Doanh nghiệp lo cơ chế lãi suất thỏa thuận
Bỏ trần, doanh nghiệp lo lãi suất tăng cao và nhiều biến động dẫn đến khó kiểm soát chi phí và khó chủ động trong kinh doanh
Bỏ trần, doanh nghiệp lo lãi suất tăng cao và nhiều biến động dẫn đến khó kiểm soát chi phí và khó chủ động trong sản xuất kinh doanh.
Ngày 26/2, Ngân hàng Nhà nước ban hành Thông tư số 07/2010/TT-NHNN, chính thức quy định về cho vay bằng VND theo lãi suất thỏa thuận của các tổ chức tín dụng đối với khách hàng đối với các khoản vay trung và dài hạn.
Cơ chế lãi suất cho vay mới đã được ban hành, không bất ngờ vì đã có những thông tin “tiền trạm” trước đó, nhưng vẫn còn những ý kiến khác nhau, có ủng hộ và những nghi ngại.
Trả lại cho thị trường
Ngày 16/5/2008, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước có Quyết định số 16/2008/QĐ-NHNN quy định, từ ngày 19/5/2008, các tổ chức tín dụng áp dụng lãi suất cho vay bằng đồng Việt Nam không quá 150% của lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố. Cơ chế lãi suất trần theo đó được áp dụng thay cho thỏa thuận trước đó.
Ngày 23/1/2009, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước có Thông tư số 01/2009/TT-NHNN hướng dẫn về lãi suất thoả thuận của tổ chức tín dụng đối với cho vay các nhu cầu vốn phục vụ đời sống, cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng. Cơ chế lãi suất thỏa thuận được hé mở ở nhóm đối tượng nhất định.
Trong quá trình thực hiện cho vay theo cơ chế lãi suất trần, thị trường xuất hiện những hình thức “lách” trần thông qua thu phí cho vay, tập trung từ cuối năm 2009 đến đầu năm 2010. Một lần nữa, yêu cầu bỏ trần lãi suất lại được đặt ra.
Ngày 26/2 vừa qua, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước chính thức có văn bản mở lại cơ chế cho vay theo lãi suất thỏa thuận đối với các khoản vay trung và dài hạn.
Về quyết định và cơ chế trên, trong bình luận gửi về VnEconomy, một chuyên gia tài chính cho rằng “tôi ủng hộ quan điểm giảm thiểu sử dụng các công cụ hành chính để điều hành thị trường, trừ những trường hợp thị trường bị thất bại, bộc lộ những khuyết tật của nó”.
Chuyên gia này phân tích: Về nguyên tắc kinh doanh, khi cho vay, ngân hàng không thể cho vay với mức lãi suất thấp hơn chi phí và người gửi tiền sẽ không gửi vào ngân hàng nếu các cơ hội đầu tư tương tự có mức sinh lời tốt hơn. Do vậy, khi phải chịu khống chế bởi trần lãi suất, ngân hàng phải tìm các cách thức khả dĩ để có một mức lãi suất huy động cũng như cho vay sao cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng có được mức sinh lợi cao nhất.
“Và khi ngân hàng và khách hàng được tự do thỏa thuận lãi suất sẽ tránh được những bóp méo hay “lách luật” không đáng có. Trên thực tế hầu hết các nghiên cứu đều cho thấy chi phí của việc sử dụng trần lãi suất thường cao hơn mà lợi ích mà nó mang lại”, chuyên gia này bình luận.
Tuy nhiên, điểm mà ông còn băn khoăn là Khoản 1 Điều 476 Bộ luật Dân sự vẫn quy định “Lãi suất vay do các bên thoả thuận nhưng không vượt quá 150% của lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố đối với loại vay tương ứng”. Nếu căn cứ vào phạm vi điều chỉnh của bộ luật này thì dù có hay không có các quy định hay hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước thì trần lãi suất vẫn tồn tại.
Theo đó, vấn đề đặt ra là “bất cứ khách hàng nào cũng có thể kiện nếu ngân hàng cho vay với lãi suất cao hơn 150% lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố. Ngược lại, nếu những quy định của Ngân hàng Nhà nước có thể hiểu là nằm ngoài phạm vi điều chỉnh của Bộ luật Dân sự thì có điều gì đó không ổn trên nguyên tắc thượng tôn pháp luật”.
