Đầu tư đất Ba Vì: Muốn “cắt lỗ” giờ cũng khó!
Giấc mơ đổi đời hoặc tìm kiếm bạc tỷ từ đất Ba Vì của giới đầu tư địa ốc dường như đang tan biến
Giấc mơ đổi đời hoặc tìm kiếm bạc tỷ từ đất Ba Vì của giới đầu tư địa ốc dường như đang tan biến.
Đó là một kết cục vừa dễ hiểu, vừa lạ lùng của một trào lưu "lướt sóng" diễn ra cách đây chưa lâu. Tuy nhiên, hậu quả sẽ không chỉ dừng lại ở mức độ “vỡ mộng”, khi nhiều nhà đầu tư bỗng chốc đã trở thành những kẻ nợ nần chồng chất.
Nếu như chưa đầy hai tháng trước, để có được một mảnh đất ở khu Ba Vì, Thạch Thất, người mua chí ít cũng phải năm lần bảy lượt lên tận nơi khảo sát, thăm dò, tìm mối, mới có thể tìm một mảnh đất chưa hẳn vừa ý với giá trên trời.
Tuy nhiên, mọi chuyện dường như đã thay đổi quá nhanh, ngay cả với những người có biệt tài dự đoán. Giờ đây, không quá khó để tìm thông tin cho một mảnh đất ưng ý tại khu vực này, tại nhiều trang web, tờ báo với các thông tin chi tiết, theo kiểu “khách hàng là thượng đế”.
Những số điện thoại của một số "cò đất" mà chúng tôi từng “làm việc” hồi giá đất ở đây đang ở giai đoạn cao đỉnh điểm, nay một lần nữa lại được đưa ra... khai thác. Và không giống như lần gặp hồi tháng trước, khi hầu hết đều kêu hết đất cùng mức giá trên trời, thì nay những người này đều khẳng định: đất vẫn còn nhiều lắm, giá rẻ hơn nhiều rồi.
Theo đó, đất tại các xã như Phú Cát (Thạch Thất), Yên Bài, Tản Lĩnh, Kim Sơn, Cổ Động (Ba Vì)... hiện nay vẫn còn rất nhiều, và đang có nhiều người cần bán. Thậm chí, khi chúng tôi ngỏ ý muốn “bắt đáy” cơn sốt nơi đây, một "cò đất" tên Hiền nói: “Nếu muốn mua thật, em sẽ cho xe xuống đón”.
Trong cuộc trao đổi qua điện thoại, Hiền cũng tỏ ra thắc mắc rằng, không hiểu sao giá đất ở khu vực này lại xuống nhanh thế. Vì, chỉ cách một tháng trước, hầu hết vẫn là 6 triệu đồng/m2, hoặc 155 triệu đồng/mét dài trên các trục đường dẫn vào trung tâm huyện Ba Vì. Thì nay, cũng những mảnh đất đó, giá chỉ còn khoảng 2 - 3 triệu đồng/m2, còn những lô mặt đường thì có nơi chỉ còn khoảng 50 - 60 triệu đồng/mét dài.
Trong khi đó, tại nội thành Hà Nội, những ai đã trót ôm đất Ba Vì có vẻ cũng như đang ngồi trên đống lửa.
Gặp anh Văn Bá Dũng trước sàn giao dịch bất động sản của Công ty Coldwell Banker ở khu đô thị The Manor (Mỹ Đình), anh cho biết, hiện đang rao bán gần 1 sào ở xã Tiến Xuân (Thạch Thất) với giá “rẻ như cho” nhưng rao gần 1 tuần nay vẫn chưa có ai hỏi mua. Với lô đất đấy, chỉ sau hơn 3 tháng rót tiền vào, nếu bán được với giá như đang rao 700 triệu đồng, tổng cộng anh cũng đang bị “bốc hơi” hơn 300 triệu đồng, chưa kể công sức, thời gian bỏ ra hơn 3 tháng qua.
Cũng theo vị này, hiện trong số gần chục đồng nghiệp của anh tham gia vay tiền ngân hàng, người thân để “lướt sóng” đất Ba Vì, mới chỉ có 2 người may mắn thoát ra được, sau khi chấp nhận lỗ từ 300 - 500 triệu đồng cho những mảnh đất vốn được kỳ vọng là mang lại tiền tỷ chỉ sau vài tháng.
