“Dính” hàng giả, eBay “điêu đứng”
Một tòa án ở Paris (Pháp) vừa ra phán quyết buộc mạng bán đấu giá eBay phải bồi thường 63 triệu USD cho hãng LVMH
Một tòa án ở Paris (Pháp) vừa ra phán quyết buộc mạng bán đấu giá eBay phải bồi thường 63 triệu USD cho hãng LVMH.
Lý do cho phán quyết nói trên là eBay đã cho phép việc bán nhiều sản phẩm hàng giả nhái sản phẩm của thương hiệu hạng sang này, đặc biệt là các sản phẩm túi xách hiệu Louis Vuitton.
Trước khi có phán quyết này, LVMH đã kiện eBay, cho rằng eBay không có những biện pháp thích hợp để kiểm duyệt và ngăn chặn các mặt hàng nhái túi xách Louis Vuitton được bán đấu giá trên mạng thương mại trực tuyến nổi tiếng này.
Ngoài việc “khép tội” eBay có thái độ “xao nhãng một cách đáng trách” trong vấn đề này, tòa án nói trên cho phép các thương hiệu khác của LVMH bao gồm Dior, Guerlain, Givenchy và Kenzo được nhận tổng số tiền phạt gần 20 triệu USD vì các sản phẩm nước hoa thật của các thương hiệu này bị bán bất hợp pháp, không tuân thủ các quy định về nhà phân phối được ủy quyền.
Phán quyết nói trên được đưa ra chỉ chưa đầy 1 tháng sau khi một tòa án khác cũng ở Paris buộc eBay phải trả 30.000 USD cho hãng thời trang quý tộc Hermè s sau khi các sản phẩm hàng nhái túi xách của hãng này được rao bán trên eBay.
Mặc dù cho tới thời điểm này, phần lớn những vụ kiện kiểu như trên chỉ diễn ra tại Pháp, không ít công ty trên khắp thế giới đã nghiên cứu kỹ phán quyết của các tòa án Pháp nhằm tìm ra cách hiệu quả hơn ngăn chặn tình trạng thua lỗ do hàng giả, hàng nhái trôi nổi trên mạng gây ra cho họ.
Mặt khác, các phán quyết đối với eBay mà các tòa án Pháp đưa ra rất có thể trở thành tiền lệ quan trọng cho các tòa án khác trên thế giới xem xét các vụ kiện tương tự.
Nhiều hãng kinh doanh hàng cao cấp như Tiffany and Co., ở Mỹ đã từng nộp đơn kiện về việc hàng giả hoặc hàng phân phối bất hợp pháp được bán trên mạng đã khiến ngành công nghiệp này thiệt hại mỗi năm 30 tỷ USD. Trong khi đó, hãng mỹ phẩm L'Oréal cũng đã phát đơn kiện eBay vì cho phép bán các sản phẩm nước hoa của hãng trên trang web này.
Không có gì đáng ngạc nhiên, eBay ngay lập tức đã nộp đơn kháng án phán quyết của tòa án Paris. Công ty có trụ sở tại San Jose, bang California này lập luận rằng họ chi 20 tỷ USD mỗi năm để “truy nã” các sản phẩm nhái được đưa lên mạng bởi một phần rất thiểu số trong tổng số 84 triệu người sử dụng eBay tại 39 quốc gia trên thế giới, và rằng, điều này đã là bằng chứng cho thấy eBay thực sự có ý thức chống lại hàng nhái, giả.
Tuy nhiên, LVMH bác lại rằng, những nỗ lực như vậy là chưa đủ. “Đại gia” hàng hiệu này đã tự tổ chức một cuộc điều tra vào năm 2006 và phát hiện thấy 90% các sản phẩm hàng hiệu Louis Vuitton và Dior được bán đấu giá trên eBay là hàng giả.
Phản ứng lại, eBay cho ra một tuyên bố cho rằng những vụ kiện do các hãng hàng hiệu khởi xướng chủ yếu liên quan đến vấn đề kiểm soát chặt giá cả và phân phối chứ không hẳn xuất phát từ nguyên nhân họ lo ngại vấn đề vi phạm bản quyền.
“Vụ kiện này là một nỗ lực của LVMH nhằm bảo vệ những hoạt động thương mại phi cạnh tranh mà người chịu thiệt hại chính là người tiêu dùng và đời sống của những người bán hàng hợp pháp mà eBay cho phép được bán đấu giá hàng ngày. Chúng tôi sẽ thay mặt những người này để chống lại phán quyết của tòa án”, bản tuyên bố khẳng định.
