thấp với khoảng 6,46 tỷ cổ phiếu được chuyển nhượng trên cả ba sàn New York, American và Nasdaq, thấp hơn mức trung bình hàng ngày 7,84 tỷ cổ phiếu của năm 2011. Trên sàn New York, tỷ lệ mã tăng chiếm tới 72%.
Cụ thể, kết thúc ngày 2/4, chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng 52,45 điểm, tương ứng 0,4%, lên mức 13.264,49 điểm, cao nhất kể từ phiên 31/12/2007. S&P 500 tăng 10,43 điểm, tương ứng 0,74% lên 1.418,90 điểm, cao nhất từ giữa 5/2008. Nasdaq Composite tăng 28,13 điểm, tương ứng 0,81%, lên 3.119,70 điểm, cao nhất từ cuối năm 2000.
Theo công bố của Viện Quản lý nguồn cung (ISM), chỉ số sản xuất của Mỹ trong tháng 3 đã tăng lên 53,4% từ mức 52,4% trong tháng liền trước, vượt mức dự báo 53% của giới phân tích kinh tế. Thông tin này đã khiến giới đầu tư cảm thấy lạc quan bởi đây là tín hiệu cho thấy lạm phát có khả năng chưa phải là mối lo lắng trong ngắn hạn.
Thị trường cũng phản ứng tích cực trước tin tức cho biết chỉ số quản lý sức mua tháng 3 của Trung Quốc tăng lên 53,1 điểm, cao nhất trong vòng 11 tháng, thể hiện sự tăng trưởng tốt. Thông tin này đã làm lu mờ báo cáo cho thấy hoạt động sản xuất tại châu Âu sụt giảm tháng thứ 8 liên tiếp, đe dọa các dự báo về khả năng suy thoái tại đây.
Mặc dù các chỉ số chính tăng khá mạnh và xác lập các đỉnh mới, song khối lượng giao dịch toàn thị trường vẫn ở mức thấp với khoảng 6,46 tỷ cổ phiếu được chuyển nhượng trên cả ba sàn New York, American và Nasdaq, thấp hơn mức trung bình hàng ngày 7,84 tỷ cổ phiếu của năm 2011. Trên sàn New York, tỷ lệ mã tăng chiếm tới 72%.
Thị trường | Chỉ số | Phiên trước | Đóng cửa | Tăng/giảm (điểm) | Tăng/giảm (%) |
Mỹ | Dow Jones | 13.212,00 | 13.264,49 | 52,45 | 0,40 |
S&P 500 | 1.408,47 | 1.419,04 | 10,57 | 0,75 | |
Nasdaq | 3.091,57 | 3.119,70 | 28,13 | 0,91 | |
Anh | FTSE 100 | 5.768,45 | 5.874,89 | 106,44 | 1,85 |
Pháp | CAC 40 | 3.423,81 | 3.462,91 | 39,10 | 1,14 |
Đức | DAX | 6.946,83 | 7.056,65 | 109,82 | 1,58 |
Nhật Bản | Nikkei 225 | 10.083,60 | 10.109,90 | 26,31 | 0,26 |
Hồng Kông | Hang Seng | 20.555,60 | 20.522,30 | 33,32 | 0,16 |
Trung Quốc | Shanghai Composite | 2.262,79 | 2.269,79 | 10,63 | 0,47 |
Đài Loan | Taiwan Weighted | 7.933,00 | 7.862,90 | 70,10 | 0,88 |
Hàn Quốc | KOSPI Composite | 2.014,04 | 2.029,29 | 15,25 | 0,76 |
Singapore | Straits Times | 3.010,46 | 3.016,07 | 5,61 | 0,19 |
Nguồn: CNBC, Market Watch. |