DMC chuẩn bị cho những bước đột phá mới
Trao đổi Ông Bùi Ngọc Quang, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Dung dịch khoan và Hóa phẩm dầu khí nhân dịp công ty sắp niêm yết
Ngày 15/11/2007, Công ty Cổ phần Dung dịch khoan và Hóa phẩm dầu khí (DMC) sẽ chính thức đưa 12 triệu cổ phiếu lên niêm yết tại sàn Hà Nội (mã chứng khoán là PVC).
Tuy nhiên, với số lượng cổ phiếu có khả năng chuyển nhượng quá ít, DMC đang lên kế hoạch bán bớt cổ phần Nhà nước tại doanh nghiệp để tạo tính thanh khoản cho cổ phiếu PVC cũng như có thêm nguồn vốn thực hiện kế hoạch phát triển đột phá trong những năm tới.
Với cơ cấu sở hữu của Nhà nước (cụ thể là Tập đoàn dầu khí Việt Nam) chiếm tới 82,5%, Công ty rất khó khăn trong việc thu hút được vốn đầu tư từ bên ngoài, đặc biệt là từ những nhà đầu tư nước ngoài. Vậy công ty có kế hoạch bán bớt cổ phần Nhà nước để giảm tỷ lệ sở hữu hay không?
Việc bán bớt phần vốn Nhà nước tại DMC nằm trong lộ trình giảm vốn Nhà nước và tăng vốn điều lệ của Công ty Cổ phần DMC. Hiện nay, DMC đã hoàn tất hồ sơ bán bớt phần vốn Nhà nước tại DMC và sẽ tiến hành bán đấu giá ngay khi được chấp thuận.
Trong thời gian tới, để thực hiện chiến lược tăng tốc phát triển giai đoạn 2007-2010, công ty sẽ mở rộng lĩnh vực hoạt động và đầu tư phát triển nhiều sản phẩm và dịch vụ mới. Do đó, công ty cần huy động một lượng vốn lớn.
Ngoài việc huy động vốn vay, công ty sẽ thực hiện tăng vốn điều lệ - phát hành cổ phiếu để thực hiện các dự án đầu tư. Dự kiến, lộ trình tăng vốn điều lệ trong 3 năm tới như sau: năm 2008 là 200 tỷ đồng, tăng lên 300 tỷ đồng vào năm 2009 và 400 tỷ đồng vào năm 2010.
Trong giai đoạn hiện nay, trên thị thường đã xuất hiện các nhà sản xuất nhỏ lẻ kinh doanh một số sản phẩm truyền thống của công ty. Liệu vị thế đứng đầu với 95% thị phần trong lĩnh vực dung dịch khoan và hoá phẩm dầu khí của DMC có còn giữ được trong thời gian tới khi mà cuộc cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn?
Công ty DMC đã, đang và sẽ là công ty hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh các vật tư hóa phẩm phục vụ dầu khí. DMC có thế mạnh và hơn hẳn các đối thủ cạnh tranh về: nguồn lực tài chính, quy mô sản xuất, cơ sở vật chất kỹ thuật, lực lượng lao động có kinh nghiệm, lợi thế kinh doanh.
Bên cạnh đó, với lịch sử hơn 17 năm tồn tại và phát triển, thương hiệu và uy tín về chất lượng sản phẩm và dịch vụ của DMC đối với đa số các khách hàng lớn là điều các nhà sản xuất nhỏ lẻ không thể có. Chiến lược phát triển của Công ty đồng thời đã xác định sẽ xây dựng và phát triển Công ty Cổ phần DMC trở thành Tổng công ty mạnh, đạt tốc độ tăng trưởng hàng năm 15-20%.
Tới năm 2012, DMC sẽ là đơn vị cung cấp dung dịch khoan và hóa phẩm dầu khí số 1 ở Việt Nam và là công ty dung dịch khoan và hóa phẩm dầu khí số 2 trong khu vực vào năm 2015.
Một trong những khó khăn được xem là rủi ro khi đầu tư vào DMC là rủi ro về nguyên liệu đầu vào. Ông giải thích thế nào về những rủi ro đó đối với các nhà đầu tư?
Một trong những sản phẩm quan trọng nhất của Công ty DMC trong nhiều năm qua là Barite. Hiện DMC chưa chủ động được nguồn nguyên liệu đầu vào cho sản phẩm này. Tuy nhiên, theo định hướng phát triển Công ty trong thời gian qua và sắp tới về việc chuyển dịch cơ cấu sản xuất kinh doanh, trong đó chú trọng việc phát triển các sản phẩm và dịch vụ mới có hàm lượng chất xám và hiệu quả kinh tế cao thì tỷ trọng của sản phẩm này đã giảm xuống còn 7,8% doanh thu và sẽ tiếp tục giảm trong các năm tới.
