Điểm tựa mới cho thị trường hàng hóa quốc tế
Lần đầu tiên trong vòng hai tuần qua, giá vàng kỳ hạn tháng 12 trên sàn Comex, New York tăng vượt qua ngưỡng 1.680 USD/ounce
Những tín hiệu mới cho thấy thêm sự quyết tâm của giới lãnh đạo châu Âu trong việc giải quyết vấn đề nợ công đang đeo bám khu vực này, cùng với khả năng Mỹ sẽ thực hiện kế hoạch nới lỏng định lượng 3 (QE3) sau khi đã tung ra QE2.5, có thể coi là những cái phao cứu sinh mới cho thị trường vàng, chứng khoán quốc tế.
Hôm qua (12/10), Chủ tịch Ủy ban Châu Âu (EC) José Manuel Barroso đã trình bày một loạt kế hoạch bao gồm việc thúc đẩy vực dậy các ngân hàng trong khu vực đồng Euro đang gặp khó khăn vì nợ nần, việc cung cấp khoản vay thứ 6 dành cho Hy Lạp và đẩy nhanh thời gian bắt đầu áp dụng quỹ giải cứu.
Ông Barroso đề nghị các ngân hàng lớn nhất ở châu Âu cần phải tăng vốn thêm hàng tỷ Euro để có thể ứng phó tốt hơn với những biến động của thị trường, đặc biệt là những ảnh hưởng có liên quan tới vấn đề nợ công đang leo thang ở châu lục cũng như khả năng suy thoái lần hai.
Chủ tịch EC cũng cho rằng, các nhà hoạch định chính sách ở châu lục này cần có những hành động ngay lập tức để giải quyết khủng hoảng nợ và các ngân hàng không đủ vốn không được chi trả cổ tức và tiến thưởng. Việc thúc đẩy niềm tin vào khu vực tài chính châu Âu có ý nghĩa quan trọng trong bối cảnh kinh tế đang có nhiều bất ổn như hiện nay, có thể vực dậy thị trường đi lên trở lại, khiến giới ngân hàng quyết tâm hơn giải cứu Hy Lạp và ngăn chặn đà lan rộng của cuộc khủng hoảng nợ nần.
Cũng trong ngày hôm qua, Chủ tịch nhóm bộ trưởng bộ tài chính khu vực đồng Euro, Jean-Claude Juncker, đã đề xuất 10 cách giải quyết khủng hoảng nợ khu vực, bao gồm cung cấp khoản cứu trợ tiếp theo dành cho Hy Lạp, xác định độ ổn định của khoản nợ dành cho Hy Lạp và những biện pháp khác có thể thực hiện;
Ông cho rằng, cần tiếp tục thực hiện nghiêm việc củng cố ngân sách thông qua áp dụng các hình phạt tự động đối với các quốc gia liên tục không đáp ứng được mục tiêu ngân sách, vạch ra lộ trình đối với việc tái cấp vốn cho các ngân hàng, áp thuế giao dịch tài chính.
Những biện pháp còn lại bao gồm thiết lập chương trình tăng trưởng cho những quốc gia đang gặp nhiều khó khăn; xây dựng các quy định thị trường tài chính chặt chẽ hơn, có biện pháp mới đối phó với các tổ chức định mức tín nhiệm và cần thiết lập một tổ chức kinh tế.
10 biện pháp do ông Juncker đưa ra một lần nữa cho thấy quyết tâm giải cứu Hy Lạp của các nhà lãnh đạo châu Âu. Trước đó một ngày, các quan chức Liên minh châu Âu và Quỹ Tiền tệ Quốc tế khẳng định sẽ cung cấp khoản cứu trợ trị giá 8 tỷ Euro dành cho quốc gia Nam Âu đang ngập đầu trong nợ nần này.
Trong một diễn biến khác, Quốc hội Slovakia quyết định sẽ bỏ phiếu lần hai về việc thông qua kế hoạch mở rộng Quỹ Bình ổn tài chính châu Âu, vốn dĩ đã được 16/17 nước thành viên Khu vực đồng tiền chung châu Âu thông qua. Vấn đề này cũng là một yếu tố quan trọng giúp các thị trường vàng và chứng khoán thế giới có cớ để đi lên trong phiên đêm qua.
Trên thị trường chứng khoán Mỹ, kết thúc ngày giao dịch 12/10, chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng 102,55 điểm, tương ứng 0,9%, lên 11.518,85 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 11,71 điểm, tương ứng 0,98%, lên 1.207,25 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite cũng tiến khá mạnh 21,7 điểm, tương ứng 0,84%, lên 2.604,73 điểm.