Vì vậy, vấn đề về trần lãi suất theo chuyên gia này là sẽ chưa thể giải quyết tận gốc nếu những quy định liên quan ở những văn bản pháp luật khác nhau không tương thích và nhất quán. Điều này đặt Ngân hàng Nhà nước vào một tình thế khó khăn, nhất là việc sử dụng các công cụ linh hoạt nhằm uốn các dòng chảy thị trường sao cho có lợi cho toàn nền kinh tế thay vì buộc phải áp dụng các công cụ “chặn dòng” mà chúng có thể gây ra những cú sốc bất lợi không đáng có cho nền kinh tế.
Doanh nghiệp lo biến động
Chính sách mới đã có hiệu lực. Với các khoản vay cũ, các điều khoản trong hợp đồng được tôn trọng hoặc do hai bên thỏa thuận xem xét lại. Với các khoản vay mới, các ngân hàng bắt đầu thực hiện cơ chế mới; theo tính toán hiện có thể lên tới 18%/năm, tùy các kỳ hạn và mức độ rủi ro…
Trả lời VnEconomy về chính sách lãi suất cho vay, ông Huỳnh Bửu Quang, Giám đốc Khối Dịch vụ tài chính doanh nghiệp, Ngân hàng HSBC Việt Nam, giải thích: Các ngân hàng thương mại thường tính lãi suất cho vay dựa trên mức độ rủi ro của từng khách hàng, bản chất công việc kinh doanh của họ và một số yếu tố liên quan khác. Mỗi khoản vay thương mại đều có một mức độ rủi ro khác nhau dẫn đến mức lãi suất khác nhau hợp lý với từng mức độ rủi ro.
“Cơ chế trần lãi suất áp dụng chung cho các khoản vay thương mại với mức độ rủi ro khác nhau tạo ra những khó khăn trong hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại, hạn chế khả năng cho vay đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ vốn chứa đựng nhiều rủi ro hơn so với các khoản cho vay đối với doanh nghiệp lớn”, ông Quang nói.
Nay, có cơ chế mới, vẫn còn rào cản ở các khoản vay ngắn hạn, nhưng các nhà băng đã có con đường rộng hơn trong hoạt động cho vay. Đây cũng là điều mà một số doanh nghiệp lo ngại có những biến động mạnh trong tương lai, ảnh hưởng đến chi phí, yêu cầu ổn định và chủ động trong sản xuất kinh doanh của họ.
Ông Nguyễn Băng Tâm, Phó chủ tịch Câu lạc bộ Các doanh nghiệp niêm yết, cho rằng, về lý thuyết, việc bỏ trần lãi suất trong hoạt động cho vay là phù hợp với yêu cầu chung, xuất phát từ thực tế của thị trường. Nhưng điều đó chỉ hợp lý trong trường hợp hoạt động cho vay được tiến hành bình thường, bình đẳng giữa các doanh nghiệp.
Lo ngại mà ông Tâm đưa ra là ở Việt Nam, hoạt động cho vay vẫn có những trường hợp không theo quy trình chung, mà chịu tác động bởi sự vận động, “lobby” của bên đi vay; hoặc như ngân hàng dễ chạy theo những đối tượng có độ sẵn sàng hơn với các mức lãi suất cao như đầu tư tài chính, đầu tư bất động sản dẫn tới rủi ro hay mất cân đối trong cơ cấu vốn đối với các ngành hàng khác.
Trong khi đó, cán bộ tài chính Công ty Đầu tư Xây dựng hạ tầng và giao thông đô thị cho rằng chính sách mới của Ngân hàng Nhà nước là điều chỉnh quan trọng, ảnh hưởng không chỉ tới các doanh nghiệp mà còn đối với cả nền kinh tế; thậm chí cần có một diễn đàn cụ thể để xây dựng cơ chế và có tiếng nói từ phía doanh nghiệp.
