Đến lượt Nhật cảnh báo Mỹ về nguy cơ vỡ nợ
Nhật Bản, quốc gia nắm giữ nhiều trái phiếu kho bạc Mỹ thứ nhì thế giới, đang lo ngại sâu sắc về khoản đầu tư của mình
Thị trường chứng khoán thế giới có thể sụt giảm mạnh và lãi suất dài hạn sẽ tăng, ảnh hưởng tiêu cực tới nền kinh tế toàn cầu, nếu các chính trị gia của Mỹ không đạt được thỏa thuận nâng trần nợ trước trung tuần tháng này. Đây là cảnh báo mà Phó thống đốc Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) Hiroshi Nakaso vừa đưa ra hôm nay (9/10).
Tin từ Reuters cho biết, cảnh báo từ Phó thống đốc BoJ được đưa ra chỉ 1 ngày sau khi Bộ trưởng Bộ Tài chính Nhật Taro Aso có cảnh báo tương tự. Đây là một tín hiệu cho thấy Nhật Bản, quốc gia nắm giữ nhiều trái phiếu kho bạc Mỹ thứ nhì thế giới, đang lo ngại sâu sắc về khoản đầu tư của mình. Tokyo hiện đang nắm khoảng 1,14 nghìn tỷ USD trái phiếu kho bạc do Washington phát hành.
Thế bế tắc chính trị đang tiếp tục giữ Chính phủ Mỹ trong tình trạng đóng cửa một phần. Ngoài ra, đến ngày 17/10, nợ công của Mỹ sẽ kịch trần và nếu trần nợ không được nâng, Washington sẽ lâm cảnh vỡ nợ chưa từng có tiền lệ.
Ông Nakaso nói rằng, thế bế tắc xung quanh vấn đề ngân sách và trần nợ của Mỹ là bất ổn lớn nhất hiện nay đối với nền kinh tế Mỹ và là một rủi ro đối với kinh tế toàn cầu. Theo vị Phó thống đốc BoJ, nếu không có bất ổn này, kinh tế Mỹ sẽ tăng trưởng tốt nhờ nhu cầu mạnh của khu vực tư nhân.
“Một giải pháp nhanh chóng cho vấn đề ngân sách Mỹ là quan trọng đối với nền kinh tế toàn cầu, bao gồm Nhật Bản”, ông Nakaso nói trong một sự kiện với sự tham gia của giới lãnh đạo doanh nghiệp Nhật.
Theo ông Nakaso, nếu trần nợ của Mỹ không được nâng trước hạn chót vào ngày 17/10, nước Mỹ có thể bị cắt giảm điểm tín nhiệm. “Nếu điều đó xảy ra, ảnh hưởng tiêu cực đối với nền kinh tế toàn cầu sẽ là rất lớn”, ông Nakaso nói và chỉ rõ, những ảnh hưởng này sẽ bao gồm sự sụt giảm của thị trường chứng khoán, gia tăng mạnh trong lãi suất dài hạn, và biến động mạnh tỷ giá các đồng tiền.
Vấn đề trần nợ và ngân sách của Mỹ đang khiến dư luận quốc tế quan ngại. Cách đây 2 ngày, chủ nợ lớn nhất của Mỹ là Trung Quốc đã chính thức lên tiếng cảnh báo Washington về nguy cơ vỡ nợ.
Thứ trưởng Bộ Tài chính Trung Quốc Zhu Guangyao ngày 7/10 cảnh báo rằng, thất bại của Mỹ trong việc nâng trần nợ sẽ có những ảnh hưởng trên phạm vi toàn cầu. Ông Zhu cũng nhấn mạnh việc Trung Quốc hiện là nước nắm giữ nhiều trái phiếu kho bạc Mỹ nhất thế giới. Trung Quốc hiện nắm 1,277 nghìn tỷ USD trái phiếu kho bạc Mỹ.
Hôm qua, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cắt giảm dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu lần thứ 6 liên tiếp trong vòng chưa đầy 2 năm, trong đó cảnh báo việc Mỹ vỡ nợ có thể gây ra những cú sốc mới cho kinh tế toàn cầu.
Cũng trong ngày 8/10, Bộ trưởng Bộ Tài chính Nhật Aso nói rằng, Nhật Bản phải đánh giá về tác động từ một vụ vỡ nợ có thể xảy ra ở Washington, cho dù nước Mỹ có khả năng tránh được một cuộc khủng hoảng tài khóa.