Tương tự, các sàn chứng khoán châu Âu cũng vọt tăng mạnh mẽ sau khi cho kết quả đan xen trong phiên giao dịch liền trước. Chỉ số FTSE 100 của Anh tiến 0,85% lên 5.441,80 điểm. Chỉ số DAX của Đức tăng 2,21% lên chốt ở 5.994,47 điểm. Chỉ số CAC 40 của Pháp cộng 2,42% lên 3.229,76 điểm.
Trên thị trường vàng, đóng cửa phiên giao dịch ngày 12/10, giá vàng giao tháng 12 trên sàn New York tăng 21,6 USD, tương đương 1,3%, lên 1.682 USD/ounce. Đây là lần đầu tiên trong vòng hai tuần qua, giá vàng kỳ hạn tháng 12 trên sàn Comex, New York tăng vượt qua ngưỡng 1.680 USD/ounce. Giá vàng giao ngay tại London tăng 0,8% lên 1.678 USD/ounce.
Các kim loại quý khác cũng tăng giá khá mạnh. Giá bạc giao tháng 12 tăng 2,5% lên 32,789 USD/ounce, đánh dấu chuỗi 3 ngày tăng mạnh nhất trong vòng 7 tuần. Bạch kim giao tháng 1/2012 tăng 2,4% lên 1.554,4 USD/ounce. Giá Palladium giao tháng 12 tăng 1,1% lên 611,1 USD/ounce.
Mặc dù thị trường dầu thô giảm nhẹ vào cuối phiên, nhưng những tín hiệu mới từ châu Âu cũng là một lực đỡ quan trọng giúp thị trường tránh được cảnh giảm sâu, trước tác động từ dự báo giảm nhu cầu tiêu thụ năng lượng của Cơ quan Năng lượng Quốc tế, cũng như những sức ép ngày càng tăng của khu vực tiền tệ.
Tuy nhiên, những diễn biến trên các thị trường vàng, dầu, chứng khoán quốc tế đêm qua còn xuất phát bởi khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) sẽ thực hiện kế hoạch nới lỏng định lượng thứ 3 (QE3) nhằm vực dậy nền kinh tế Mỹ đang tăng trưởng èo uột.
Trong biên bản cuộc họp ngày 20-21/09, FED công bố kế hoạch bán trái phiếu ngắn hạn và mua trái phiếu dài hạn, nhằm hạ thấp lãi suất mà không bơm thêm tiền vào nền kinh tế. Tuy nhiên, biên bản cuộc họp này cũng cho thấy rất có khả năng FED sẽ tiến hành chương trình mua trái phiếu thứ ba như giới đầu tư đã đồn đoán trước đó.
Hôm qua (12/10), Chủ tịch Ủy ban Châu Âu (EC) José Manuel Barroso đã trình bày một loạt kế hoạch bao gồm việc thúc đẩy vực dậy các ngân hàng trong khu vực đồng Euro đang gặp khó khăn vì nợ nần, việc cung cấp khoản vay thứ 6 dành cho Hy Lạp và đẩy nhanh thời gian bắt đầu áp dụng quỹ giải cứu.
Ông Barroso đề nghị các ngân hàng lớn nhất ở châu Âu cần phải tăng vốn thêm hàng tỷ Euro để có thể ứng phó tốt hơn với những biến động của thị trường, đặc biệt là những ảnh hưởng có liên quan tới vấn đề nợ công đang leo thang ở châu lục cũng như khả năng suy thoái lần hai.
Chủ tịch EC cũng cho rằng, các nhà hoạch định chính sách ở châu lục này cần có những hành động ngay lập tức để giải quyết khủng hoảng nợ và các ngân hàng không đủ vốn không được chi trả cổ tức và tiến thưởng. Việc thúc đẩy niềm tin vào khu vực tài chính châu Âu có ý nghĩa quan trọng trong bối cảnh kinh tế đang có nhiều bất ổn như hiện nay, có thể vực dậy thị trường đi lên trở lại, khiến giới ngân hàng quyết tâm hơn giải cứu Hy Lạp và ngăn chặn đà lan rộng của cuộc khủng hoảng nợ nần.
Cũng trong ngày hôm qua, Chủ tịch nhóm bộ trưởng bộ tài chính khu vực đồng Euro, Jean-Claude Juncker, đã đề xuất 10 cách giải quyết khủng hoảng nợ khu vực, bao gồm cung cấp khoản cứu trợ tiếp theo dành cho Hy Lạp, xác định độ ổn định của khoản nợ dành cho Hy Lạp và những biện pháp khác có thể thực hiện;
Ông cho rằng, cần tiếp tục thực hiện nghiêm việc củng cố ngân sách thông qua áp dụng các hình phạt tự động đối với các quốc gia liên tục không đáp ứng được mục tiêu ngân sách, vạch ra lộ trình đối với việc tái cấp vốn cho các ngân hàng, áp thuế giao dịch tài chính.