Đại diện này cho biết, đến 31/3 này các ngân hàng thương mại sẽ bắt đầu chốt lại các hạn mức tín dụng dự kiến trong năm đối với các khách hàng cụ thể. Bản thân các doanh nghiệp cũng đang trong quá trình xây dựng các hạn mức chi phí đầu tư cho năm 2010. “Với cơ chế mới này, chúng tôi sẽ không được bảo vệ bởi quy định trần lãi suất, việc hoạch định chi phí và vốn vay sẽ bị đảo lộn và phải tính toán lại. Hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ thiếu tính chủ động. Lo ngại hơn nếu lãi suất vay biến động, tăng cao, các doanh nghiệp đẩy những điều đó đến với giá thành sản phẩm dịch vụ thì ảnh hưởng không còn bó hẹp ở doanh nghiệp nữa”, đại diện này nói.
Tất nhiên, với những doanh nghiệp có quan hệ tín dụng tốt, có dự án sản xuất kinh doanh hiệu quả thì ngân hàng vẫn duy trì chính sách tín dụng tương đối ổn định và có những ưu đãi nhất định.
Ông Nguyễn Băng Tâm cho rằng việc điều chỉnh chính sách nói trên cũng không có nhiều bất ngờ, đã có những thông tin “tín hiệu” trước đó nên doanh nghiệp cũng đã lường tính khi xét đến các kế hoạch vay vốn. Với các doanh nghiệp niêm yết, ông Tâm tự tin khi cho rằng có 90% là các doanh nghiệp tốt nên có thể tiếp cận được chính sách tín dụng hợp lý của các ngân hàng.
“Nhưng sẽ vẫn phải tính toán kỹ, bởi lãi suất thỏa thuận sẽ không như trước đó. Doanh nghiệp sẽ phải xem lại sức chịu đựng của mình để có vay hay không. Mặt khác, trường hợp lãi vay quá cao, doanh nghiệp niêm yết có thể sử dụng công cụ huy động trên thị trường chứng khoán chứ không chỉ lệ thuộc vào kênh ngân hàng”, ông Tâm nói.
Cùng quan điểm trên, ông Huỳnh Bửu Quang cũng cho rằng Việt Nam cần phát triển mạnh hơn thị trường trái phiếu, giúp các ngân hàng thương mại và các doanh nghiệp có khả năng huy động nguồn vốn trung, dài hạn phục vụ nhu cầu tín dụng của nền kinh tế.
Ngày 26/2, Ngân hàng Nhà nước ban hành Thông tư số 07/2010/TT-NHNN, chính thức quy định về cho vay bằng VND theo lãi suất thỏa thuận của các tổ chức tín dụng đối với khách hàng đối với các khoản vay trung và dài hạn.
Cơ chế lãi suất cho vay mới đã được ban hành, không bất ngờ vì đã có những thông tin “tiền trạm” trước đó, nhưng vẫn còn những ý kiến khác nhau, có ủng hộ và những nghi ngại.
Trả lại cho thị trường
Ngày 16/5/2008, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước có Quyết định số 16/2008/QĐ-NHNN quy định, từ ngày 19/5/2008, các tổ chức tín dụng áp dụng lãi suất cho vay bằng đồng Việt Nam không quá 150% của lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố. Cơ chế lãi suất trần theo đó được áp dụng thay cho thỏa thuận trước đó.
Ngày 23/1/2009, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước có Thông tư số 01/2009/TT-NHNN hướng dẫn về lãi suất thoả thuận của tổ chức tín dụng đối với cho vay các nhu cầu vốn phục vụ đời sống, cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng. Cơ chế lãi suất thỏa thuận được hé mở ở nhóm đối tượng nhất định.
Trong quá trình thực hiện cho vay theo cơ chế lãi suất trần, thị trường xuất hiện những hình thức “lách” trần thông qua thu phí cho vay, tập trung từ cuối năm 2009 đến đầu năm 2010. Một lần nữa, yêu cầu bỏ trần lãi suất lại được đặt ra.
Ngày 26/2 vừa qua, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước chính thức có văn bản mở lại cơ chế cho vay theo lãi suất thỏa thuận đối với các khoản vay trung và dài hạn.
