“Đầu tư giảm không hẳn đã đáng buồn”
Đại sứ Anh trò chuyện về tác động của khủng hoảng tài chính tới Việt Nam và cam kết tài trợ của Anh cho Việt Nam sắp tới
Trước thềm Hội nghị Nhóm tư vấn các nhà tài trợ (CG) cho Việt Nam năm nay được tổ chức vào ngày 4/12, Đại sứ Vương quốc Anh tại Việt Nam, ông Mark Kent, đã có cuộc gặp gỡ với báo chí.
Tại đây, ông đã đưa ra những nhận định của mình về những ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đối với môi trường đầu tư của Việt Nam, cũng như cam kết tài trợ của Anh cho Việt Nam thời gian tới.
Thời kỳ khó khăn cho tất cả chúng ta
Đại sứ nhìn nhận những tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới có ảnh hưởng như thế nào đến Việt Nam?
Thế giới đang phải đối mặt với giai đoạn khó khăn. Rõ ràng những khó khăn của nền kinh tế thế giới sẽ có những ảnh hưởng tiêu cực đến Việt Nam. Cụ thể trên ba lĩnh vực sau.
Thứ nhất, suy giảm nhu cầu nhập khẩu. Việt Nam là một nước xuất khẩu nên bị ảnh hưởng. Như vậy cũng ảnh hưởng đến giá cả hàng hoá để xuất khẩu.
Thứ hai, suy giảm về đầu tư trực tiếp. Chắc chắn tổng lượng đầu tư toàn cầu sẽ giảm và các nhà đầu tư sẽ cân nhắc rất nhiều đến yếu tố rủi ro khi quyết định đầu tư.
Thứ ba, suy giảm kiều hối của những người Việt Nam đang định cư ở nước ngoài gửi về quê hương.
Như vậy, đây là thời kỳ khó khăn cho tất cả chúng ta và Việt Nam cũng không phải là trường hợp loại trừ, nhưng tôi tin rằng Việt Nam có tiềm năng để phục hồi nhanh.
Mặc dù tình hình thu hút đầu tư có nhiều khó khăn, nhưng một số cơ quan chức năng của Việt Nam vẫn tin tưởng mức giải ngân dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam trong năm 2009 sẽ vẫn tương đương như năm 2008 này, trong khoảng 11 tỉ USD. Đại sứ có nghĩ điều này là hơi quá lạc quan?
Dự báo tình hình 12 tháng tới quả là khó khăn, vì cách đây 12 tháng cũng khó ai có thể đánh giá tình hình diễn biến ngày hôm nay như thế nào.
Con số nhiều khi không phải quá quan trọng, việc các bạn có 10 triệu, 20 triệu hay 50 triệu không quan trọng bằng việc các bạn sẽ đầu tư khoản tiền đó như thế nào.
Chắc chắn tổng khoản tiền đầu tư trong năm tới sẽ ít đi. Tuy nhiên đây không hẳn là một tín hiệu đáng buồn, bởi vì như vậy nó có thể cắt giảm luôn những đầu tư ngắn hạn nhưng mang tính đầu cơ. Các khoản đầu tư này chưa hẳn đã tốt cho Việt Nam, mà Việt Nam cần những khoản đầu tư dài hạn có tầm chiến lược.
Vấn đề đối với Việt Nam là làm thế nào để luôn có những cải cách cần thiết để làm cho Việt Nam là điểm đến hấp dẫn. Yếu tố cần ở đây nữa là Việt Nam cũng cần biết marketing cho bản thân mình để làm thế nào vẫn là nơi hấp dẫn các nhà đầu tư, mặc dù các khoản tiền đầu tư có thể ít đi.
Làm thế nào để đầu tư một cách chiến lược nhất? Không nhất thiết phải chấp nhận những khoản đầu tư trị giá nhiều tiền mà gây tổn hại cho môi trường của các bạn, mà làm thế nào cho phù hợp với Việt Nam một cách chiến lược nhất.
