Điều chỉnh tỷ giá: “Đợt này khác các đợt trước”
Giới chuyên môn bình luận về động thái điều chỉnh tỷ giá và hạ lãi suất của Ngân hàng Nhà nước
Ngày 28/6, tỷ giá bình quân liên ngân hàng tăng thêm 1%, từ 20.826 đồng/USD lên 21.246 đồng/USD, đồng thời trần lãi suất huy động giảm 0,5% xuống 7%/năm.
VnEconomy giới thiệu bình luận của đại diện quỹ Dragon Capital và Công ty Cổ phần Chứng khoán Tp.HCM (HSC) về động thái điều chỉnh tỷ giá và hạ lãi suất của Ngân hàng Nhà nước.
“Hiệu chỉnh 1% là phù hợp với xu hướng”
(TS. Lê Anh Tuấn, Giám đốc Nghiên cứu của Dragon Capital)
“Việc điều chỉnh tỷ giá đợt này khác với các đợt trước cách đây hơn hai năm. Các đợt trước là do thị trường buộc Ngân hàng Nhà nước phải hiệu chỉnh. Còn đợt này do Ngân hàng Nhà nước chủ động. Việc chủ động đã thể hiện động thái Ngân hàng Nhà nước chủ động bán USD cho các ngân hàng thương mại ở mức giá trần trong giai đoạn gần đây.
Một điểm đáng chú ý là trạng thái USD của các ngân hàng đang khá tốt. Tỷ giá liên ngân hàng giao dịch sát với trần trước khi Ngân hàng Nhà nước tuyên bố hiệu chỉnh 1% tỷ giá USD/VND.
Trong bối cảnh các đồng tiền ở khu vực kinh tế mới nổi đều có những hiệu chỉnh khá mạnh so với đồng USD, trong đó Bath Thái giảm hơn 10%, các đồng tiền khác giảm 4-10% so với USD, thì việc hiệu chỉnh 1% VND cũng phù hợp với xu
Liên quan đến quyết định giảm lãi suất, theo tôi, việc giảm lãi suất USD từ 2%/năm về 1,2%/năm đồng thời bù đắp những người nắm giữ USD bằng cách tăng giá 1% là một động thái khá nhịp nhàng. Việc giảm lãi suất USD để giảm động cơ nắm giữ USD và tăng giá trị VND sẽ bù đắp cho việc hiệu chỉnh tỷ giá 1%.
Quan trọng là sau khi hiệu chỉnh tỷ giá, Ngân hàng Nhà nước có thể kiểm soát được kỳ vọng của người dân vào tỷ giá mới, sau đó tỷ giá có thể giao dịch trong biên độ cho phép.
Về lạm phát, tôi kỳ vọng đến cuối năm sẽ khá thấp, việc giảm lãi suất tiền gửi về 7%/năm so với kỳ vọng lạm phát là khá hợp lý. Tôi nghĩ việc giảm lãi suất chính sách cần phải mạnh dạn hơn nữa. Có lẽ đây là thời điểm chúng ta nên quan tâm về tăng trưởng, chứ không phải thời điểm tập trung vào lạm phát”.
“Mong sẽ chấm dứt thời kỳ biến động mạnh của tỷ giá”
(Công ty Cổ phần Chứng khoán Tp.HCM - HSC)
“Thời gian điều chỉnh tỷ giá tham chiếu diễn ra vào sát thời hạn chót cho việc tất toán trạng thái vàng của các ngân hàng, và những điều này nhiều khả năng sẽ giúp ổn định thị trường ngoại hối, ít nhất là trước mắt.
Trên thị trường ngoại hối vào ngày 27/6, tỷ giá liên ngân hàng ở vào 21.223, cao hơn 0,11% so với trần tỷ giá mới. Trong khi đó tỷ giá tự do là 21.315, cao hơn 0,32% so với trần tỷ giá mới.
Và động thái giảm lãi suất có lẽ là dấu mốc chấm dứt chu kỳ giảm lãi suất hiện tại. Nhiều ngân hàng dồi dào thanh khoản nên nhu cầu huy động đã và đang giảm trong thời gian qua. Tuy nhiên, với tốc độ tăng CPI theo năm hiện ở vào 6,73% nên lãi suất huy động và lạm phát công bố hiện gần như bằng nhau.