Về quyết định và cơ chế trên, trong bình luận gửi về VnEconomy, một chuyên gia tài chính cho rằng “tôi ủng hộ quan điểm giảm thiểu sử dụng các công cụ hành chính để điều hành thị trường, trừ những trường hợp thị trường bị thất bại, bộc lộ những khuyết tật của nó”.
Chuyên gia này phân tích: Về nguyên tắc kinh doanh, khi cho vay, ngân hàng không thể cho vay với mức lãi suất thấp hơn chi phí và người gửi tiền sẽ không gửi vào ngân hàng nếu các cơ hội đầu tư tương tự có mức sinh lời tốt hơn. Do vậy, khi phải chịu khống chế bởi trần lãi suất, ngân hàng phải tìm các cách thức khả dĩ để có một mức lãi suất huy động cũng như cho vay sao cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng có được mức sinh lợi cao nhất.
“Và khi ngân hàng và khách hàng được tự do thỏa thuận lãi suất sẽ tránh được những bóp méo hay “lách luật” không đáng có. Trên thực tế hầu hết các nghiên cứu đều cho thấy chi phí của việc sử dụng trần lãi suất thường cao hơn mà lợi ích mà nó mang lại”, chuyên gia này bình luận.
Tuy nhiên, điểm mà ông còn băn khoăn là Khoản 1 Điều 476 Bộ luật Dân sự vẫn quy định “Lãi suất vay do các bên thoả thuận nhưng không vượt quá 150% của lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố đối với loại vay tương ứng”. Nếu căn cứ vào phạm vi điều chỉnh của bộ luật này thì dù có hay không có các quy định hay hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước thì trần lãi suất vẫn tồn tại.
Theo đó, vấn đề đặt ra là “bất cứ khách hàng nào cũng có thể kiện nếu ngân hàng cho vay với lãi suất cao hơn 150% lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố. Ngược lại, nếu những quy định của Ngân hàng Nhà nước có thể hiểu là nằm ngoài phạm vi điều chỉnh của Bộ luật Dân sự thì có điều gì đó không ổn trên nguyên tắc thượng tôn pháp luật”.
Vì vậy, vấn đề về trần lãi suất theo chuyên gia này là sẽ chưa thể giải quyết tận gốc nếu những quy định liên quan ở những văn bản pháp luật khác nhau không tương thích và nhất quán. Điều này đặt Ngân hàng Nhà nước vào một tình thế khó khăn, nhất là việc sử dụng các công cụ linh hoạt nhằm uốn các dòng chảy thị trường sao cho có lợi cho toàn nền kinh tế thay vì buộc phải áp dụng các công cụ “chặn dòng” mà chúng có thể gây ra những cú sốc bất lợi không đáng có cho nền kinh tế.
Doanh nghiệp lo biến động
Chính sách mới đã có hiệu lực. Với các khoản vay cũ, các điều khoản trong hợp đồng được tôn trọng hoặc do hai bên thỏa thuận xem xét lại. Với các khoản vay mới, các ngân hàng bắt đầu thực hiện cơ chế mới; theo tính toán hiện có thể lên tới 18%/năm, tùy các kỳ hạn và mức độ rủi ro…
Trả lời VnEconomy về chính sách lãi suất cho vay, ông Huỳnh Bửu Quang, Giám đốc Khối Dịch vụ tài chính doanh nghiệp, Ngân hàng HSBC Việt Nam, giải thích: Các ngân hàng thương mại thường tính lãi suất cho vay dựa trên mức độ rủi ro của từng khách hàng, bản chất công việc kinh doanh của họ và một số yếu tố liên quan khác. Mỗi khoản vay thương mại đều có một mức độ rủi ro khác nhau dẫn đến mức lãi suất khác nhau hợp lý với từng mức độ rủi ro.
“Cơ chế trần lãi suất áp dụng chung cho các khoản vay thương mại với mức độ rủi ro khác nhau tạo ra những khó khăn trong hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại, hạn chế khả năng cho vay đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ vốn chứa đựng nhiều rủi ro hơn so với các khoản cho vay đối với doanh nghiệp lớn”, ông Quang nói.