Con đường phải đi là tiếp tục cải cách
Với riêng các doanh nghiệp Anh quốc, Đại sứ có nhận được phản hồi nào từ phía họ không?
Tôi nhận thấy quyết tâm từ cộng đồng doanh nghiệp Anh. Tôi đã làm việc nhiều với các đại diện doanh nghiệp đến từ Anh và nhận thấy họ có quyết tâm rất lớn để tiếp tục làm việc tại Việt Nam trong một giai đoạn dài hạn. Tôi cho rằng cam kết hợp tác lâu dài này là một điều đáng trân trọng.
Nếu Việt Nam trở thành nước có thu nhập trung bình vào năm 2010 như mục tiêu đặt ra, liệu cam kết ODA của chính phủ Anh cho Việt Nam có thay đổi gì không?
Khi Việt Nam đã đạt được ngưỡng như thế này, không nhất thiết tập trung quá nhiều vào việc ai tài trợ và tài trợ bao nhiêu tiền, mà nên tập trung làm thế nào để định ra được con đường cho Việt Nam đi những năm tiếp theo. Chúng ta phải có cơ chế để chỉ với 50 triệu USD thôi nhưng có thể sử dụng hiệu quả nhất hơn là 100 triệu USD mà không được sử dụng hiệu quả.
Với những diễn biến tốc độ gia tăng lạm phát của Việt Nam trong 2 tháng vừa qua đã giảm, nhiều ý kiến trong nước đang đặt ra là đã đến thời điểm Việt Nam nên kích cầu chưa. Ý kiến của Đại sứ?
Để kích thích nền kinh tế trong nước nên tập trung vào các doanh nghiệp vừa và nhỏ vì đây mới là động lực chính của phát triển kinh tế quốc gia. Thông thường ở quốc gia nào cũng vậy, khối doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng là động lực lớn nhất cho phát triển nền kinh tế.
Trong năm vừa qua, Chính phủ Việt Nam đã có những nỗ lực lớn và đưa ra những biện pháp phù hợp và kịp thời giúp cho phát triển kinh tế. Con đường Việt Nam phải đi để duy trì đà tăng trưởng là tiếp tục cải cách, cũng giống như việc Việt Nam đã làm trong thời gian qua để giành được đà thắng lợi như hôm nay.
Tại đây, ông đã đưa ra những nhận định của mình về những ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đối với môi trường đầu tư của Việt Nam, cũng như cam kết tài trợ của Anh cho Việt Nam thời gian tới.
Thời kỳ khó khăn cho tất cả chúng ta
Đại sứ nhìn nhận những tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới có ảnh hưởng như thế nào đến Việt Nam?
Thế giới đang phải đối mặt với giai đoạn khó khăn. Rõ ràng những khó khăn của nền kinh tế thế giới sẽ có những ảnh hưởng tiêu cực đến Việt Nam. Cụ thể trên ba lĩnh vực sau.
Thứ nhất, suy giảm nhu cầu nhập khẩu. Việt Nam là một nước xuất khẩu nên bị ảnh hưởng. Như vậy cũng ảnh hưởng đến giá cả hàng hoá để xuất khẩu.
Thứ hai, suy giảm về đầu tư trực tiếp. Chắc chắn tổng lượng đầu tư toàn cầu sẽ giảm và các nhà đầu tư sẽ cân nhắc rất nhiều đến yếu tố rủi ro khi quyết định đầu tư.
Thứ ba, suy giảm kiều hối của những người Việt Nam đang định cư ở nước ngoài gửi về quê hương.
Như vậy, đây là thời kỳ khó khăn cho tất cả chúng ta và Việt Nam cũng không phải là trường hợp loại trừ, nhưng tôi tin rằng Việt Nam có tiềm năng để phục hồi nhanh.
Mặc dù tình hình thu hút đầu tư có nhiều khó khăn, nhưng một số cơ quan chức năng của Việt Nam vẫn tin tưởng mức giải ngân dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam trong năm 2009 sẽ vẫn tương đương như năm 2008 này, trong khoảng 11 tỉ USD. Đại sứ có nghĩ điều này là hơi quá lạc quan?
