Doanh nghiệp nào lãi lớn từ biến động tỷ giá năm qua?
Một số doanh nghiệp có khoản lãi tài chính lớn nhờ tỷ giá biến động mạnh trong năm 2014
Công ty Chứng khoán Sài Gòn (SSI) vừa có bản tin cập nhật triển vọng kết quả kinh doanh năm 2014 của một số doanh nghiệp niêm yết. Điểm nhấn tại những doanh nghiệp này là tác động thuận lợi từ biến động của tỷ giá, gắn với dư nợ ngoại tệ lớn.
Cụ thể, hai đồng ngoại tệ được SSI điểm lại là Euro và Yên Nhật, đã giảm rất mạnh so với VND trong năm 2014.
Tính theo biểu niêm yết của các ngân hàng thương mại, so với đầu năm nay, đồng Euro đã giảm 9,5% so với VND, từ 28.835 xuống còn 26.095 VND; đồng Yên Nhật giảm mạnh hơn với 11,88%, từ 202,56 VND xuống 178,5 VND.
Với diễn biến trên, các doanh nghiệp có khoản nợ bằng ngoại tệ là Euro và Yên Nhật có được thuận lợi lớn trong cân đối tài chính.
Điển hình mà SSI đưa ra là Công ty Cổ phần Nhiệt điện Phả Lại (PPC).
Trước đây, công ty này từng mất hàng trăm đến cả nghìn tỷ đồng lợi nhuận để trích lập dự phòng cho khoản vay bằng Yên Nhật khá lớn khi đồng tiền này lên giá. Nhưng từ tháng 6/2014, đồng Yên Nhật mất giá so với VND đã giúp PPC có khoản lãi tài chính lớn trong quý 3 vừa qua.
Trong quý 4/2014, do chính sách nới lỏng tiền tệ để hỗ trợ nền kinh tế của Chính phủ Nhật Bản nên đồng Yên có xu hướng tiếp tục giảm giá cho đến cuối năm. Tính đến ngày 30/9 số dư nợ vay của PPC là 25,06 tỷ Yên.
Với diễn biến của tỷ giá nói trên, SSI ước tính tương đối đến cuối quý 4/2014, PPC có thể có được khoản lãi chênh lệch tỷ giá 360 tỷ đồng và đóng góp vào việc lợi nhuận tăng đột biến trong quý.
Tương tự Nhiệt điện Phả Lại, Công ty Cổ phần Điện lực Dầu khí Nhơn Trạch 2 (NT2) cũng có một khoản vay bằng đồng Euro trị giá 143,7 triệu.
Trong vòng một năm, tính đến 30/9/2014, đồng Euro đã giảm khoảng 7% so với VND, giúp tạo ra khoản lãi chênh lệch tỷ giá hơn 300 tỷ đồng cho NT2.
Đến hết quý 4/2014, SSI tính toán đồng Euro có thể tiếp tục giảm khoảng 700 đồng so với VND dẫn đến khoản chênh lệch tỷ giá 90 tỷ đồng được đưa vào lợi nhuận cuối kỳ cho NT2.
Hiện phần lớn doanh nghiệp có dư nợ ngoại tệ chủ yếu là đồng USD. Không có được thuận lợi từ “biến động ngược” như trên, song việc Ngân hàng Nhà nước liên tục giữ ổn định tỷ giá USD/VND những năm gần đây cũng giúp các doanh nghiệp chủ động hơn về chi phí khoản vay.
Cụ thể, hai đồng ngoại tệ được SSI điểm lại là Euro và Yên Nhật, đã giảm rất mạnh so với VND trong năm 2014.
Tính theo biểu niêm yết của các ngân hàng thương mại, so với đầu năm nay, đồng Euro đã giảm 9,5% so với VND, từ 28.835 xuống còn 26.095 VND; đồng Yên Nhật giảm mạnh hơn với 11,88%, từ 202,56 VND xuống 178,5 VND.
Với diễn biến trên, các doanh nghiệp có khoản nợ bằng ngoại tệ là Euro và Yên Nhật có được thuận lợi lớn trong cân đối tài chính.
Điển hình mà SSI đưa ra là Công ty Cổ phần Nhiệt điện Phả Lại (PPC).
Trước đây, công ty này từng mất hàng trăm đến cả nghìn tỷ đồng lợi nhuận để trích lập dự phòng cho khoản vay bằng Yên Nhật khá lớn khi đồng tiền này lên giá. Nhưng từ tháng 6/2014, đồng Yên Nhật mất giá so với VND đã giúp PPC có khoản lãi tài chính lớn trong quý 3 vừa qua.
Trong quý 4/2014, do chính sách nới lỏng tiền tệ để hỗ trợ nền kinh tế của Chính phủ Nhật Bản nên đồng Yên có xu hướng tiếp tục giảm giá cho đến cuối năm. Tính đến ngày 30/9 số dư nợ vay của PPC là 25,06 tỷ Yên.
Với diễn biến của tỷ giá nói trên, SSI ước tính tương đối đến cuối quý 4/2014, PPC có thể có được khoản lãi chênh lệch tỷ giá 360 tỷ đồng và đóng góp vào việc lợi nhuận tăng đột biến trong quý.
Tương tự Nhiệt điện Phả Lại, Công ty Cổ phần Điện lực Dầu khí Nhơn Trạch 2 (NT2) cũng có một khoản vay bằng đồng Euro trị giá 143,7 triệu.
Trong vòng một năm, tính đến 30/9/2014, đồng Euro đã giảm khoảng 7% so với VND, giúp tạo ra khoản lãi chênh lệch tỷ giá hơn 300 tỷ đồng cho NT2.
Đến hết quý 4/2014, SSI tính toán đồng Euro có thể tiếp tục giảm khoảng 700 đồng so với VND dẫn đến khoản chênh lệch tỷ giá 90 tỷ đồng được đưa vào lợi nhuận cuối kỳ cho NT2.
Hiện phần lớn doanh nghiệp có dư nợ ngoại tệ chủ yếu là đồng USD. Không có được thuận lợi từ “biến động ngược” như trên, song việc Ngân hàng Nhà nước liên tục giữ ổn định tỷ giá USD/VND những năm gần đây cũng giúp các doanh nghiệp chủ động hơn về chi phí khoản vay.