Đề xuất 732 nghìn tỷ đồng cho an sinh xã hội 2011-2020
Hội thảo “Tham vấn các nhà tài trợ về chiến lược an sinh xã hội thời kỳ 2011-2020” vừa được tổ chức
Mục tiêu của chính sách an sinh xã hội 2011 - 2020 là đảm bảo mọi người dân có mức sống trung bình, không rơi vào tình trạng bần cùng hóa, kể cả trong trường hợp rủi ro bất thường.
Ngày 21/1, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cùng Tổ chức Hợp tác kỹ thuật Đức (GTZ) tổ chức hội thảo “Tham vấn các nhà tài trợ về Chiến lược an sinh xã hội thời kỳ 2011-2020”.
Tại đây, Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Nguyễn Trọng Đàm, đồng thời là Trưởng ban Soạn thảo chiến lược an sinh xã hội cho biết, Bộ đang chủ trì 6 chiến lược thời kỳ 2011-2020, bao gồm: an sinh xã hội, việc làm, đào tạo nghề, bình đẳng giới, xóa đói giảm nghèo, bảo vệ trẻ em. Theo đó, đề xuất trong thời kỳ 2011-2015, tổng nguồn kinh phí cho an sinh xã hội là 732 nghìn tỷ đồng.
Nguồn lực huy động còn hạn chế
TS. Nguyễn Thị Lan Hương, Viện trưởng Viện Khoa học lao động và xã hội (ILSSA), Tổ trưởng Tổ thư ký Ban soạn thảo cho biết, trong 10 năm qua Việt Nam đã đạt được thành tựu to lớn về phát triển kinh tế, tốc độ tăng trưởng gần 8% năm. Tuy nhiên, hệ thống an sinh xã hội của Việt Nam chưa phát triển tương xứng, mức độ bao phủ và mức hưởng thấp, khả năng tiếp cận của nhiều nhóm đối tượng chưa cao.
Nguồn lực huy động thực hiện các chính sách an sinh xã hội còn hạn chế, chủ yếu dựa vào ngân sách của Nhà nước, năng lực tự vươn lên, tự an sinh của người dân còn thấp. Trong khi, hệ thống an sinh xã hội phi chính thức-một mạng lưới rất hữu hiệu đối với các nước đang phát triển thì ngày càng bị yếu đi.
Các chính sách thị trường lao động hiện hành còn bộc lộ nhiều hạn chế. Thị trường lao động phát triển chưa tương xứng với tăng trưởng kinh tế, chưa mang lại lợi ích đến với tất cả mọi người lao động. Một bộ phận lớn người lao động chưa được bảo vệ, nhất là ở khu vực phi chính thức và nông thôn.
Chiến lược đề ra 6 nhóm mục tiêu. Một là, tăng cường tính bình đẳng trong thị trường lao động, thông qua hỗ trợ đào tạo nghề cho người nghèo và các đối tượng dễ bị tổn thương. Mỗi năm đào tạo nghề cho 1,5 triệu người, trong đó có 1 triệu nông dân nông thôn.
Hai, phát triển hệ thống bảo hiểm xã hội tiên tiến, mở rộng phạm vi đối tượng tham gia. Tỷ lệ tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc trong giai đoạn 2011-2020 tăng bình quân 7,6%/năm, đến năm 2015 phải có 11,2 triệu người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Tỷ lệ tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện tăng bình quân 22-25%/năm, mục tiêu đến năm 2015 có 1,7 triệu người tham gia, đến năm 2020 có 4,6 triệu người tham gia.
Ba, tăng cường hiệu quả chăm sóc y tế công: đến năm 2014 phải đạt 100% dân số tham gia bảo hiểm y tế.
Bốn, phát triển hệ thống trợ giúp xã hội linh hoạt, ứng phó kịp thời với các biến cố, rủi ro. Mức chuẩn trợ cấp xã hội thời kỳ 2011-2015 phải bằng 60% mức sống tối thiểu; bảo đảm 100% người dân có thu nhập thấp hơn mức sống tối thiểu đều được hưởng trợ giúp xã hội.
Năm, thực hiện giảm nghèo bền vững, ngăn chặn gia tăng bất bình đẳng, chênh lệch thu nhập giữa nhóm 10% số người giàu nhất và nghèo nhất phải được giảm xuống dưới 10 lần.
Sáu, đảm bảo cho mọi người dân phải được tiếp cận với các dịch vụ xã hội: giáo dục, chăm sóc, y tế, nhà ở, nước sạch, điện, thông tin, trợ giúp pháp lý...
Nâng cao năng lực tự đối phó với đói nghèo
Bản dự thảo đề xuất, tổng nguồn kinh phí cho an sinh xã hội trong thời kỳ 2011-2015 là 732 nghìn tỷ đồng, trong đó ngân sách Nhà nước chi 365 nghìn tỷ đồng, chiếm gần 50%. Bình quân mỗi năm, ngân sách Nhà nước chi 73 nghìn tỷ đồng, chiếm 8,7% ngân sách Nhà nước, tương đương 2,8% GDP cho công tác an sinh xã hội.
