Doanh nghiệp logistics vẫn còn nhiều “đất” để phát triển
Ngành logistics Việt Nam đang gặp không ít khó khăn do chịu những tác động tiêu cực trong thời gian dài từ đại dịch Covid-19, gần đây nhất là nhiều thách thức do những bất ổn chính trị, kinh tế thế giới. Tuy nhiên, vẫn có những doanh nghiệp logistics tìm được hướng đi riêng và phát triển vững mạnh...
Nhiều năm qua, Công ty TNHH MTV Thương mại và tiếp vận Bảo Tín (PPL) đã rất thành công trong lĩnh vực vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng, di dời nhà máy và thiết bị, vận chuyển thiết bị điện gió… Các phương án vận chuyển của PPL không chỉ khả thi mà còn hiệu quả cao về chi phí, vì đã bao gồm cả việc đánh giá rủi ro và may đo phù hợp với yêu cầu và hiện trạng của từng dự án.
VnEconomy đã có cuộc trò chuyện với ông Đỗ Hoàng Phương, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc PPL, về những tiềm năng của thị trường logistics Việt Nam cũng như những giải pháp phát triển của doanh nghiệp này trong thời gian tới.
Thưa ông, trong suốt thời gian vừa qua, các doanh nghiệp logictics Việt Nam gặp những sức ép lớn từ nhiều doanh nghiệp cùng ngành của nước ngoài. "Miếng bánh" thị phần dành cho các doanh nghiệp vận chuyển trong nước ngày càng co hẹp. Vậy PPL đã tìm hướng đi như thế nào để có được vị thế vững chắc, cạnh tranh sòng phẳng với “đối thủ” nước ngoài?
Công ty TNHH MTV Thương mại và tiếp vận Bảo Tín (PPL) được thành lập năm 2014. Ngay tại thời điểm non trẻ đó, chúng tôi đã là một trong số rất ít công ty chúng tôi được lựa chọn để phục vụ cho các công ty nước ngoài trong Khu công nghiệp Hưng Nghiệp Formosa - tập đoàn lớn nằm trong top 100 công ty hàng đầu của thế giới, hoạt động trong nhiều lĩnh vực như xuất nhập khẩu, mua bán hàng hóa, xây dựng, lắp đặt các nhà máy điện, nhà máy nước, sản xuất thép…
Năm 2017, Sotrans Group đã chọn PPL trở thành một thành viên nòng cốt nhằm hoàn thiện chuỗi dịch vụ cung ứng của mình để đạt vị trí nhóm dẫn đầu thị trường logistics tại Việt Nam.
Với tầm nhìn chiến lược về các tiềm năng, xu hướng của thị trường, sau 3 năm đồng hành cùng Sotrans Group, tháng 10/2020, PPL đã có hướng đi riêng và tập trung vào lĩnh vực vận tải siêu trường siêu trọng bằng cách tăng cường đào tạo nhân lực có trình độ cao, mua sắm nhiều trang thiết bị chuyên dụng của các thương hiệu hàng đầu thế giới.
PPL đã thực sự khẳng định được thương hiệu hàng đầu của mình trong lĩnh vực hàng siêu trường siêu trọng và với tiềm năng về con người, phương tiện, kinh nghiệm sẵn có, PPL đã không ngừng phát triển, gặt hái được nhiều thành công trên mọi lĩnh vực của hoạt động logistics, góp phần đảm bảo vận chuyển nguyên vật liệu, trang thiết bị cho rất nhiều nhà máy được kịp thời và an toàn như: Công ty Hưng Nghiệp Formosa; Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh; Texhong; Công ty Tập đoàn Hoàng gia Pha Lê…
Hiện, số lượng các dự án ngành điện trên khắp Việt Nam đang không ngừng tăng lên, đây là mảng thị trường rất tiềm năng. PPL đã chinh phục khách hàng ở mảng dịch vụ đặc thù này như thế nào? Đâu là những khó khăn khi thực hiện vận chuyển các thiết bị cho ngành điện gió tại Việt Nam, thưa ông?
Những năm qua chúng tôi đã có được sự tin tưởng của rất nhiều đối tác trong lĩnh vực vận chuyển đặc thù này. Với nhiều dự án ngành điện, các thiết bị siêu trường siêu trọng như tua bin, máy phát điện được lắp đặt sẵn chứa các bộ phận máy móc bên trong nên không dễ để vận chuyển. Hơn nữa, công nghệ năng lượng mới thường được xây dựng ở những nơi khó tiếp cận nên có nhiều thách thức riêng trong quá trình vận chuyển.
Đa số PPL nhận hàng, được vận chuyển bằng tàu từ nơi sản xuất ở nước ngoài, tại cảng và vận chuyển tới chân công trình. Trung bình, mỗi dự án thường kéo dài một năm do nhiều yếu tố kinh tế xã hội, môi trường và các cơ quan chính phủ liên quan.
Một số trường hợp đặc biệt chúng tôi có thể hoàn thành vận chuyển nhà máy điện gió trong khung thời gian gấp rút 1 tháng, hoặc với dự án nhà máy nhiệt điện lớn có thể kéo dài tới 4 năm. Hầu hết các trường hợp dự án ngành điện đều là yêu cầu vận chuyển hàng dự án, hàng siêu trường siêu trọng.
Ví dụ, trong dự án điện gió trên núi ở miền Trung gần đây, các kỹ sư của PPL đã phải vận chuyển 12 tua bin điện gió lớn nhất Việt Nam, riêng cánh quạt dài 76,293m, và đường kính trụ 5,534m, chỉ trong vòng một tháng qua lộ trình dài hơn 227km từ cảng Hòn La đến bãi trung chuyển gần nơi thi công, vẫn phải đảm bảo an toàn khi đi qua nhiều con dốc ngoằn nghèo, cầu dài, gió ở gần bãi thi công, trước khi mùa mưa bão tới.
Nội dung bài viết được đăng tải trên Tạp chí Kinh tế Việt Nam số 52 phát hành ngày 26-12-2022. Kính mời Quý độc giả tìm đọc tại đây:
https://postenp.phaha.vn/chi-tiet-toa-soan/tap-chi-kinh-te-viet-nam