Đề xuất trả lương tối thiểu theo giờ
Nhiều đại biểu Quốc hội cho rằng cần quy định theo hướng tăng cường hơn nữa vai trò của nhà nước với vấn đề tiền lương
Báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội sáng 15/12 về một số vấn đề lớn còn có ý kiến khác nhau về dự án Bộ luật Lao động (sửa đổi), cơ quan thẩm tra đề nghị cần tiếp thu và bổ sung thêm một số vấn đề về tiền lương và tiền lương tối thiểu.
Đó là quy định nhằm hỗ trợ người lao động, đại diện người lao động trong quá trình thương lượng, thỏa thuận về tiền lương thông qua việc định kỳ công bố các thông tin về thị trường lao động, mức tiền lương bình quân thực tế theo khu vực, ngành, nghề và tiếp tục cụ thể vai trò của tổ chức công đoàn trong việc hỗ trợ cho tập thể người lao động đối thoại, thương lượng về tiền lương.
Đồng thời, quy định cụ thể hơn địa vị pháp lý, chức năng, nhiệm vụ của hội đồng tiền lương quốc gia.
Theo Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội Trương Thị Mai, cần có quy định về tiền lương tối thiểu theo giờ để đáp ứng với sự linh hoạt của thị trường lao động, nhất là đối với loại hình lao động không trọn thời gian.
Lương tối thiểu theo giờ được tính trên cơ sở mức lương tối thiểu tháng và bao gồm đầy đủ các chi phí mà người lao động phải chi trả cho người lao động làm việc theo tháng (kể cả bảo hiểm xã hội, y tế, bảo hộ lao động, tiền lương nghỉ phép, tiền lương nghỉ lễ…).
Tiếp thu ý kiến đại biểu qua thảo luận tại kỳ họp thứ hai, cơ quan thẩm tra cũng đề nghị, cần quy định mức lương làm thêm giờ vào ban đêm tăng khoảng 20% so với luật hiện hành. Tức, các mức lương làm thêm giờ vào ban đêm vào ngày thường là 200%, ngày nghỉ hàng tuần 250% và 350% đối với ngày nghỉ có hưởng lương.
Cơ quan thẩm tra cũng cho rằng, cần bổ sung một số yếu tố làm cơ sở để công bố mức tiền lương tối thiểu như năng suất lao động, khả năng tăng trưởng kinh tế, các khoản trợ cấp an sinh xã hội và tương quan mức sống với các nhóm dân cư khác.
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý vẫn băn khoăn, nếu quy định cụ thể hơn thì đến mức độ nào, vì sắp tới sẽ có luật tiền lương tối thiểu.
Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Phạm Thị Hải Chuyền giải thích, về tiền lương, Bộ luật Lao động được xác định đây là luật gốc, còn cụ thể mức lương thế nào tới đây Luật Tiền lương tối thiểu sẽ quy định.
Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội Trương Thị Mai nói thêm, trong Bộ luật Lao động tiền lương tối thiểu chỉ quy định 3 điều: yếu tố nào quyết định, khi nào thì điều chỉnh và hội đồng tiền lương tối thiểu. Sau này có nghị định cụ thể hóa 3 điều này.
Thảo luận tại kỳ họp Quốc hội thứ hai vừa qua, nhiều đại biểu Quốc hội cũng cho rằng cần nghiên cứu để quy định theo hướng tăng cường hơn nữa vai trò của nhà nước với vấn đề tiền lương, các quy định về chế độ tiền lương, hình thức trả lương, hệ thống thang, bảng lương…
Đó là quy định nhằm hỗ trợ người lao động, đại diện người lao động trong quá trình thương lượng, thỏa thuận về tiền lương thông qua việc định kỳ công bố các thông tin về thị trường lao động, mức tiền lương bình quân thực tế theo khu vực, ngành, nghề và tiếp tục cụ thể vai trò của tổ chức công đoàn trong việc hỗ trợ cho tập thể người lao động đối thoại, thương lượng về tiền lương.
Đồng thời, quy định cụ thể hơn địa vị pháp lý, chức năng, nhiệm vụ của hội đồng tiền lương quốc gia.
Theo Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội Trương Thị Mai, cần có quy định về tiền lương tối thiểu theo giờ để đáp ứng với sự linh hoạt của thị trường lao động, nhất là đối với loại hình lao động không trọn thời gian.
Lương tối thiểu theo giờ được tính trên cơ sở mức lương tối thiểu tháng và bao gồm đầy đủ các chi phí mà người lao động phải chi trả cho người lao động làm việc theo tháng (kể cả bảo hiểm xã hội, y tế, bảo hộ lao động, tiền lương nghỉ phép, tiền lương nghỉ lễ…).
Tiếp thu ý kiến đại biểu qua thảo luận tại kỳ họp thứ hai, cơ quan thẩm tra cũng đề nghị, cần quy định mức lương làm thêm giờ vào ban đêm tăng khoảng 20% so với luật hiện hành. Tức, các mức lương làm thêm giờ vào ban đêm vào ngày thường là 200%, ngày nghỉ hàng tuần 250% và 350% đối với ngày nghỉ có hưởng lương.
Cơ quan thẩm tra cũng cho rằng, cần bổ sung một số yếu tố làm cơ sở để công bố mức tiền lương tối thiểu như năng suất lao động, khả năng tăng trưởng kinh tế, các khoản trợ cấp an sinh xã hội và tương quan mức sống với các nhóm dân cư khác.
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý vẫn băn khoăn, nếu quy định cụ thể hơn thì đến mức độ nào, vì sắp tới sẽ có luật tiền lương tối thiểu.
Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Phạm Thị Hải Chuyền giải thích, về tiền lương, Bộ luật Lao động được xác định đây là luật gốc, còn cụ thể mức lương thế nào tới đây Luật Tiền lương tối thiểu sẽ quy định.
Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội Trương Thị Mai nói thêm, trong Bộ luật Lao động tiền lương tối thiểu chỉ quy định 3 điều: yếu tố nào quyết định, khi nào thì điều chỉnh và hội đồng tiền lương tối thiểu. Sau này có nghị định cụ thể hóa 3 điều này.
Thảo luận tại kỳ họp Quốc hội thứ hai vừa qua, nhiều đại biểu Quốc hội cũng cho rằng cần nghiên cứu để quy định theo hướng tăng cường hơn nữa vai trò của nhà nước với vấn đề tiền lương, các quy định về chế độ tiền lương, hình thức trả lương, hệ thống thang, bảng lương…