Vấn đề mà eBay đang phải đối mặt là một “cuộc chiến” diễn ra ở Pháp, nơi những quy tắc có liên quan tới world wide web rất mang tính địa phương. Chẳng hạn, vào cuối thập niên 1990, các quan tòa ở Pháp bắt đầu đưa ra quy định rằng các nhà cung cấp dịch vụ Internet ở nước này phải chịu trách nhiệm về mặt pháp luật và tài chính đối với những nội dung có thể bị phản đối được xuất bản trên các website mà họ cung cấp dịch vụ. Đây thường là những vụ kiện do các nhân vật nổi tiếng phát đơn sau khi phát hiện thấy những tấm ảnh họ bị cánh săn ảnh chụp ngoài ý muốn và bị tung lên mạng bởi những tay quản trị web giấu tên.
Và vào năm 2000, các tòa án Paris đã buộc Yahoo phải tuân thủ một đạo luật quốc gia cấm việc bán những vật dụng có liên quan đến tội ác của Đức Quốc xã bằng cách chặn không cho người sử dụng Internet ở Pháp được truy cập vào các website có bán đấu giá những mặt hàng như thế này.
Nhưng nếu những luật sư lắm tài của nước Pháp khuấy động tranh cãi thông qua con đường chiến đấu với “sức nặng ngàn cân” của thế giới mạng - tấn công vào khoảng 10 triệu người sử dụng Internet ở Pháp vẫn thường download bất hợp pháp các bản nhạc và đoạn phim được bảo vệ bản quyền - họ có thể có được một trận chiến lớn hơn.
Tuần trước, Chính phủ Pháp đã giới thiệu một dự thảo luật đề xuất “những phản ứng từ từ” đối với hoạt động download bất hợp pháp đang tăng cao và sẽ phạt 7.500 USD trong mỗi vụ nếu người sử dụng tiếp tục vi phạm. Những đề xuất mới này sẽ thay thế đạo luật hiện nay theo đó hình phạt tối đa đối với loại hình vi phạm này có thể lên tới 500.000 USD và 3 năm ngồi tù. Các tổ chức giải trí đã phản đối và cho rằng đạo luật hiện tại quá khắc nghiệt để có thể áp dụng đối với cái mà họ gọi là “vi phạm bản quyền diện rộng”.
Nhưng chưa chắc giải pháp mới sẽ có hiệu quả hơn so với những quy định cũ trong việc ngăn chặn “cơn khát” của cả thế giới trong cuộc săn lùng những thứ rẻ và miễn phí mà Internet có thể mang lại.
(Theo Time)
Lý do cho phán quyết nói trên là eBay đã cho phép việc bán nhiều sản phẩm hàng giả nhái sản phẩm của thương hiệu hạng sang này, đặc biệt là các sản phẩm túi xách hiệu Louis Vuitton.
Trước khi có phán quyết này, LVMH đã kiện eBay, cho rằng eBay không có những biện pháp thích hợp để kiểm duyệt và ngăn chặn các mặt hàng nhái túi xách Louis Vuitton được bán đấu giá trên mạng thương mại trực tuyến nổi tiếng này.
Ngoài việc “khép tội” eBay có thái độ “xao nhãng một cách đáng trách” trong vấn đề này, tòa án nói trên cho phép các thương hiệu khác của LVMH bao gồm Dior, Guerlain, Givenchy và Kenzo được nhận tổng số tiền phạt gần 20 triệu USD vì các sản phẩm nước hoa thật của các thương hiệu này bị bán bất hợp pháp, không tuân thủ các quy định về nhà phân phối được ủy quyền.
Phán quyết nói trên được đưa ra chỉ chưa đầy 1 tháng sau khi một tòa án khác cũng ở Paris buộc eBay phải trả 30.000 USD cho hãng thời trang quý tộc Hermè s sau khi các sản phẩm hàng nhái túi xách của hãng này được rao bán trên eBay.
Mặc dù cho tới thời điểm này, phần lớn những vụ kiện kiểu như trên chỉ diễn ra tại Pháp, không ít công ty trên khắp thế giới đã nghiên cứu kỹ phán quyết của các tòa án Pháp nhằm tìm ra cách hiệu quả hơn ngăn chặn tình trạng thua lỗ do hàng giả, hàng nhái trôi nổi trên mạng gây ra cho họ.
Mặt khác, các phán quyết đối với eBay mà các tòa án Pháp đưa ra rất có thể trở thành tiền lệ quan trọng cho các tòa án khác trên thế giới xem xét các vụ kiện tương tự.