So với các đơn vị khác trong tập đoàn dầu khí Việt Nam (về quy mô, tổng vốn và doanh thu hoạt động v.v...) thì DMC được xếp vào hạng không lớn, tiềm năng không được đánh giá thật dồi dào. Vậy ông nghĩ thế nào về tương lai và khả năng phát triển của DMC?
Rõ ràng DMC đang là đơn vị làm dịch vụ dầu khí loại nhỏ trong ngành xét về qui mô và doanh thu. Công ty chưa có những công trình lớn, trị giá nhiều ngàn tỷ đồng. Nhưng để làm cho mỗi một đồng tiền được đầu tư vào DMC phát triển và sinh lời một cách nhanh chóng và ổn định thì DMC có thể và chắc chắn là có thể làm tốt. Điểm được coi là hạn chế của Công ty hiện nay về quy mô và doanh thu cũng chính là lợi thế để công ty có những mức tăng trưởng lớn trong các năm sắp tới.
Lịch sử hoạt động và phát triển của công ty liên doanh M-I Vietnam, một đơn vị liên doanh của công ty DMC với tập đoàn cung cấp dịch vụ dung dịch khoan hàng đầu thế giới MISWACO-Hoa Kỳ, trong 16 năm qua với 2 lần được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân Chương Lao động và nhiều năm liền duy trì tỷ lệ lợi nhuận trên tổng vốn đầu tư trên 300% là một ví dụ minh họa cho nhận định trên.
Trong thời gian tới với sự hoạt động sôi nổi của các nhà thầu dầu khí và chiến lược tăng tốc phát triển nghành dịch vụ dầu khí của Tập đoàn dầu khí Việt Nam, thì cơ hội và tiềm năng phát triển của DMC không thể nói là không dồi dào.
Hiện tại, lãnh đạo và cán bộ công nhân viên DMC đang tích cực chuẩn bị cho những bước phát triển mang tính đột phá trong những năm 2008-2010. Có thể quá sớm để nói về sự phát triển này. Nhưng chắc chắn kế hoạch nâng doanh thu từ mức 215 tỷ đồng/năm hiện nay lên mức trên 1.000 tỷ đồng trong năm 2010 là chắc chắn khả thi.
Tuy nhiên, với số lượng cổ phiếu có khả năng chuyển nhượng quá ít, DMC đang lên kế hoạch bán bớt cổ phần Nhà nước tại doanh nghiệp để tạo tính thanh khoản cho cổ phiếu PVC cũng như có thêm nguồn vốn thực hiện kế hoạch phát triển đột phá trong những năm tới.
Với cơ cấu sở hữu của Nhà nước (cụ thể là Tập đoàn dầu khí Việt Nam) chiếm tới 82,5%, Công ty rất khó khăn trong việc thu hút được vốn đầu tư từ bên ngoài, đặc biệt là từ những nhà đầu tư nước ngoài. Vậy công ty có kế hoạch bán bớt cổ phần Nhà nước để giảm tỷ lệ sở hữu hay không?
Việc bán bớt phần vốn Nhà nước tại DMC nằm trong lộ trình giảm vốn Nhà nước và tăng vốn điều lệ của Công ty Cổ phần DMC. Hiện nay, DMC đã hoàn tất hồ sơ bán bớt phần vốn Nhà nước tại DMC và sẽ tiến hành bán đấu giá ngay khi được chấp thuận.
Trong thời gian tới, để thực hiện chiến lược tăng tốc phát triển giai đoạn 2007-2010, công ty sẽ mở rộng lĩnh vực hoạt động và đầu tư phát triển nhiều sản phẩm và dịch vụ mới. Do đó, công ty cần huy động một lượng vốn lớn.
Ngoài việc huy động vốn vay, công ty sẽ thực hiện tăng vốn điều lệ - phát hành cổ phiếu để thực hiện các dự án đầu tư. Dự kiến, lộ trình tăng vốn điều lệ trong 3 năm tới như sau: năm 2008 là 200 tỷ đồng, tăng lên 300 tỷ đồng vào năm 2009 và 400 tỷ đồng vào năm 2010.