Nay, có cơ chế mới, vẫn còn rào cản ở các khoản vay ngắn hạn, nhưng các nhà băng đã có con đường rộng hơn trong hoạt động cho vay. Đây cũng là điều mà một số doanh nghiệp lo ngại có những biến động mạnh trong tương lai, ảnh hưởng đến chi phí, yêu cầu ổn định và chủ động trong sản xuất kinh doanh của họ.
Ông Nguyễn Băng Tâm, Phó chủ tịch Câu lạc bộ Các doanh nghiệp niêm yết, cho rằng, về lý thuyết, việc bỏ trần lãi suất trong hoạt động cho vay là phù hợp với yêu cầu chung, xuất phát từ thực tế của thị trường. Nhưng điều đó chỉ hợp lý trong trường hợp hoạt động cho vay được tiến hành bình thường, bình đẳng giữa các doanh nghiệp.
Lo ngại mà ông Tâm đưa ra là ở Việt Nam, hoạt động cho vay vẫn có những trường hợp không theo quy trình chung, mà chịu tác động bởi sự vận động, “lobby” của bên đi vay; hoặc như ngân hàng dễ chạy theo những đối tượng có độ sẵn sàng hơn với các mức lãi suất cao như đầu tư tài chính, đầu tư bất động sản dẫn tới rủi ro hay mất cân đối trong cơ cấu vốn đối với các ngành hàng khác.
Trong khi đó, cán bộ tài chính Công ty Đầu tư Xây dựng hạ tầng và giao thông đô thị cho rằng chính sách mới của Ngân hàng Nhà nước là điều chỉnh quan trọng, ảnh hưởng không chỉ tới các doanh nghiệp mà còn đối với cả nền kinh tế; thậm chí cần có một diễn đàn cụ thể để xây dựng cơ chế và có tiếng nói từ phía doanh nghiệp.
Đại diện này cho biết, đến 31/3 này các ngân hàng thương mại sẽ bắt đầu chốt lại các hạn mức tín dụng dự kiến trong năm đối với các khách hàng cụ thể. Bản thân các doanh nghiệp cũng đang trong quá trình xây dựng các hạn mức chi phí đầu tư cho năm 2010. “Với cơ chế mới này, chúng tôi sẽ không được bảo vệ bởi quy định trần lãi suất, việc hoạch định chi phí và vốn vay sẽ bị đảo lộn và phải tính toán lại. Hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ thiếu tính chủ động. Lo ngại hơn nếu lãi suất vay biến động, tăng cao, các doanh nghiệp đẩy những điều đó đến với giá thành sản phẩm dịch vụ thì ảnh hưởng không còn bó hẹp ở doanh nghiệp nữa”, đại diện này nói.
Tất nhiên, với những doanh nghiệp có quan hệ tín dụng tốt, có dự án sản xuất kinh doanh hiệu quả thì ngân hàng vẫn duy trì chính sách tín dụng tương đối ổn định và có những ưu đãi nhất định.
Ông Nguyễn Băng Tâm cho rằng việc điều chỉnh chính sách nói trên cũng không có nhiều bất ngờ, đã có những thông tin “tín hiệu” trước đó nên doanh nghiệp cũng đã lường tính khi xét đến các kế hoạch vay vốn. Với các doanh nghiệp niêm yết, ông Tâm tự tin khi cho rằng có 90% là các doanh nghiệp tốt nên có thể tiếp cận được chính sách tín dụng hợp lý của các ngân hàng.
“Nhưng sẽ vẫn phải tính toán kỹ, bởi lãi suất thỏa thuận sẽ không như trước đó. Doanh nghiệp sẽ phải xem lại sức chịu đựng của mình để có vay hay không. Mặt khác, trường hợp lãi vay quá cao, doanh nghiệp niêm yết có thể sử dụng công cụ huy động trên thị trường chứng khoán chứ không chỉ lệ thuộc vào kênh ngân hàng”, ông Tâm nói.
Cùng quan điểm trên, ông Huỳnh Bửu Quang cũng cho rằng Việt Nam cần phát triển mạnh hơn thị trường trái phiếu, giúp các ngân hàng thương mại và các doanh nghiệp có khả năng huy động nguồn vốn trung, dài hạn phục vụ nhu cầu tín dụng của nền kinh tế.