Điều gì xảy ra khi nhà mạng kinh doanh sự miễn phí?
“It’s me” gây bất ngờ với 3 không: không phí duy trì, không phí thay đổi avatar, không phí data
Khi Viettel cung cấp thử nghiệm ứng dụng avatar cuộc gọi có tên “It’s me”, nhiều người cho đây sẽ là một “bom tấn” mới để nhà mạng thu tiền khi dịch vụ này gây sốt trong giới trẻ.
Thế nhưng, lúc chính thức ra mắt, “It’s me” gây bất ngờ với 3 không: không phí duy trì, không phí thay đổi avatar, không phí data.
Chưa từng xuất hiện trên thị trường, tạo ra những yếu tố cảm xúc khi sử dụng và lan truyền mạnh trong cộng đồng mạng nhưng hoàn toàn miễn phí, có thể xem “It’s me” là một hiện tượng của làng di động.
Vậy tại sao Viettel không thu phí, trong bối cảnh tăng trưởng doanh thu đang ngày càng khó khăn hơn?
Lãnh đạo một công ty kinh doanh dịch vụ gia tăng trên mạng di động nhận xét: “Đó là một xu hướng mới - xây dựng cộng đồng lớn, hài lòng với dịch vụ trước và sau đó mới tìm cách khai thác doanh thu. Bên cạnh đó, tôi nghĩ rằng, Viettel muốn tạo ra sự khác biệt rõ ràng với các mạng di động khác bằng việc cung cấp dịch vụ độc đáo, chất lượng nhưng miễn phí”.
Triết lý kinh doanh “phục vụ tốt trước, lợi nhuận đến sau” thực ra cũng không xa lạ với Viettel. Khi mới bắt đầu kinh doanh dịch vụ di động, nhà mạng này đã thực hiện phủ sóng toàn quốc trước cả ở những vùng xa xôi hẻo lánh với phương châm “hạ tầng đi trước kinh doanh”.
Nhờ việc có được vùng phủ sóng rộng và tăng cường chất lượng dịch vụ nhanh chóng, nhà mạng quân đội cũng nhanh chóng có được cảm tình của khách hàng.
Còn hiện giờ, ở một ngã rẽ mới, thương hiệu này bắt đầu cung cấp dịch vụ miễn phí, tập trung làm hài lòng khách hàng trước để xây dựng cộng đồng rồi mới tính bài toán kinh doanh - bước đi tiếp theo của triết lý xây dựng hạ tầng trước đây.
Nhưng điều gì sẽ xảy ra sau khi Viettel “đánh ngoặt tay lái”? Điều chắc chắn là những nhà mạng lớn khác trên thị trường cũng phải tính đến phản ứng của người dùng.
Khi các dịch vụ thoại, SMS truyền thống ngày càng khó khác biệt và hấp dẫn người sử dụng thì những nhân tố kiểu “It’s me” sẽ là ưu thế cạnh tranh mới.
Một mạng di động được chú ý hay ưa chuộng có lẽ giờ không còn nằm ở giá rẻ hay khuyến mại nhiều phút gọi, tin nhắn, mà ở chỗ nó có những dịch vụ cá tính và khơi dậy cảm xúc hay không.
Cũng vì thế, người dùng có thể kỳ vọng ở một cuộc đua về những dịch vụ đặc biệt kiểu “It’s me” giữa các nhà mạng trong một tương lai gần.
Đại diện Viettel không bình luận nhiều về điều này. Ông Phùng Văn Cường, Phó tổng giám đốc Tổng công ty Viễn thông Viettel chỉ cho biết, “It’s me” là một bước tiến về công nghệ của Viettel, cho phép hiển thị cả hình ảnh, hình ảnh động, âm thanh... khi thực hiện và nhận cuộc gọi.
“Xu hướng của các dịch vụ giải trí trên di động hiện nay là đáp ứng hai yếu tố: sáng tạo và kết nối cộng đồng. Với đặc điểm sáng tạo và thể hiện cá tính, tôi tin rằng đây sẽ là một trào lưu mới đối với các bạn trẻ”, ông Cường nói.
Thế nhưng, lúc chính thức ra mắt, “It’s me” gây bất ngờ với 3 không: không phí duy trì, không phí thay đổi avatar, không phí data.
Chưa từng xuất hiện trên thị trường, tạo ra những yếu tố cảm xúc khi sử dụng và lan truyền mạnh trong cộng đồng mạng nhưng hoàn toàn miễn phí, có thể xem “It’s me” là một hiện tượng của làng di động.
Vậy tại sao Viettel không thu phí, trong bối cảnh tăng trưởng doanh thu đang ngày càng khó khăn hơn?
Lãnh đạo một công ty kinh doanh dịch vụ gia tăng trên mạng di động nhận xét: “Đó là một xu hướng mới - xây dựng cộng đồng lớn, hài lòng với dịch vụ trước và sau đó mới tìm cách khai thác doanh thu. Bên cạnh đó, tôi nghĩ rằng, Viettel muốn tạo ra sự khác biệt rõ ràng với các mạng di động khác bằng việc cung cấp dịch vụ độc đáo, chất lượng nhưng miễn phí”.
Triết lý kinh doanh “phục vụ tốt trước, lợi nhuận đến sau” thực ra cũng không xa lạ với Viettel. Khi mới bắt đầu kinh doanh dịch vụ di động, nhà mạng này đã thực hiện phủ sóng toàn quốc trước cả ở những vùng xa xôi hẻo lánh với phương châm “hạ tầng đi trước kinh doanh”.
Nhờ việc có được vùng phủ sóng rộng và tăng cường chất lượng dịch vụ nhanh chóng, nhà mạng quân đội cũng nhanh chóng có được cảm tình của khách hàng.
Còn hiện giờ, ở một ngã rẽ mới, thương hiệu này bắt đầu cung cấp dịch vụ miễn phí, tập trung làm hài lòng khách hàng trước để xây dựng cộng đồng rồi mới tính bài toán kinh doanh - bước đi tiếp theo của triết lý xây dựng hạ tầng trước đây.
Nhưng điều gì sẽ xảy ra sau khi Viettel “đánh ngoặt tay lái”? Điều chắc chắn là những nhà mạng lớn khác trên thị trường cũng phải tính đến phản ứng của người dùng.
Khi các dịch vụ thoại, SMS truyền thống ngày càng khó khác biệt và hấp dẫn người sử dụng thì những nhân tố kiểu “It’s me” sẽ là ưu thế cạnh tranh mới.
Một mạng di động được chú ý hay ưa chuộng có lẽ giờ không còn nằm ở giá rẻ hay khuyến mại nhiều phút gọi, tin nhắn, mà ở chỗ nó có những dịch vụ cá tính và khơi dậy cảm xúc hay không.
Cũng vì thế, người dùng có thể kỳ vọng ở một cuộc đua về những dịch vụ đặc biệt kiểu “It’s me” giữa các nhà mạng trong một tương lai gần.
Đại diện Viettel không bình luận nhiều về điều này. Ông Phùng Văn Cường, Phó tổng giám đốc Tổng công ty Viễn thông Viettel chỉ cho biết, “It’s me” là một bước tiến về công nghệ của Viettel, cho phép hiển thị cả hình ảnh, hình ảnh động, âm thanh... khi thực hiện và nhận cuộc gọi.
“Xu hướng của các dịch vụ giải trí trên di động hiện nay là đáp ứng hai yếu tố: sáng tạo và kết nối cộng đồng. Với đặc điểm sáng tạo và thể hiện cá tính, tôi tin rằng đây sẽ là một trào lưu mới đối với các bạn trẻ”, ông Cường nói.