"Hậu" cơn sốt đất cục bộ tại Ba Vì một lần nữa cho thấy, kỳ vọng về một thị trường bất động sản chuyên nghiệp, ổn định và bền vững vẫn là một bài toán khó với những ai được giao trách nhiệm quản lý thị trường này.
Đó là một kết cục vừa dễ hiểu, vừa lạ lùng của một trào lưu "lướt sóng" diễn ra cách đây chưa lâu. Tuy nhiên, hậu quả sẽ không chỉ dừng lại ở mức độ “vỡ mộng”, khi nhiều nhà đầu tư bỗng chốc đã trở thành những kẻ nợ nần chồng chất.
Nếu như chưa đầy hai tháng trước, để có được một mảnh đất ở khu Ba Vì, Thạch Thất, người mua chí ít cũng phải năm lần bảy lượt lên tận nơi khảo sát, thăm dò, tìm mối, mới có thể tìm một mảnh đất chưa hẳn vừa ý với giá trên trời.
Tuy nhiên, mọi chuyện dường như đã thay đổi quá nhanh, ngay cả với những người có biệt tài dự đoán. Giờ đây, không quá khó để tìm thông tin cho một mảnh đất ưng ý tại khu vực này, tại nhiều trang web, tờ báo với các thông tin chi tiết, theo kiểu “khách hàng là thượng đế”.
Những số điện thoại của một số "cò đất" mà chúng tôi từng “làm việc” hồi giá đất ở đây đang ở giai đoạn cao đỉnh điểm, nay một lần nữa lại được đưa ra... khai thác. Và không giống như lần gặp hồi tháng trước, khi hầu hết đều kêu hết đất cùng mức giá trên trời, thì nay những người này đều khẳng định: đất vẫn còn nhiều lắm, giá rẻ hơn nhiều rồi.
Theo đó, đất tại các xã như Phú Cát (Thạch Thất), Yên Bài, Tản Lĩnh, Kim Sơn, Cổ Động (Ba Vì)... hiện nay vẫn còn rất nhiều, và đang có nhiều người cần bán. Thậm chí, khi chúng tôi ngỏ ý muốn “bắt đáy” cơn sốt nơi đây, một "cò đất" tên Hiền nói: “Nếu muốn mua thật, em sẽ cho xe xuống đón”.
Trong cuộc trao đổi qua điện thoại, Hiền cũng tỏ ra thắc mắc rằng, không hiểu sao giá đất ở khu vực này lại xuống nhanh thế. Vì, chỉ cách một tháng trước, hầu hết vẫn là 6 triệu đồng/m2, hoặc 155 triệu đồng/mét dài trên các trục đường dẫn vào trung tâm huyện Ba Vì. Thì nay, cũng những mảnh đất đó, giá chỉ còn khoảng 2 - 3 triệu đồng/m2, còn những lô mặt đường thì có nơi chỉ còn khoảng 50 - 60 triệu đồng/mét dài.
Trong khi đó, tại nội thành Hà Nội, những ai đã trót ôm đất Ba Vì có vẻ cũng như đang ngồi trên đống lửa.
Gặp anh Văn Bá Dũng trước sàn giao dịch bất động sản của Công ty Coldwell Banker ở khu đô thị The Manor (Mỹ Đình), anh cho biết, hiện đang rao bán gần 1 sào ở xã Tiến Xuân (Thạch Thất) với giá “rẻ như cho” nhưng rao gần 1 tuần nay vẫn chưa có ai hỏi mua. Với lô đất đấy, chỉ sau hơn 3 tháng rót tiền vào, nếu bán được với giá như đang rao 700 triệu đồng, tổng cộng anh cũng đang bị “bốc hơi” hơn 300 triệu đồng, chưa kể công sức, thời gian bỏ ra hơn 3 tháng qua.
Cũng theo vị này, hiện trong số gần chục đồng nghiệp của anh tham gia vay tiền ngân hàng, người thân để “lướt sóng” đất Ba Vì, mới chỉ có 2 người may mắn thoát ra được, sau khi chấp nhận lỗ từ 300 - 500 triệu đồng cho những mảnh đất vốn được kỳ vọng là mang lại tiền tỷ chỉ sau vài tháng.
"Hậu" cơn sốt đất cục bộ tại Ba Vì một lần nữa cho thấy, kỳ vọng về một thị trường bất động sản chuyên nghiệp, ổn định và bền vững vẫn là một bài toán khó với những ai được giao trách nhiệm quản lý thị trường này.