Đề xuất tính thuế nhà theo diện tích sử dụng
Bộ Xây dựng vừa đề xuất Chính phủ tính thuế nhà theo diện tích sử dụng thay cho cách chọn một mốc khởi điểm
Bộ Xây dựng vừa đề xuất Chính phủ tính thuế nhà theo diện tích sử dụng thay cho cách chọn một mốc khởi điểm.
Trong văn bản góp ý cho dự án Luật Thuế nhà, đất gửi Văn phòng Chính phủ, Bộ Xây dựng cho rằng, giá trị khởi điểm tính thuế đối với nhà ở trong dự luật (600 triệu đồng) là quá cao, sẽ có rất ít người phải nộp thuế, dẫn đến không đạt được mục tiêu tăng thu cho ngân sách.
Điều đó cũng có nghĩa là chỉ có một bước thuế lũy tiến nên không đảm bảo sự công bằng, không điều chỉnh được các hành vi đầu cơ, găm giữ nhà ở của các tổ chức, cá nhân và các chủ đầu tư kinh doanh bất động sản.
Theo bộ này, đối với nhà ở, việc xác định giá khởi điểm tính thuế bằng tiền là chưa hợp lý, bởi nếu xác định giá trị tính thuế bằng tiền sẽ không ổn định, thay đổi theo thời gian và khác nhau giữa các địa phương, dễ dẫn đến tùy tiện trong tính thuế.
Với lý do đó, Bộ đề xuất việc xác định giá tính thuế nhà ở cần theo diện tích trên cơ sở xác định hạn mức diện tích nhà ở tùy điều kiện thực tế của từng địa phương.
Theo Bộ Xây dựng, việc xác định giá tính thuế nhà ở theo diện tích sẽ dễ quản lý vì trong giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở đã ghi rõ diện tích nhà ở và cấp công trình, dễ xác định được thay đổi về diện tích của nhà ở, dễ tính mức lũy tiến, không thay đổi giá trị khởi điểm tính thuế khi có thay đổi về giá cả.
Ngoài ra, cơ quan này cũng đề nghị, bên cạnh quy định về hạn mức nhà ở cũng cần quy định cấp hạng nhà chịu thuế. Chẳng hạn, nhà ở cấp 4, nhà ở khu vực nông thôn thì không thuộc đối tượng nộp thuế.
Cũng theo bộ này, nếu theo dự luật thuế nhà đất, phần lớn nhà chung cư diện tích tầng 1, tầng hầm dùng làm dịch vụ công cộng sẽ không có người nộp thuế. Vì vậy, Bộ đề nghị giá tính thuế đất đối với nhà chung cư từ 6 tầng trở lên bằng tổng thuế đất phải nộp chia tổng diện tích sở hữu riêng trong nhà chung cư, không phân chia theo hệ số tầng cao nhằm đảm bảo công bằng và khuyến khích sử dụng đất có hiệu quả hơn.
Trong văn bản góp ý cho dự án Luật Thuế nhà, đất gửi Văn phòng Chính phủ, Bộ Xây dựng cho rằng, giá trị khởi điểm tính thuế đối với nhà ở trong dự luật (600 triệu đồng) là quá cao, sẽ có rất ít người phải nộp thuế, dẫn đến không đạt được mục tiêu tăng thu cho ngân sách.
Điều đó cũng có nghĩa là chỉ có một bước thuế lũy tiến nên không đảm bảo sự công bằng, không điều chỉnh được các hành vi đầu cơ, găm giữ nhà ở của các tổ chức, cá nhân và các chủ đầu tư kinh doanh bất động sản.
Theo bộ này, đối với nhà ở, việc xác định giá khởi điểm tính thuế bằng tiền là chưa hợp lý, bởi nếu xác định giá trị tính thuế bằng tiền sẽ không ổn định, thay đổi theo thời gian và khác nhau giữa các địa phương, dễ dẫn đến tùy tiện trong tính thuế.
Với lý do đó, Bộ đề xuất việc xác định giá tính thuế nhà ở cần theo diện tích trên cơ sở xác định hạn mức diện tích nhà ở tùy điều kiện thực tế của từng địa phương.
Theo Bộ Xây dựng, việc xác định giá tính thuế nhà ở theo diện tích sẽ dễ quản lý vì trong giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở đã ghi rõ diện tích nhà ở và cấp công trình, dễ xác định được thay đổi về diện tích của nhà ở, dễ tính mức lũy tiến, không thay đổi giá trị khởi điểm tính thuế khi có thay đổi về giá cả.
Ngoài ra, cơ quan này cũng đề nghị, bên cạnh quy định về hạn mức nhà ở cũng cần quy định cấp hạng nhà chịu thuế. Chẳng hạn, nhà ở cấp 4, nhà ở khu vực nông thôn thì không thuộc đối tượng nộp thuế.
Cũng theo bộ này, nếu theo dự luật thuế nhà đất, phần lớn nhà chung cư diện tích tầng 1, tầng hầm dùng làm dịch vụ công cộng sẽ không có người nộp thuế. Vì vậy, Bộ đề nghị giá tính thuế đất đối với nhà chung cư từ 6 tầng trở lên bằng tổng thuế đất phải nộp chia tổng diện tích sở hữu riêng trong nhà chung cư, không phân chia theo hệ số tầng cao nhằm đảm bảo công bằng và khuyến khích sử dụng đất có hiệu quả hơn.