Đề nghị không dự trữ quốc gia bằng tiền
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Dự trữ quốc gia
Nhiều “phản biện” của thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách Quốc hội về dự án Luật Dự trữ quốc gia đã nhận được sự đồng tình tại phiên thảo luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, sáng 11/4.
Theo tờ trình dự án luật này của Chính phủ, hoạt động dự trữ quốc gia mang tính đặc thù về mức độ khó khăn trong tác nghiệp, yêu cầu khẩn trương, có lúc gặp nguy hiểm, gần giống với hoạt động an ninh, quốc phòng, do đó cần phải có cơ chế quản lý thích ứng và đồng bộ từ tổ chức bộ máy, con người, phương thức thực hiện để bảo đảm sự điều hành, sử dụng nguồn lực dự trữ quốc gia của Nhà nước theo nguyên tắc tập trung, thống nhất, có hiệu lực và hiệu quả xã hội. Những vấn đề này cần phải được luật hóa.
Nhất trí với sự cần thiết phải ban hành luật, song nhiều ý kiến còn băn khoăn về những quy định cụ thể tại dự thảo. Trong đó có mặt hàng thuộc diện điều chỉnh trong dự trữ quốc gia.
Phạm vi hàng dự trữ quốc gia được quy định tại dự thảo Luật Dự trữ quốc gia bao gồm các loại vật tư, hàng hóa thiết yếu và tiền.
Đa số ý kiến trong thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách, cơ quan thẩm tra dự án luật đề nghị không nên quy định dự trữ quốc gia bằng tiền mà chỉ nên dự trữ bằng hàng hóa, vật tư thiết yếu.
Vì, mục tiêu của dự trữ quốc gia là nhằm phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh, bảo đảm quốc phòng, an ninh, ứng phó với tình huống đặc biệt nghiêm trọng.
Vì vậy, chỉ hàng hóa mới đáp ứng tính khẩn cấp, kịp thời và phù hợp với mục tiêu của dự trữ quốc gia, khó có thể sử dụng tiền để ứng cứu trong những tình huống này, Chủ nhiệm Phùng Quốc Hiển nhấn mạnh.
Một lý do nữa cũng được cơ quan thẩm tra nhấn mạnh là trong bối cảnh tiềm lực tài chính của Việt Nam còn hạn chế, việc quy định dự trữ quốc gia bằng tiền sẽ dẫn đến khó phát huy tối đa giá trị đồng tiền, lãng phí nguồn lực và phát sinh phức tạp trong quản lý, sử dụng.
Nếu đã dự trữ thì phải là ngoại tệ, dự trữ nội tệ là không hợp lý,ngân sách hạn hẹp, vẫn đi vay mà tự nhiên để một nguồn tiền ở đó là không hợp lý, Chủ nhiệm Hiển tiếp tục khẳng định quan điểm của cơ quan thẩm tra. Sau khi đại diện cơ quan soạn thảo vẫn “phân vân” về đề nghị không dự trữ bằng tiền.
"Tôi cũng không đồng ý là dự trữ bằng tiền", Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng phát biểu sau khi nghe ý kiến nhiều chiều.
Bên cạnh nội dung nói trên, một số ý kiến tại Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng băn khoăn rằng, danh mục hàng dự trữ quốc gia quá rộng và chung chung, có thể dẫn đến thiếu chặt chẽ, tùy tiện trong áp dụng.
Trước khi trình Quốc hội, dự án luật sẽ tiếp tục được tiếp thu, chỉnh sửa trên cơ sở ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Theo tờ trình dự án luật này của Chính phủ, hoạt động dự trữ quốc gia mang tính đặc thù về mức độ khó khăn trong tác nghiệp, yêu cầu khẩn trương, có lúc gặp nguy hiểm, gần giống với hoạt động an ninh, quốc phòng, do đó cần phải có cơ chế quản lý thích ứng và đồng bộ từ tổ chức bộ máy, con người, phương thức thực hiện để bảo đảm sự điều hành, sử dụng nguồn lực dự trữ quốc gia của Nhà nước theo nguyên tắc tập trung, thống nhất, có hiệu lực và hiệu quả xã hội. Những vấn đề này cần phải được luật hóa.
Nhất trí với sự cần thiết phải ban hành luật, song nhiều ý kiến còn băn khoăn về những quy định cụ thể tại dự thảo. Trong đó có mặt hàng thuộc diện điều chỉnh trong dự trữ quốc gia.
Phạm vi hàng dự trữ quốc gia được quy định tại dự thảo Luật Dự trữ quốc gia bao gồm các loại vật tư, hàng hóa thiết yếu và tiền.
Đa số ý kiến trong thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách, cơ quan thẩm tra dự án luật đề nghị không nên quy định dự trữ quốc gia bằng tiền mà chỉ nên dự trữ bằng hàng hóa, vật tư thiết yếu.
Vì, mục tiêu của dự trữ quốc gia là nhằm phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh, bảo đảm quốc phòng, an ninh, ứng phó với tình huống đặc biệt nghiêm trọng.
Vì vậy, chỉ hàng hóa mới đáp ứng tính khẩn cấp, kịp thời và phù hợp với mục tiêu của dự trữ quốc gia, khó có thể sử dụng tiền để ứng cứu trong những tình huống này, Chủ nhiệm Phùng Quốc Hiển nhấn mạnh.
Một lý do nữa cũng được cơ quan thẩm tra nhấn mạnh là trong bối cảnh tiềm lực tài chính của Việt Nam còn hạn chế, việc quy định dự trữ quốc gia bằng tiền sẽ dẫn đến khó phát huy tối đa giá trị đồng tiền, lãng phí nguồn lực và phát sinh phức tạp trong quản lý, sử dụng.
Nếu đã dự trữ thì phải là ngoại tệ, dự trữ nội tệ là không hợp lý,ngân sách hạn hẹp, vẫn đi vay mà tự nhiên để một nguồn tiền ở đó là không hợp lý, Chủ nhiệm Hiển tiếp tục khẳng định quan điểm của cơ quan thẩm tra. Sau khi đại diện cơ quan soạn thảo vẫn “phân vân” về đề nghị không dự trữ bằng tiền.
"Tôi cũng không đồng ý là dự trữ bằng tiền", Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng phát biểu sau khi nghe ý kiến nhiều chiều.
Bên cạnh nội dung nói trên, một số ý kiến tại Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng băn khoăn rằng, danh mục hàng dự trữ quốc gia quá rộng và chung chung, có thể dẫn đến thiếu chặt chẽ, tùy tiện trong áp dụng.
Trước khi trình Quốc hội, dự án luật sẽ tiếp tục được tiếp thu, chỉnh sửa trên cơ sở ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.