Để buôn lậu kéo dài, sẽ kỷ luật lãnh đạo địa phương
Tình hình buôn lậu, hàng giả trên cả nước vẫn diễn biến phức tạp
Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa có chỉ đạo đối với công tác đầu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.
Với tư cách là Trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả - Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia, Phó thủ tướng yêu cầu Bộ Công Thương và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo lực lượng quản lý thị trường các cấp mở đợt cao điểm đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại từ nay đến dịp Tết Nguyên đán Ất Mùi 2015.
Theo đó, Phó thủ tướng yêu cầu Bộ Công Thương, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo lực lượng quản lý thị trường các cấp tăng cường công tác kiểm tra để kịp thời phát hiện, ngăn chặn, triệt phá các đường dây, ổ nhóm vận chuyển hàng lậu, hoạt động gian lận thương mại và kinh doanh hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, tập trung các mặt hàng thuốc lá, phân bón, mũ bảo hiểm.
Đồng thời phối hợp với các lực lượng chức năng triệt phá các đường dây, ổ nhóm vận chuyển hàng lậu từ các tỉnh biên giới phía Bắc về Hà Nội, từ các tỉnh biên giới Tây Nam về Tp.HCM để phân phối, tiêu thụ; phối hợp với các cơ quan chức năng đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật để nhân dân thấy rõ tác hại buôn lậu và không tiếp tay, vận chuyển, mua bán hàng lậu; nhân rộng mô hình các hộ kinh doanh ký cam kết không kinh doanh hàng giả, hàng lậu, hàng kém chất lượng.
Đặc biệt, Phó thủ tướng chỉ thị, địa phương, địa bàn nào để xảy ra tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại và kinh doanh hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng phức tạp, kéo dài thì lãnh đạo địa phương và lực lượng quản lý thị trường phụ trách địa bàn đó phải chịu trách nhiệm và bị xử lý kỷ luật theo quy định.
Bên cạnh đó chủ động rà soát mô hình, tổ chức lực lượng quản lý thị trường, bố trí cán bộ, công chức có đủ năng lực, phẩm chất; quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, phương tiện hoạt động và bố trí lực lượng để lực lượng quản lý thị trường hoàn thành nhiệm vụ được giao. Tăng cường giáo công tác thanh tra, kiểm tra nội bộ để phòng, chống các biểu hiện tiêu cực.
Phó thủ tướng cũng giao Bộ Công Thương tiếp tục nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật nhằm khắc phục những bất cập, sơ hở, góp phần ngăn chặn tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.
Báo cáo của Bộ Công Thương cho biết, trong 8 tháng đầu năm 2014, lực lượng quản lý thị trường cả nước kiểm tra 119.651 vụ, xử lý 63.978 vụ vi phạm; xử phạt vi phạm hành chính 187,86 tỷ đồng; nộp ngân sách 258,8 tỷ đồng.
Tuy nhiên, theo cơ quan này, tình hình buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả trên cả nước vẫn diễn biến phức tạp và tác động xấu tới môi trường sản xuất kinh doanh. Tình trạng hàng giả, hàng lậu, hàng kém chất lượng, hàng không rõ nguồn gốc bày bán tràn lan, công khai tại các trung tâm thương mại, các chợ đầu mối bán buôn, các cửa hàng bán lẻ.
Với tư cách là Trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả - Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia, Phó thủ tướng yêu cầu Bộ Công Thương và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo lực lượng quản lý thị trường các cấp mở đợt cao điểm đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại từ nay đến dịp Tết Nguyên đán Ất Mùi 2015.
Theo đó, Phó thủ tướng yêu cầu Bộ Công Thương, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo lực lượng quản lý thị trường các cấp tăng cường công tác kiểm tra để kịp thời phát hiện, ngăn chặn, triệt phá các đường dây, ổ nhóm vận chuyển hàng lậu, hoạt động gian lận thương mại và kinh doanh hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, tập trung các mặt hàng thuốc lá, phân bón, mũ bảo hiểm.
Đồng thời phối hợp với các lực lượng chức năng triệt phá các đường dây, ổ nhóm vận chuyển hàng lậu từ các tỉnh biên giới phía Bắc về Hà Nội, từ các tỉnh biên giới Tây Nam về Tp.HCM để phân phối, tiêu thụ; phối hợp với các cơ quan chức năng đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật để nhân dân thấy rõ tác hại buôn lậu và không tiếp tay, vận chuyển, mua bán hàng lậu; nhân rộng mô hình các hộ kinh doanh ký cam kết không kinh doanh hàng giả, hàng lậu, hàng kém chất lượng.
Đặc biệt, Phó thủ tướng chỉ thị, địa phương, địa bàn nào để xảy ra tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại và kinh doanh hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng phức tạp, kéo dài thì lãnh đạo địa phương và lực lượng quản lý thị trường phụ trách địa bàn đó phải chịu trách nhiệm và bị xử lý kỷ luật theo quy định.
Bên cạnh đó chủ động rà soát mô hình, tổ chức lực lượng quản lý thị trường, bố trí cán bộ, công chức có đủ năng lực, phẩm chất; quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, phương tiện hoạt động và bố trí lực lượng để lực lượng quản lý thị trường hoàn thành nhiệm vụ được giao. Tăng cường giáo công tác thanh tra, kiểm tra nội bộ để phòng, chống các biểu hiện tiêu cực.
Phó thủ tướng cũng giao Bộ Công Thương tiếp tục nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật nhằm khắc phục những bất cập, sơ hở, góp phần ngăn chặn tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.
Báo cáo của Bộ Công Thương cho biết, trong 8 tháng đầu năm 2014, lực lượng quản lý thị trường cả nước kiểm tra 119.651 vụ, xử lý 63.978 vụ vi phạm; xử phạt vi phạm hành chính 187,86 tỷ đồng; nộp ngân sách 258,8 tỷ đồng.
Tuy nhiên, theo cơ quan này, tình hình buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả trên cả nước vẫn diễn biến phức tạp và tác động xấu tới môi trường sản xuất kinh doanh. Tình trạng hàng giả, hàng lậu, hàng kém chất lượng, hàng không rõ nguồn gốc bày bán tràn lan, công khai tại các trung tâm thương mại, các chợ đầu mối bán buôn, các cửa hàng bán lẻ.