Yêu cầu điều chỉnh tỷ giá xuất phát từ kim ngạch nhập khẩu vàng đã đạt cao trong vài tháng qua nhằm giúp các ngân hàng đóng trạng thái vàng đúng hạn vào cuối tháng 6. Điều này đã khiến tỷ giá biến động liên tục và mong rằng động thái điều chỉnh tỷ giá tham chiếu sẽ chấm dứt thời kỳ biến động mạnh của tỷ giá”.
VnEconomy giới thiệu bình luận của đại diện quỹ Dragon Capital và Công ty Cổ phần Chứng khoán Tp.HCM (HSC) về động thái điều chỉnh tỷ giá và hạ lãi suất của Ngân hàng Nhà nước.
“Hiệu chỉnh 1% là phù hợp với xu hướng”
(TS. Lê Anh Tuấn, Giám đốc Nghiên cứu của Dragon Capital)
“Việc điều chỉnh tỷ giá đợt này khác với các đợt trước cách đây hơn hai năm. Các đợt trước là do thị trường buộc Ngân hàng Nhà nước phải hiệu chỉnh. Còn đợt này do Ngân hàng Nhà nước chủ động. Việc chủ động đã thể hiện động thái Ngân hàng Nhà nước chủ động bán USD cho các ngân hàng thương mại ở mức giá trần trong giai đoạn gần đây.
Một điểm đáng chú ý là trạng thái USD của các ngân hàng đang khá tốt. Tỷ giá liên ngân hàng giao dịch sát với trần trước khi Ngân hàng Nhà nước tuyên bố hiệu chỉnh 1% tỷ giá USD/VND.
Trong bối cảnh các đồng tiền ở khu vực kinh tế mới nổi đều có những hiệu chỉnh khá mạnh so với đồng USD, trong đó Bath Thái giảm hơn 10%, các đồng tiền khác giảm 4-10% so với USD, thì việc hiệu chỉnh 1% VND cũng phù hợp với xu
Liên quan đến quyết định giảm lãi suất, theo tôi, việc giảm lãi suất USD từ 2%/năm về 1,2%/năm đồng thời bù đắp những người nắm giữ USD bằng cách tăng giá 1% là một động thái khá nhịp nhàng. Việc giảm lãi suất USD để giảm động cơ nắm giữ USD và tăng giá trị VND sẽ bù đắp cho việc hiệu chỉnh tỷ giá 1%.
Quan trọng là sau khi hiệu chỉnh tỷ giá, Ngân hàng Nhà nước có thể kiểm soát được kỳ vọng của người dân vào tỷ giá mới, sau đó tỷ giá có thể giao dịch trong biên độ cho phép.
Về lạm phát, tôi kỳ vọng đến cuối năm sẽ khá thấp, việc giảm lãi suất tiền gửi về 7%/năm so với kỳ vọng lạm phát là khá hợp lý. Tôi nghĩ việc giảm lãi suất chính sách cần phải mạnh dạn hơn nữa. Có lẽ đây là thời điểm chúng ta nên quan tâm về tăng trưởng, chứ không phải thời điểm tập trung vào lạm phát”.
“Mong sẽ chấm dứt thời kỳ biến động mạnh của tỷ giá”
(Công ty Cổ phần Chứng khoán Tp.HCM - HSC)
“Thời gian điều chỉnh tỷ giá tham chiếu diễn ra vào sát thời hạn chót cho việc tất toán trạng thái vàng của các ngân hàng, và những điều này nhiều khả năng sẽ giúp ổn định thị trường ngoại hối, ít nhất là trước mắt.
Trên thị trường ngoại hối vào ngày 27/6, tỷ giá liên ngân hàng ở vào 21.223, cao hơn 0,11% so với trần tỷ giá mới. Trong khi đó tỷ giá tự do là 21.315, cao hơn 0,32% so với trần tỷ giá mới.
Và động thái giảm lãi suất có lẽ là dấu mốc chấm dứt chu kỳ giảm lãi suất hiện tại. Nhiều ngân hàng dồi dào thanh khoản nên nhu cầu huy động đã và đang giảm trong thời gian qua. Tuy nhiên, với tốc độ tăng CPI theo năm hiện ở vào 6,73% nên lãi suất huy động và lạm phát công bố hiện gần như bằng nhau.
Yêu cầu điều chỉnh tỷ giá xuất phát từ kim ngạch nhập khẩu vàng đã đạt cao trong vài tháng qua nhằm giúp các ngân hàng đóng trạng thái vàng đúng hạn vào cuối tháng 6. Điều này đã khiến tỷ giá biến động liên tục và mong rằng động thái điều chỉnh tỷ giá tham chiếu sẽ chấm dứt thời kỳ biến động mạnh của tỷ giá”.