Dịch Ebola ở Liberia đang lan chóng mặt
“Tốc độ lan truyền virus Ebola ở Liberia đã rất mạnh và số ca mắc mới đang tăng với tốc độ bùng nổ”
Liberia, quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất trong trận dịch Ebola đang hoành hành ở Tây Phi, có thể có thêm hàng nghìn ca nhiễm mới loại virus chết người này trong mấy tuần tới. Cảnh báo này vừa được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đưa ra hôm qua (8/9) trong bối cảnh virus Ebola lan rộng với tốc độ chóng mặt ở Libera.
Theo số liệu mới nhất mà hãng tin Reuters đưa ra, dịch Ebola đã khiến khoảng 2.100 người ở Guinea, Sierra Leone, Liberia và Nigeria thiệt mạng. Đây được ghi nhận là trận dịch Ebola tồi tệ nhất kể từ khi căn bệnh này được tìm ra vào năm 1976.
WHO cho rằng, sẽ mất khoảng 6-9 tháng để kiểm soát trận dịch và số người nhiễm Ebola có thể lên tới 20.000 người. Riêng ở Liberia, đã có 1.089 người chết vì Ebola, chiếm hơn một nửa số bệnh nhân chết vì căn bệnh này từ khi dịch Ebola được công bố ở Tây Phi hồi tháng 3.
“Tốc độ lan truyền virus Ebola ở Liberia đã rát mạnh và số ca mắc mới đang tăng với tốc độ bùng nổ”, WHO cho biết trong một tuyên bố. “Số ca nhiễm mới đang tăng nhanh hơn khả năng xử lý của các trung điều trị Ebola”.
Hiện 14 trong tổng số 15 khu vực hành chính của Liberia đã xác nhận có người nhiễm Ebola. Mỗi khi có một trung tâm điều trị Ebola mới được mở ra, ngay lập tức số bệnh nhân tìm tới để được điều trị đã đông nghẹt.
“Tại thủ đô Monrovia của Liberia, rất nhiều chiếc taxi chở cùng lúc cả gia đình, trong đó có một số người bị cho là đã nhiễm virus Ebola, chạy khắp thành phố để tìm chỗ điều trị. Nhưng trung tâm điều trị nào cũng hết chỗ”, tuyên bố của WHO viết.
Tại hạt Montserrado, nơi có thủ đô Monrovia và có dân số hơn 1 triệu người, một nhóm điều tra của WHO ước tính, nhu cầu số giường bệnh cần có ngay cho bệnh nhân lên tới 1.000 giường. “Xe ôm” và taxi đang trở thành một nguồn khiến tốc độ lan truyền virus Ebola ở Monrovia mạnh hơn.
Hôm qua, Tổng thư ký Liên hiệp quốc Ben Ki-moon đã kêu gọi Thủ tướng Anh David Cameron, Tổng thống Pháp Francois Hollande, Chủ tịch Cuba Raul Castro và Chủ tịch Hội đồng châu Âu (EC) Herman Van Rompuy tăng cường giúp đỡ Liên hiệp quốc trong cuộc chiến chống lại dịch Ebola ở Tây Phi.
WHO nói rằng, các đối tác hỗ trợ của tổ chức này phải tăng gấp 3-4 lần nỗ lực mới mong kiểm soát được trận dịch. Tổ chức này cảnh báo, các biện pháp chống dịch thông thường hiện nay không còn có tác dụng như mong muốn ở Liberia nữa.
Theo WHO, từ khi dịch Ebola bùng phát ở Liberia đến nay, đã có 152 nhân viên y tế nhiễm bệnh và 79 người đã chết vì loại virus này. Hôm qua, WHO nói rằng, một trong các bác sỹ của tổ chức này đang làm việc tại một trung tâm điều trị Ebola ở Sierra Leone đã có kết quả dương tính với Ebola. Đây là bác sỹ thứ hai của WHO bị nhiễm Ebola ở Tây Phi.
Mỹ hôm qua tuyên bố sẽ cử một bệnh viện lưu động 25 giường tới Liberia để hỗ trợ chăm sóc y tế cho các nhân viên y tế đang chống dịch Ebola tại đây. Trước đó, Anh tuyên bố sẽ cử chuyên gia quân sự và nhân đạo sang Sierra Leone để mở một trung tâm điều trị Ebola.
Giới doanh nghiệp ở Tây Phi cũng đã lên tiếng bày tỏ quan ngại về tình hình dịch bệnh. Giám đốc điều hành của 11 công ty trong khu vực, trong đó chủ yếu là các công ty khai mỏ nước ngoài, hôm qua cùng ra tuyên bố chung kêu gọi các nhà lãnh đạo thế giới đẩy mạnh cuộc chiến chống dịch. Các nhà lãnh đạo doanh nghiệp này cho rằng, dịch Ebola đang đe dọa ổn định ở Tây phi.