Nhiều hãng kinh doanh hàng cao cấp như Tiffany and Co., ở Mỹ đã từng nộp đơn kiện về việc hàng giả hoặc hàng phân phối bất hợp pháp được bán trên mạng đã khiến ngành công nghiệp này thiệt hại mỗi năm 30 tỷ USD. Trong khi đó, hãng mỹ phẩm L'Oréal cũng đã phát đơn kiện eBay vì cho phép bán các sản phẩm nước hoa của hãng trên trang web này.
Không có gì đáng ngạc nhiên, eBay ngay lập tức đã nộp đơn kháng án phán quyết của tòa án Paris. Công ty có trụ sở tại San Jose, bang California này lập luận rằng họ chi 20 tỷ USD mỗi năm để “truy nã” các sản phẩm nhái được đưa lên mạng bởi một phần rất thiểu số trong tổng số 84 triệu người sử dụng eBay tại 39 quốc gia trên thế giới, và rằng, điều này đã là bằng chứng cho thấy eBay thực sự có ý thức chống lại hàng nhái, giả.
Tuy nhiên, LVMH bác lại rằng, những nỗ lực như vậy là chưa đủ. “Đại gia” hàng hiệu này đã tự tổ chức một cuộc điều tra vào năm 2006 và phát hiện thấy 90% các sản phẩm hàng hiệu Louis Vuitton và Dior được bán đấu giá trên eBay là hàng giả.
Phản ứng lại, eBay cho ra một tuyên bố cho rằng những vụ kiện do các hãng hàng hiệu khởi xướng chủ yếu liên quan đến vấn đề kiểm soát chặt giá cả và phân phối chứ không hẳn xuất phát từ nguyên nhân họ lo ngại vấn đề vi phạm bản quyền.
“Vụ kiện này là một nỗ lực của LVMH nhằm bảo vệ những hoạt động thương mại phi cạnh tranh mà người chịu thiệt hại chính là người tiêu dùng và đời sống của những người bán hàng hợp pháp mà eBay cho phép được bán đấu giá hàng ngày. Chúng tôi sẽ thay mặt những người này để chống lại phán quyết của tòa án”, bản tuyên bố khẳng định.
Vấn đề mà eBay đang phải đối mặt là một “cuộc chiến” diễn ra ở Pháp, nơi những quy tắc có liên quan tới world wide web rất mang tính địa phương. Chẳng hạn, vào cuối thập niên 1990, các quan tòa ở Pháp bắt đầu đưa ra quy định rằng các nhà cung cấp dịch vụ Internet ở nước này phải chịu trách nhiệm về mặt pháp luật và tài chính đối với những nội dung có thể bị phản đối được xuất bản trên các website mà họ cung cấp dịch vụ. Đây thường là những vụ kiện do các nhân vật nổi tiếng phát đơn sau khi phát hiện thấy những tấm ảnh họ bị cánh săn ảnh chụp ngoài ý muốn và bị tung lên mạng bởi những tay quản trị web giấu tên.
Và vào năm 2000, các tòa án Paris đã buộc Yahoo phải tuân thủ một đạo luật quốc gia cấm việc bán những vật dụng có liên quan đến tội ác của Đức Quốc xã bằng cách chặn không cho người sử dụng Internet ở Pháp được truy cập vào các website có bán đấu giá những mặt hàng như thế này.
Nhưng nếu những luật sư lắm tài của nước Pháp khuấy động tranh cãi thông qua con đường chiến đấu với “sức nặng ngàn cân” của thế giới mạng - tấn công vào khoảng 10 triệu người sử dụng Internet ở Pháp vẫn thường download bất hợp pháp các bản nhạc và đoạn phim được bảo vệ bản quyền - họ có thể có được một trận chiến lớn hơn.
Tuần trước, Chính phủ Pháp đã giới thiệu một dự thảo luật đề xuất “những phản ứng từ từ” đối với hoạt động download bất hợp pháp đang tăng cao và sẽ phạt 7.500 USD trong mỗi vụ nếu người sử dụng tiếp tục vi phạm. Những đề xuất mới này sẽ thay thế đạo luật hiện nay theo đó hình phạt tối đa đối với loại hình vi phạm này có thể lên tới 500.000 USD và 3 năm ngồi tù. Các tổ chức giải trí đã phản đối và cho rằng đạo luật hiện tại quá khắc nghiệt để có thể áp dụng đối với cái mà họ gọi là “vi phạm bản quyền diện rộng”.
Nhưng chưa chắc giải pháp mới sẽ có hiệu quả hơn so với những quy định cũ trong việc ngăn chặn “cơn khát” của cả thế giới trong cuộc săn lùng những thứ rẻ và miễn phí mà Internet có thể mang lại.
(Theo Time)