Doanh nghiệp ngành chứng khoán lỗ hàng loạt
Trong bối cảnh kinh tế vĩ mô không có nhiều thuận lợi như hiện nay thì thực tế này không gây quá nhiều ngạc nhiên
Một bức tranh với gam màu chủ đạo là xám và tối phản ánh khá chân thực kết quả kinh doanh trong 6 tháng đầu năm của khối doanh nghiệp kinh doanh ngành chứng khoán, vừa được Bộ Tài chính công bố trong tuần qua.
Trong bối cảnh kinh tế vĩ mô không có nhiều thuận lợi như hiện nay thì thực tế này không gây quá nhiều ngạc nhiên.
Công ty chứng khoán là khối bị ảnh hưởng nặng nhất bởi khó khăn của kinh tế vĩ mô trong 6 tháng đầu năm 2011. Theo đánh giá của Ủy ban Chứng khoán, tình hình kinh tế vĩ mô không thuận lợi nên hoạt động của các công ty chứng khoán khá ảm đạm và kết quả không được khả quan trong 6 tháng đầu năm.
Số lượng công ty chứng khoán lâm vào tình trạng thua lỗ đến thời điểm này vẫn chưa có nhiều cải thiện so với quý 1. Từ con số 20 công ty chứng khoán thua lỗ trong năm 2010, tăng lên 62/105 công ty chứng khoán lỗ trong quý I/2011 và tổng số công ty có lỗ luỹ kế đến thời điểm hiện nay là 61/105 công ty.
Các công ty chứng khoán thì cho rằng, tình trạng kinh doanh thua lỗ của họ chủ yếu do diễn biến thị trường xấu, khiến doanh thu giảm mạnh trong khi số tiền phải chi cho dự phòng giảm giá chứng khoán tăng cao.
Trong khi đó, vẫn có một bộ phận không ít các công ty chứng khoán tranh thủ giai đoạn thị trường khó khăn lúc này để “sốc” lại hoạt động kinh doanh của mình thông qua các hoạt động tái cấu trúc về vốn, cổ đông chiến lược, nghiệp vụ kinh doanh, công nghệ, nhân sự, tổ chức.
Nhờ đó, quy mô vốn điều lệ của các công ty chứng khoán tiếp tục tăng 833 tỷ đồng so với cuối 2010, đưa tổng vốn điều lệ các công ty đến nay lên 35.045 tỷ đồng. Bên cạnh một số các công ty giảm bớt chi nhánh, phòng giao dịch thì cũng có các công ty tiếp tục mở rộng mạng lưới, khiến số lượng mạng lưới chi nhánh của công ty chứng khoán tăng thêm 24 so với cuối 2010, đưa tổng số chi nhánh lên 157, số phòng giao dịch tăng 16, đưa tổng số phòng giao dịch lên 96.
Tuy nhiên, cơ quan quản lý cũng nhấn mạnh rằng các công ty chứng khoán đều đáp ứng các chỉ tiêu an toàn tài chính (vốn điều lệ, vốn khả dụng). Và Ủy ban Chứng khoán đã phân loại các nhóm công ty chứng khoán và xây dựng phương án tái cấu trúc các công ty chứng khoán theo hướng giảm số lượng các công ty, thu hẹp nghiệp vụ và ban hành hệ thống quản lý an toàn tài chính và quản trị rủi ro mới.
Cũng giống như khối chứng khoán, ngành quản lý quỹ cũng gặp khó khăn không kém.
Trong 6 tháng qua, số công ty quản lý quỹ lỗ tăng hơn so với năm 2010. Có tới 27/47 công ty quản lý quỹ bị lỗ, trong khi năm 2010 con số này là 22/47 công ty lỗ luỹ kế. Trong 6 tháng đầu năm 2011 chỉ có 1 quỹ đầu tư tăng vốn với giá trị 179 tỷ đồng, giá trị tài sản ròng của các quỹ đến thời điểm cuối quý I là 11.372,8 tỷ đồng giảm 960 tỷ đồng so với cuối năm 2010.
Trước tình hình ảm đạm này, Ủy ban Chứng khoán cũng đã gửi công văn khuyến cáo 10 công ty có mức lỗ lớn (từ 30% vốn điều lệ trở lên) thận trọng trong hoạt động đầu tư, hoàn thiện và áp dụng quy trình quản trị rủi ro, xây dựng lộ trình và phương án tăng vốn nhằm bảo đảm đáp ứng các quy định mới về an toàn tài chính.