Những biện pháp còn lại bao gồm thiết lập chương trình tăng trưởng cho những quốc gia đang gặp nhiều khó khăn; xây dựng các quy định thị trường tài chính chặt chẽ hơn, có biện pháp mới đối phó với các tổ chức định mức tín nhiệm và cần thiết lập một tổ chức kinh tế.
10 biện pháp do ông Juncker đưa ra một lần nữa cho thấy quyết tâm giải cứu Hy Lạp của các nhà lãnh đạo châu Âu. Trước đó một ngày, các quan chức Liên minh châu Âu và Quỹ Tiền tệ Quốc tế khẳng định sẽ cung cấp khoản cứu trợ trị giá 8 tỷ Euro dành cho quốc gia Nam Âu đang ngập đầu trong nợ nần này.
Trong một diễn biến khác, Quốc hội Slovakia quyết định sẽ bỏ phiếu lần hai về việc thông qua kế hoạch mở rộng Quỹ Bình ổn tài chính châu Âu, vốn dĩ đã được 16/17 nước thành viên Khu vực đồng tiền chung châu Âu thông qua. Vấn đề này cũng là một yếu tố quan trọng giúp các thị trường vàng và chứng khoán thế giới có cớ để đi lên trong phiên đêm qua.
Trên thị trường chứng khoán Mỹ, kết thúc ngày giao dịch 12/10, chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng 102,55 điểm, tương ứng 0,9%, lên 11.518,85 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 11,71 điểm, tương ứng 0,98%, lên 1.207,25 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite cũng tiến khá mạnh 21,7 điểm, tương ứng 0,84%, lên 2.604,73 điểm.
Tương tự, các sàn chứng khoán châu Âu cũng vọt tăng mạnh mẽ sau khi cho kết quả đan xen trong phiên giao dịch liền trước. Chỉ số FTSE 100 của Anh tiến 0,85% lên 5.441,80 điểm. Chỉ số DAX của Đức tăng 2,21% lên chốt ở 5.994,47 điểm. Chỉ số CAC 40 của Pháp cộng 2,42% lên 3.229,76 điểm.
Trên thị trường vàng, đóng cửa phiên giao dịch ngày 12/10, giá vàng giao tháng 12 trên sàn New York tăng 21,6 USD, tương đương 1,3%, lên 1.682 USD/ounce. Đây là lần đầu tiên trong vòng hai tuần qua, giá vàng kỳ hạn tháng 12 trên sàn Comex, New York tăng vượt qua ngưỡng 1.680 USD/ounce. Giá vàng giao ngay tại London tăng 0,8% lên 1.678 USD/ounce.
Các kim loại quý khác cũng tăng giá khá mạnh. Giá bạc giao tháng 12 tăng 2,5% lên 32,789 USD/ounce, đánh dấu chuỗi 3 ngày tăng mạnh nhất trong vòng 7 tuần. Bạch kim giao tháng 1/2012 tăng 2,4% lên 1.554,4 USD/ounce. Giá Palladium giao tháng 12 tăng 1,1% lên 611,1 USD/ounce.
Mặc dù thị trường dầu thô giảm nhẹ vào cuối phiên, nhưng những tín hiệu mới từ châu Âu cũng là một lực đỡ quan trọng giúp thị trường tránh được cảnh giảm sâu, trước tác động từ dự báo giảm nhu cầu tiêu thụ năng lượng của Cơ quan Năng lượng Quốc tế, cũng như những sức ép ngày càng tăng của khu vực tiền tệ.
Tuy nhiên, những diễn biến trên các thị trường vàng, dầu, chứng khoán quốc tế đêm qua còn xuất phát bởi khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) sẽ thực hiện kế hoạch nới lỏng định lượng thứ 3 (QE3) nhằm vực dậy nền kinh tế Mỹ đang tăng trưởng èo uột.
Trong biên bản cuộc họp ngày 20-21/09, FED công bố kế hoạch bán trái phiếu ngắn hạn và mua trái phiếu dài hạn, nhằm hạ thấp lãi suất mà không bơm thêm tiền vào nền kinh tế. Tuy nhiên, biên bản cuộc họp này cũng cho thấy rất có khả năng FED sẽ tiến hành chương trình mua trái phiếu thứ ba như giới đầu tư đã đồn đoán trước đó.