Trong giai đoạn hiện nay, trên thị thường đã xuất hiện các nhà sản xuất nhỏ lẻ kinh doanh một số sản phẩm truyền thống của công ty. Liệu vị thế đứng đầu với 95% thị phần trong lĩnh vực dung dịch khoan và hoá phẩm dầu khí của DMC có còn giữ được trong thời gian tới khi mà cuộc cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn?
Công ty DMC đã, đang và sẽ là công ty hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh các vật tư hóa phẩm phục vụ dầu khí. DMC có thế mạnh và hơn hẳn các đối thủ cạnh tranh về: nguồn lực tài chính, quy mô sản xuất, cơ sở vật chất kỹ thuật, lực lượng lao động có kinh nghiệm, lợi thế kinh doanh.
Bên cạnh đó, với lịch sử hơn 17 năm tồn tại và phát triển, thương hiệu và uy tín về chất lượng sản phẩm và dịch vụ của DMC đối với đa số các khách hàng lớn là điều các nhà sản xuất nhỏ lẻ không thể có. Chiến lược phát triển của Công ty đồng thời đã xác định sẽ xây dựng và phát triển Công ty Cổ phần DMC trở thành Tổng công ty mạnh, đạt tốc độ tăng trưởng hàng năm 15-20%.
Tới năm 2012, DMC sẽ là đơn vị cung cấp dung dịch khoan và hóa phẩm dầu khí số 1 ở Việt Nam và là công ty dung dịch khoan và hóa phẩm dầu khí số 2 trong khu vực vào năm 2015.
Một trong những khó khăn được xem là rủi ro khi đầu tư vào DMC là rủi ro về nguyên liệu đầu vào. Ông giải thích thế nào về những rủi ro đó đối với các nhà đầu tư?
Một trong những sản phẩm quan trọng nhất của Công ty DMC trong nhiều năm qua là Barite. Hiện DMC chưa chủ động được nguồn nguyên liệu đầu vào cho sản phẩm này. Tuy nhiên, theo định hướng phát triển Công ty trong thời gian qua và sắp tới về việc chuyển dịch cơ cấu sản xuất kinh doanh, trong đó chú trọng việc phát triển các sản phẩm và dịch vụ mới có hàm lượng chất xám và hiệu quả kinh tế cao thì tỷ trọng của sản phẩm này đã giảm xuống còn 7,8% doanh thu và sẽ tiếp tục giảm trong các năm tới.
So với các đơn vị khác trong tập đoàn dầu khí Việt Nam (về quy mô, tổng vốn và doanh thu hoạt động v.v...) thì DMC được xếp vào hạng không lớn, tiềm năng không được đánh giá thật dồi dào. Vậy ông nghĩ thế nào về tương lai và khả năng phát triển của DMC?
Rõ ràng DMC đang là đơn vị làm dịch vụ dầu khí loại nhỏ trong ngành xét về qui mô và doanh thu. Công ty chưa có những công trình lớn, trị giá nhiều ngàn tỷ đồng. Nhưng để làm cho mỗi một đồng tiền được đầu tư vào DMC phát triển và sinh lời một cách nhanh chóng và ổn định thì DMC có thể và chắc chắn là có thể làm tốt. Điểm được coi là hạn chế của Công ty hiện nay về quy mô và doanh thu cũng chính là lợi thế để công ty có những mức tăng trưởng lớn trong các năm sắp tới.
Lịch sử hoạt động và phát triển của công ty liên doanh M-I Vietnam, một đơn vị liên doanh của công ty DMC với tập đoàn cung cấp dịch vụ dung dịch khoan hàng đầu thế giới MISWACO-Hoa Kỳ, trong 16 năm qua với 2 lần được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân Chương Lao động và nhiều năm liền duy trì tỷ lệ lợi nhuận trên tổng vốn đầu tư trên 300% là một ví dụ minh họa cho nhận định trên.
Trong thời gian tới với sự hoạt động sôi nổi của các nhà thầu dầu khí và chiến lược tăng tốc phát triển nghành dịch vụ dầu khí của Tập đoàn dầu khí Việt Nam, thì cơ hội và tiềm năng phát triển của DMC không thể nói là không dồi dào.
Hiện tại, lãnh đạo và cán bộ công nhân viên DMC đang tích cực chuẩn bị cho những bước phát triển mang tính đột phá trong những năm 2008-2010. Có thể quá sớm để nói về sự phát triển này. Nhưng chắc chắn kế hoạch nâng doanh thu từ mức 215 tỷ đồng/năm hiện nay lên mức trên 1.000 tỷ đồng trong năm 2010 là chắc chắn khả thi.