“Nhật Bản cần nhận thức được rằng, giá trị tuyệt đối của số nợ Mỹ mà Nhật đang nắm giữ sẽ giảm. Nếu vấn đề trần nợ tiếp tục xấu đi, nền kinh tế thế giới sẽ bị ảnh hưởng. Chúng tôi hy vọng nguy cơ này sẽ được giải quyết ngay, không trì hoãn”, ông Aso phát biểu.
Tin từ Reuters cho biết, cảnh báo từ Phó thống đốc BoJ được đưa ra chỉ 1 ngày sau khi Bộ trưởng Bộ Tài chính Nhật Taro Aso có cảnh báo tương tự. Đây là một tín hiệu cho thấy Nhật Bản, quốc gia nắm giữ nhiều trái phiếu kho bạc Mỹ thứ nhì thế giới, đang lo ngại sâu sắc về khoản đầu tư của mình. Tokyo hiện đang nắm khoảng 1,14 nghìn tỷ USD trái phiếu kho bạc do Washington phát hành.
Thế bế tắc chính trị đang tiếp tục giữ Chính phủ Mỹ trong tình trạng đóng cửa một phần. Ngoài ra, đến ngày 17/10, nợ công của Mỹ sẽ kịch trần và nếu trần nợ không được nâng, Washington sẽ lâm cảnh vỡ nợ chưa từng có tiền lệ.
Ông Nakaso nói rằng, thế bế tắc xung quanh vấn đề ngân sách và trần nợ của Mỹ là bất ổn lớn nhất hiện nay đối với nền kinh tế Mỹ và là một rủi ro đối với kinh tế toàn cầu. Theo vị Phó thống đốc BoJ, nếu không có bất ổn này, kinh tế Mỹ sẽ tăng trưởng tốt nhờ nhu cầu mạnh của khu vực tư nhân.
“Một giải pháp nhanh chóng cho vấn đề ngân sách Mỹ là quan trọng đối với nền kinh tế toàn cầu, bao gồm Nhật Bản”, ông Nakaso nói trong một sự kiện với sự tham gia của giới lãnh đạo doanh nghiệp Nhật.
Theo ông Nakaso, nếu trần nợ của Mỹ không được nâng trước hạn chót vào ngày 17/10, nước Mỹ có thể bị cắt giảm điểm tín nhiệm. “Nếu điều đó xảy ra, ảnh hưởng tiêu cực đối với nền kinh tế toàn cầu sẽ là rất lớn”, ông Nakaso nói và chỉ rõ, những ảnh hưởng này sẽ bao gồm sự sụt giảm của thị trường chứng khoán, gia tăng mạnh trong lãi suất dài hạn, và biến động mạnh tỷ giá các đồng tiền.
Vấn đề trần nợ và ngân sách của Mỹ đang khiến dư luận quốc tế quan ngại. Cách đây 2 ngày, chủ nợ lớn nhất của Mỹ là Trung Quốc đã chính thức lên tiếng cảnh báo Washington về nguy cơ vỡ nợ.
Thứ trưởng Bộ Tài chính Trung Quốc Zhu Guangyao ngày 7/10 cảnh báo rằng, thất bại của Mỹ trong việc nâng trần nợ sẽ có những ảnh hưởng trên phạm vi toàn cầu. Ông Zhu cũng nhấn mạnh việc Trung Quốc hiện là nước nắm giữ nhiều trái phiếu kho bạc Mỹ nhất thế giới. Trung Quốc hiện nắm 1,277 nghìn tỷ USD trái phiếu kho bạc Mỹ.
Hôm qua, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cắt giảm dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu lần thứ 6 liên tiếp trong vòng chưa đầy 2 năm, trong đó cảnh báo việc Mỹ vỡ nợ có thể gây ra những cú sốc mới cho kinh tế toàn cầu.
Cũng trong ngày 8/10, Bộ trưởng Bộ Tài chính Nhật Aso nói rằng, Nhật Bản phải đánh giá về tác động từ một vụ vỡ nợ có thể xảy ra ở Washington, cho dù nước Mỹ có khả năng tránh được một cuộc khủng hoảng tài khóa.
“Nhật Bản cần nhận thức được rằng, giá trị tuyệt đối của số nợ Mỹ mà Nhật đang nắm giữ sẽ giảm. Nếu vấn đề trần nợ tiếp tục xấu đi, nền kinh tế thế giới sẽ bị ảnh hưởng. Chúng tôi hy vọng nguy cơ này sẽ được giải quyết ngay, không trì hoãn”, ông Aso phát biểu.