Trong đó, hàng năm: chi cho chính sách thị trường lao động là 4,3 nghìn tỷ đồng; chi cho chính sách bảo hiểm xã hội là 38,7 nghìn tỷ đồng; chi cho chính sách trợ giúp xã hội là 22,9 nghìn tỷ đồng... Nguồn lực tài chính cần huy động ngoài ngân sách Nhà nước là 366,6 nghìn tỷ đồng trong 5 năm, khoản huy động này chủ yếu thông qua sự phát triển của hệ thống bảo hiểm xã hội bắt buộc, tự nguyện và bảo hiểm thất nghiệp.
Tại hội thảo, nhiều ý kiến cho rằng dự thảo chưa đề cập rõ là làm thế nào để an sinh xã hội ở Việt Nam trở thành hệ thống toàn dân. Rất nhiều khó khăn đặt ra: thể chế và nguồn lực để mở rộng phạm vi bao phủ. An sinh xã hội toàn dân cần phải thực hiện bằng nhiều giải pháp: bắt buộc, tự nguyện, bao cấp, hỗ trợ và tuyên truyền nâng cao nhận thức cho mọi người dân.
Hiện nay ở Việt Nam đang có nhiều sự chồng chéo giữa các chính sách, muốn an sinh xã hội hiệu quả thì phải tăng nguồn lực kinh phí cho chiến lược, đồng thời phải giảm nhanh tỷ lệ thất nghiệp, để giảm đối tượng trợ giúp xã hội.
Đại diện Ngân hàng Thế giới (WB) cho rằng, hệ thống an sinh xã hội phải có cơ sở đúng đắn, có tính đến các yếu tố: giới, trẻ em, văn hóa/dân tộc, tính bền vững. Đối tượng hưởng lợi trợ giúp xã hội là toàn bộ nhóm yếu thế, tại sao người tị nạn lại không ở trong nhóm này?
Đối tượng hưởng trợ giúp xã hội cần được phân tách thành hai nhóm: nhóm nghèo kinh niên và nhóm nghèo có thể hết nghèo. Hệ thống chính sách mới sẽ phải thay đổi như thế nào để đối phó với những rủi ro mới phát sinh? Đây là điểm yếu của dự thảo chiến lược.
“Cần phải chuyển từ mô hình nhà nước phúc lợi sang mô hình nhà nước xã hội. Tức là, tiến tới giảm trợ giúp, trợ cấp xã hội, chuyển dần sang nâng cao năng lực tự đối phó với đói nghèo, đối phó với thất nghiệp, đối phó với bệnh tật cho mọi người dân và các doanh nghiệp”, đại diện WB khuyến cáo.
Ngày 21/1, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cùng Tổ chức Hợp tác kỹ thuật Đức (GTZ) tổ chức hội thảo “Tham vấn các nhà tài trợ về Chiến lược an sinh xã hội thời kỳ 2011-2020”.
Tại đây, Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Nguyễn Trọng Đàm, đồng thời là Trưởng ban Soạn thảo chiến lược an sinh xã hội cho biết, Bộ đang chủ trì 6 chiến lược thời kỳ 2011-2020, bao gồm: an sinh xã hội, việc làm, đào tạo nghề, bình đẳng giới, xóa đói giảm nghèo, bảo vệ trẻ em. Theo đó, đề xuất trong thời kỳ 2011-2015, tổng nguồn kinh phí cho an sinh xã hội là 732 nghìn tỷ đồng.
Nguồn lực huy động còn hạn chế
TS. Nguyễn Thị Lan Hương, Viện trưởng Viện Khoa học lao động và xã hội (ILSSA), Tổ trưởng Tổ thư ký Ban soạn thảo cho biết, trong 10 năm qua Việt Nam đã đạt được thành tựu to lớn về phát triển kinh tế, tốc độ tăng trưởng gần 8% năm. Tuy nhiên, hệ thống an sinh xã hội của Việt Nam chưa phát triển tương xứng, mức độ bao phủ và mức hưởng thấp, khả năng tiếp cận của nhiều nhóm đối tượng chưa cao.
Nguồn lực huy động thực hiện các chính sách an sinh xã hội còn hạn chế, chủ yếu dựa vào ngân sách của Nhà nước, năng lực tự vươn lên, tự an sinh của người dân còn thấp. Trong khi, hệ thống an sinh xã hội phi chính thức-một mạng lưới rất hữu hiệu đối với các nước đang phát triển thì ngày càng bị yếu đi.
Các chính sách thị trường lao động hiện hành còn bộc lộ nhiều hạn chế. Thị trường lao động phát triển chưa tương xứng với tăng trưởng kinh tế, chưa mang lại lợi ích đến với tất cả mọi người lao động. Một bộ phận lớn người lao động chưa được bảo vệ, nhất là ở khu vực phi chính thức và nông thôn.