Bên cạnh đó, những điểm tích cực của thị trường không phải là không có. Đó là sự gia tăng về đăng ký của số doanh nghiệp đại chúng chưa niêm yết, sự gia tăng về số doanh nghiệp niêm yết trên hai sàn niêm yết và UpCOM, sự gia tăng về mức huy động vốn qua thị trường chứng khoán và cả số lượng tài khoản giao dịch chứng khoán của nhà đầu tư trong nước và nước ngoài.
Tính đến đầu tháng 6/2011, Ủy ban Chứng khoán đã đăng ký cho 54 công ty đại chúng chưa niêm yết, nâng tổng số công ty đại chúng chưa niêm yết lên 994; có thêm 26 công ty niêm yết. Như vậy, tính đến thời điểm hiện tại, có tổng cộng 1.667 công ty đại chúng, trong đó có 673 công ty đã niêm yết trên hai sở giao dịch chứng khoán, 127 công ty đăng ký giao dịch trên UPCoM.
Tổng mức huy động trên thị trường chứng khoán thông qua phát hành cổ phiếu, đấu giá cổ phần và đấu thầu trái phiếu chính phủ đạt 27,2 nghìn tỷ đồng, vốn huy động qua phát hành cổ phiếu đã giảm mạnh khoảng trên 80% và thông qua đấu giá cổ phần hoá giảm 100%.
Ủy ban Chứng khoán đã cấp giấy chứng nhận phát hành cho 54 tổ chức phát hành (giảm 49% so với cùng kỳ năm trước) với tổng mức chào bán ra công chúng là khoảng 568 triệu cổ phiếu, tương đương với hơn 5.772 tỷ đồng, tổ chức được 12 phiên đấu giá tại hai sở giao dịch chứng khoán, với tổng giá trị chào bán đạt 580 tỷ đồng, đã tổ chức được 29 đợt đấu thầu trái phiếu chính phủ với tổng giá trị trúng thầu đạt trên 22,7 nghìn tỷ đồng, tăng gấp trên 3 lần so với cùng kỳ năm trước (7 nghìn tỷ đồng).
Số lượng tài khoản nhà đầu tư cả trong và ngoài nước đều tiếp tục tăng lên. Tính đến nay, tổng cộng có 1.103.184 tài khoản (tăng trên 47 nghìn tài khoản so với cuối năm 2010), trong đó nhà đầu tư có tổ chức là hơn 4.490 nghìn tài khoản và nhà đầu tư cá nhân là 1.098.694 tài khoản.
Trong bối cảnh kinh tế vĩ mô không có nhiều thuận lợi như hiện nay thì thực tế này không gây quá nhiều ngạc nhiên.
Công ty chứng khoán là khối bị ảnh hưởng nặng nhất bởi khó khăn của kinh tế vĩ mô trong 6 tháng đầu năm 2011. Theo đánh giá của Ủy ban Chứng khoán, tình hình kinh tế vĩ mô không thuận lợi nên hoạt động của các công ty chứng khoán khá ảm đạm và kết quả không được khả quan trong 6 tháng đầu năm.
Số lượng công ty chứng khoán lâm vào tình trạng thua lỗ đến thời điểm này vẫn chưa có nhiều cải thiện so với quý 1. Từ con số 20 công ty chứng khoán thua lỗ trong năm 2010, tăng lên 62/105 công ty chứng khoán lỗ trong quý I/2011 và tổng số công ty có lỗ luỹ kế đến thời điểm hiện nay là 61/105 công ty.
Các công ty chứng khoán thì cho rằng, tình trạng kinh doanh thua lỗ của họ chủ yếu do diễn biến thị trường xấu, khiến doanh thu giảm mạnh trong khi số tiền phải chi cho dự phòng giảm giá chứng khoán tăng cao.
Trong khi đó, vẫn có một bộ phận không ít các công ty chứng khoán tranh thủ giai đoạn thị trường khó khăn lúc này để “sốc” lại hoạt động kinh doanh của mình thông qua các hoạt động tái cấu trúc về vốn, cổ đông chiến lược, nghiệp vụ kinh doanh, công nghệ, nhân sự, tổ chức.
Nhờ đó, quy mô vốn điều lệ của các công ty chứng khoán tiếp tục tăng 833 tỷ đồng so với cuối 2010, đưa tổng vốn điều lệ các công ty đến nay lên 35.045 tỷ đồng. Bên cạnh một số các công ty giảm bớt chi nhánh, phòng giao dịch thì cũng có các công ty tiếp tục mở rộng mạng lưới, khiến số lượng mạng lưới chi nhánh của công ty chứng khoán tăng thêm 24 so với cuối 2010, đưa tổng số chi nhánh lên 157, số phòng giao dịch tăng 16, đưa tổng số phòng giao dịch lên 96.