Dự báo tình hình 12 tháng tới quả là khó khăn, vì cách đây 12 tháng cũng khó ai có thể đánh giá tình hình diễn biến ngày hôm nay như thế nào.
Con số nhiều khi không phải quá quan trọng, việc các bạn có 10 triệu, 20 triệu hay 50 triệu không quan trọng bằng việc các bạn sẽ đầu tư khoản tiền đó như thế nào.
Chắc chắn tổng khoản tiền đầu tư trong năm tới sẽ ít đi. Tuy nhiên đây không hẳn là một tín hiệu đáng buồn, bởi vì như vậy nó có thể cắt giảm luôn những đầu tư ngắn hạn nhưng mang tính đầu cơ. Các khoản đầu tư này chưa hẳn đã tốt cho Việt Nam, mà Việt Nam cần những khoản đầu tư dài hạn có tầm chiến lược.
Vấn đề đối với Việt Nam là làm thế nào để luôn có những cải cách cần thiết để làm cho Việt Nam là điểm đến hấp dẫn. Yếu tố cần ở đây nữa là Việt Nam cũng cần biết marketing cho bản thân mình để làm thế nào vẫn là nơi hấp dẫn các nhà đầu tư, mặc dù các khoản tiền đầu tư có thể ít đi.
Làm thế nào để đầu tư một cách chiến lược nhất? Không nhất thiết phải chấp nhận những khoản đầu tư trị giá nhiều tiền mà gây tổn hại cho môi trường của các bạn, mà làm thế nào cho phù hợp với Việt Nam một cách chiến lược nhất.
Con đường phải đi là tiếp tục cải cách
Với riêng các doanh nghiệp Anh quốc, Đại sứ có nhận được phản hồi nào từ phía họ không?
Tôi nhận thấy quyết tâm từ cộng đồng doanh nghiệp Anh. Tôi đã làm việc nhiều với các đại diện doanh nghiệp đến từ Anh và nhận thấy họ có quyết tâm rất lớn để tiếp tục làm việc tại Việt Nam trong một giai đoạn dài hạn. Tôi cho rằng cam kết hợp tác lâu dài này là một điều đáng trân trọng.
Nếu Việt Nam trở thành nước có thu nhập trung bình vào năm 2010 như mục tiêu đặt ra, liệu cam kết ODA của chính phủ Anh cho Việt Nam có thay đổi gì không?
Khi Việt Nam đã đạt được ngưỡng như thế này, không nhất thiết tập trung quá nhiều vào việc ai tài trợ và tài trợ bao nhiêu tiền, mà nên tập trung làm thế nào để định ra được con đường cho Việt Nam đi những năm tiếp theo. Chúng ta phải có cơ chế để chỉ với 50 triệu USD thôi nhưng có thể sử dụng hiệu quả nhất hơn là 100 triệu USD mà không được sử dụng hiệu quả.
Với những diễn biến tốc độ gia tăng lạm phát của Việt Nam trong 2 tháng vừa qua đã giảm, nhiều ý kiến trong nước đang đặt ra là đã đến thời điểm Việt Nam nên kích cầu chưa. Ý kiến của Đại sứ?
Để kích thích nền kinh tế trong nước nên tập trung vào các doanh nghiệp vừa và nhỏ vì đây mới là động lực chính của phát triển kinh tế quốc gia. Thông thường ở quốc gia nào cũng vậy, khối doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng là động lực lớn nhất cho phát triển nền kinh tế.
Trong năm vừa qua, Chính phủ Việt Nam đã có những nỗ lực lớn và đưa ra những biện pháp phù hợp và kịp thời giúp cho phát triển kinh tế. Con đường Việt Nam phải đi để duy trì đà tăng trưởng là tiếp tục cải cách, cũng giống như việc Việt Nam đã làm trong thời gian qua để giành được đà thắng lợi như hôm nay.