Chiến lược đề ra 6 nhóm mục tiêu. Một là, tăng cường tính bình đẳng trong thị trường lao động, thông qua hỗ trợ đào tạo nghề cho người nghèo và các đối tượng dễ bị tổn thương. Mỗi năm đào tạo nghề cho 1,5 triệu người, trong đó có 1 triệu nông dân nông thôn.
Hai, phát triển hệ thống bảo hiểm xã hội tiên tiến, mở rộng phạm vi đối tượng tham gia. Tỷ lệ tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc trong giai đoạn 2011-2020 tăng bình quân 7,6%/năm, đến năm 2015 phải có 11,2 triệu người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Tỷ lệ tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện tăng bình quân 22-25%/năm, mục tiêu đến năm 2015 có 1,7 triệu người tham gia, đến năm 2020 có 4,6 triệu người tham gia.
Ba, tăng cường hiệu quả chăm sóc y tế công: đến năm 2014 phải đạt 100% dân số tham gia bảo hiểm y tế.
Bốn, phát triển hệ thống trợ giúp xã hội linh hoạt, ứng phó kịp thời với các biến cố, rủi ro. Mức chuẩn trợ cấp xã hội thời kỳ 2011-2015 phải bằng 60% mức sống tối thiểu; bảo đảm 100% người dân có thu nhập thấp hơn mức sống tối thiểu đều được hưởng trợ giúp xã hội.
Năm, thực hiện giảm nghèo bền vững, ngăn chặn gia tăng bất bình đẳng, chênh lệch thu nhập giữa nhóm 10% số người giàu nhất và nghèo nhất phải được giảm xuống dưới 10 lần.
Sáu, đảm bảo cho mọi người dân phải được tiếp cận với các dịch vụ xã hội: giáo dục, chăm sóc, y tế, nhà ở, nước sạch, điện, thông tin, trợ giúp pháp lý...
Nâng cao năng lực tự đối phó với đói nghèo
Bản dự thảo đề xuất, tổng nguồn kinh phí cho an sinh xã hội trong thời kỳ 2011-2015 là 732 nghìn tỷ đồng, trong đó ngân sách Nhà nước chi 365 nghìn tỷ đồng, chiếm gần 50%. Bình quân mỗi năm, ngân sách Nhà nước chi 73 nghìn tỷ đồng, chiếm 8,7% ngân sách Nhà nước, tương đương 2,8% GDP cho công tác an sinh xã hội.
Trong đó, hàng năm: chi cho chính sách thị trường lao động là 4,3 nghìn tỷ đồng; chi cho chính sách bảo hiểm xã hội là 38,7 nghìn tỷ đồng; chi cho chính sách trợ giúp xã hội là 22,9 nghìn tỷ đồng... Nguồn lực tài chính cần huy động ngoài ngân sách Nhà nước là 366,6 nghìn tỷ đồng trong 5 năm, khoản huy động này chủ yếu thông qua sự phát triển của hệ thống bảo hiểm xã hội bắt buộc, tự nguyện và bảo hiểm thất nghiệp.
Tại hội thảo, nhiều ý kiến cho rằng dự thảo chưa đề cập rõ là làm thế nào để an sinh xã hội ở Việt Nam trở thành hệ thống toàn dân. Rất nhiều khó khăn đặt ra: thể chế và nguồn lực để mở rộng phạm vi bao phủ. An sinh xã hội toàn dân cần phải thực hiện bằng nhiều giải pháp: bắt buộc, tự nguyện, bao cấp, hỗ trợ và tuyên truyền nâng cao nhận thức cho mọi người dân.
Hiện nay ở Việt Nam đang có nhiều sự chồng chéo giữa các chính sách, muốn an sinh xã hội hiệu quả thì phải tăng nguồn lực kinh phí cho chiến lược, đồng thời phải giảm nhanh tỷ lệ thất nghiệp, để giảm đối tượng trợ giúp xã hội.
Đại diện Ngân hàng Thế giới (WB) cho rằng, hệ thống an sinh xã hội phải có cơ sở đúng đắn, có tính đến các yếu tố: giới, trẻ em, văn hóa/dân tộc, tính bền vững. Đối tượng hưởng lợi trợ giúp xã hội là toàn bộ nhóm yếu thế, tại sao người tị nạn lại không ở trong nhóm này?
Đối tượng hưởng trợ giúp xã hội cần được phân tách thành hai nhóm: nhóm nghèo kinh niên và nhóm nghèo có thể hết nghèo. Hệ thống chính sách mới sẽ phải thay đổi như thế nào để đối phó với những rủi ro mới phát sinh? Đây là điểm yếu của dự thảo chiến lược.
“Cần phải chuyển từ mô hình nhà nước phúc lợi sang mô hình nhà nước xã hội. Tức là, tiến tới giảm trợ giúp, trợ cấp xã hội, chuyển dần sang nâng cao năng lực tự đối phó với đói nghèo, đối phó với thất nghiệp, đối phó với bệnh tật cho mọi người dân và các doanh nghiệp”, đại diện WB khuyến cáo.