Tuy nhiên, cơ quan quản lý cũng nhấn mạnh rằng các công ty chứng khoán đều đáp ứng các chỉ tiêu an toàn tài chính (vốn điều lệ, vốn khả dụng). Và Ủy ban Chứng khoán đã phân loại các nhóm công ty chứng khoán và xây dựng phương án tái cấu trúc các công ty chứng khoán theo hướng giảm số lượng các công ty, thu hẹp nghiệp vụ và ban hành hệ thống quản lý an toàn tài chính và quản trị rủi ro mới.
Cũng giống như khối chứng khoán, ngành quản lý quỹ cũng gặp khó khăn không kém.
Trong 6 tháng qua, số công ty quản lý quỹ lỗ tăng hơn so với năm 2010. Có tới 27/47 công ty quản lý quỹ bị lỗ, trong khi năm 2010 con số này là 22/47 công ty lỗ luỹ kế. Trong 6 tháng đầu năm 2011 chỉ có 1 quỹ đầu tư tăng vốn với giá trị 179 tỷ đồng, giá trị tài sản ròng của các quỹ đến thời điểm cuối quý I là 11.372,8 tỷ đồng giảm 960 tỷ đồng so với cuối năm 2010.
Trước tình hình ảm đạm này, Ủy ban Chứng khoán cũng đã gửi công văn khuyến cáo 10 công ty có mức lỗ lớn (từ 30% vốn điều lệ trở lên) thận trọng trong hoạt động đầu tư, hoàn thiện và áp dụng quy trình quản trị rủi ro, xây dựng lộ trình và phương án tăng vốn nhằm bảo đảm đáp ứng các quy định mới về an toàn tài chính.
Bên cạnh đó, những điểm tích cực của thị trường không phải là không có. Đó là sự gia tăng về đăng ký của số doanh nghiệp đại chúng chưa niêm yết, sự gia tăng về số doanh nghiệp niêm yết trên hai sàn niêm yết và UpCOM, sự gia tăng về mức huy động vốn qua thị trường chứng khoán và cả số lượng tài khoản giao dịch chứng khoán của nhà đầu tư trong nước và nước ngoài.
Tính đến đầu tháng 6/2011, Ủy ban Chứng khoán đã đăng ký cho 54 công ty đại chúng chưa niêm yết, nâng tổng số công ty đại chúng chưa niêm yết lên 994; có thêm 26 công ty niêm yết. Như vậy, tính đến thời điểm hiện tại, có tổng cộng 1.667 công ty đại chúng, trong đó có 673 công ty đã niêm yết trên hai sở giao dịch chứng khoán, 127 công ty đăng ký giao dịch trên UPCoM.
Tổng mức huy động trên thị trường chứng khoán thông qua phát hành cổ phiếu, đấu giá cổ phần và đấu thầu trái phiếu chính phủ đạt 27,2 nghìn tỷ đồng, vốn huy động qua phát hành cổ phiếu đã giảm mạnh khoảng trên 80% và thông qua đấu giá cổ phần hoá giảm 100%.
Ủy ban Chứng khoán đã cấp giấy chứng nhận phát hành cho 54 tổ chức phát hành (giảm 49% so với cùng kỳ năm trước) với tổng mức chào bán ra công chúng là khoảng 568 triệu cổ phiếu, tương đương với hơn 5.772 tỷ đồng, tổ chức được 12 phiên đấu giá tại hai sở giao dịch chứng khoán, với tổng giá trị chào bán đạt 580 tỷ đồng, đã tổ chức được 29 đợt đấu thầu trái phiếu chính phủ với tổng giá trị trúng thầu đạt trên 22,7 nghìn tỷ đồng, tăng gấp trên 3 lần so với cùng kỳ năm trước (7 nghìn tỷ đồng).
Số lượng tài khoản nhà đầu tư cả trong và ngoài nước đều tiếp tục tăng lên. Tính đến nay, tổng cộng có 1.103.184 tài khoản (tăng trên 47 nghìn tài khoản so với cuối năm 2010), trong đó nhà đầu tư có tổ chức là hơn 4.490 nghìn tài khoản và nhà đầu tư cá nhân là 1.098.694 tài khoản.