“Nếu không có sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế, tình hình của các nền kinh tế này, trong đó có nhiều nền kinh tế vừa mới ổn định trở lại sau hàng thập kỷ nội chiến, sẽ trở thành thảm họa”, tuyên bố có đoạn viết.
Theo số liệu mới nhất mà hãng tin Reuters đưa ra, dịch Ebola đã khiến khoảng 2.100 người ở Guinea, Sierra Leone, Liberia và Nigeria thiệt mạng. Đây được ghi nhận là trận dịch Ebola tồi tệ nhất kể từ khi căn bệnh này được tìm ra vào năm 1976.
WHO cho rằng, sẽ mất khoảng 6-9 tháng để kiểm soát trận dịch và số người nhiễm Ebola có thể lên tới 20.000 người. Riêng ở Liberia, đã có 1.089 người chết vì Ebola, chiếm hơn một nửa số bệnh nhân chết vì căn bệnh này từ khi dịch Ebola được công bố ở Tây Phi hồi tháng 3.
“Tốc độ lan truyền virus Ebola ở Liberia đã rát mạnh và số ca mắc mới đang tăng với tốc độ bùng nổ”, WHO cho biết trong một tuyên bố. “Số ca nhiễm mới đang tăng nhanh hơn khả năng xử lý của các trung điều trị Ebola”.
Hiện 14 trong tổng số 15 khu vực hành chính của Liberia đã xác nhận có người nhiễm Ebola. Mỗi khi có một trung tâm điều trị Ebola mới được mở ra, ngay lập tức số bệnh nhân tìm tới để được điều trị đã đông nghẹt.
“Tại thủ đô Monrovia của Liberia, rất nhiều chiếc taxi chở cùng lúc cả gia đình, trong đó có một số người bị cho là đã nhiễm virus Ebola, chạy khắp thành phố để tìm chỗ điều trị. Nhưng trung tâm điều trị nào cũng hết chỗ”, tuyên bố của WHO viết.
Tại hạt Montserrado, nơi có thủ đô Monrovia và có dân số hơn 1 triệu người, một nhóm điều tra của WHO ước tính, nhu cầu số giường bệnh cần có ngay cho bệnh nhân lên tới 1.000 giường. “Xe ôm” và taxi đang trở thành một nguồn khiến tốc độ lan truyền virus Ebola ở Monrovia mạnh hơn.
Hôm qua, Tổng thư ký Liên hiệp quốc Ben Ki-moon đã kêu gọi Thủ tướng Anh David Cameron, Tổng thống Pháp Francois Hollande, Chủ tịch Cuba Raul Castro và Chủ tịch Hội đồng châu Âu (EC) Herman Van Rompuy tăng cường giúp đỡ Liên hiệp quốc trong cuộc chiến chống lại dịch Ebola ở Tây Phi.
WHO nói rằng, các đối tác hỗ trợ của tổ chức này phải tăng gấp 3-4 lần nỗ lực mới mong kiểm soát được trận dịch. Tổ chức này cảnh báo, các biện pháp chống dịch thông thường hiện nay không còn có tác dụng như mong muốn ở Liberia nữa.
Theo WHO, từ khi dịch Ebola bùng phát ở Liberia đến nay, đã có 152 nhân viên y tế nhiễm bệnh và 79 người đã chết vì loại virus này. Hôm qua, WHO nói rằng, một trong các bác sỹ của tổ chức này đang làm việc tại một trung tâm điều trị Ebola ở Sierra Leone đã có kết quả dương tính với Ebola. Đây là bác sỹ thứ hai của WHO bị nhiễm Ebola ở Tây Phi.
Mỹ hôm qua tuyên bố sẽ cử một bệnh viện lưu động 25 giường tới Liberia để hỗ trợ chăm sóc y tế cho các nhân viên y tế đang chống dịch Ebola tại đây. Trước đó, Anh tuyên bố sẽ cử chuyên gia quân sự và nhân đạo sang Sierra Leone để mở một trung tâm điều trị Ebola.
Giới doanh nghiệp ở Tây Phi cũng đã lên tiếng bày tỏ quan ngại về tình hình dịch bệnh. Giám đốc điều hành của 11 công ty trong khu vực, trong đó chủ yếu là các công ty khai mỏ nước ngoài, hôm qua cùng ra tuyên bố chung kêu gọi các nhà lãnh đạo thế giới đẩy mạnh cuộc chiến chống dịch. Các nhà lãnh đạo doanh nghiệp này cho rằng, dịch Ebola đang đe dọa ổn định ở Tây phi.
“Nếu không có sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế, tình hình của các nền kinh tế này, trong đó có nhiều nền kinh tế vừa mới ổn định trở lại sau hàng thập kỷ nội chiến, sẽ trở thành thảm họa”, tuyên bố có đoạn viết.